Ngũ Hành là gì? Hiểu rõ quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành là gì? Ngoài ngũ hành tương sinh tương khắc còn quy luật nào? Những ứng dụng ngũ hành tiêu biểu trong đời sống? Là những thắc mắc của không ít các cá nhân quan tâm và muốn tìm hiểu về phong thủy. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết, đầy đủ, rõ ràng và chính xác nhất để bạn tham khảo.

Ngũ hành là gì?

Định nghĩa Ngũ Hành được dựa trên Triết học cổ của Trung Hoa, vạn vật trên đời đều phát sinh bởi 5 nguyên tố và trải qua 5 trạng thái cơ bản (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ). Trong đó, 5 trạng thái không đơn giản là các vật chất giống như cách hiểu theo nghĩa đen, mà là quy ước của những người Trung Hoa ở thời cổ đại với mục đích xem xét các mối quan hệ, tương tác giữa vạn vật khi đặt trong mối tương quan thống nhất và hài hòa.

Mặt khác, sự vận động liên tục của vũ trụ hướng con người đến các nhận thức mang tính chất sơ khai đối với việc cắt nghĩa toàn bộ quá trình vũ trụ phát sinh, hình thành nên thuyết âm dương. Dựa trên những chấp thuận trong cách thế giới đang vận hành thì nguyên lí ngũ hành thông qua đó đã đưa ra giải pháp hệ thống, có tính dự báo về toàn bộ cách thức các khí vận động dựa trên các thay đổi có chu trình âm và dương.

Trong phong thủy còn nhắc đến âm dương ngũ hành. Đây là một học thuyết triết học của phương Đông, nói về những điều cơ bản trong vũ trụ những sẽ có những thiên biến vạn hóa rất vi diệu và được ứng dụng phổ biến, rộng rãi ở trong đời sống của con người. Ứng dụng rõ nhất là trong kinh dịch, nhân tướng, lịch pháp, bói toán, tử vi, phong thủy, thiên văn, võ học, y học, chiêm tinh, định chế xã hội, dược học, địa lý, sinh học, văn hóa,….

Ngũ hành phong thuỷ
Ngũ hành là 5 nguyên tố cơ bản đang tồn tại bên trong vạn vật, bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ (dựa theo nghĩa đen)

Ngũ hành có đặc tính gì?

Ngũ hành có 3 đặc tính cơ bản: Lưu hành, luân chuyển, biến đổi không ngừng. Nghĩa là tồn tại mãi với thời gian, không gian và không bao giờ bị mất đi, trở thành nền tảng và động lực giúp vũ trụ vận động, vạn vật sinh thành.

  • Lưu hành: 5 vật chất sẽ lưu hành tự nhiên trong vạn vật, không gian, thời gian. Chẳng hạn, lửa khi lưu hành đốt cháy tất cả mọi thứ mà nó đi qua.
  • Luân chuyển: 5 vật chất sẽ luân chuyển tự nhiên. Ví dụ ở hành mộc, các cây sẽ từ bé lớn lên dần.
  • Biến đổi: 5 vật chất biến đổi tự nhiên. Chẳng hạn, mộc bị lửa đốt cháy sẽ trở thành than, kim trong lòng đất khi được khai thác – chế biến sẽ tạo thành các công công cụ có ích trong đời sống, mộc lớn lên sẽ có thể lấy gỗ để làm nhà,….

Quan hệ giữa ngũ hành và một số lĩnh vực

Trong đời sống, ngũ hành được ứng dụng rất rộng rãi ở những phương diện như bát quái, màu sắc, bộ phận cơ thể, con số, mùi vị, phương hướng, địa chi, tứ trượng, thiên can, hình khối, ngũ tạng, ngũ giới, thiên văn, giọng nói, vật liệu và ngũ thường. Cụ thể như sau:

  • Bát quái: Kim – Đoài, Càn; Mộc – Chấn, Tốn; Thủy – Khảm; Hỏa – Ly; Thổ – Khôn, Cấn.
  • Màu sắc: Kim – Trắng; Mộc – Xanh; Thủy – Đen; Hỏa – Đỏ; Thổ – Vàng.
  • Bộ phận cơ thể: Kim – Tay Phải; Mộc – Tay Trái; Thủy – Từ 2 Chân Đến Cổ Gáy; Hỏa – Vùng Bụng; Thổ – Giữa Ngực.
  • Con số (Hà Đồ & Phi Tinh): Kim – 4, 6, 7; Mộc – 3, 4; Thủy – 1; Hỏa – 2, 9; Thổ – 2, 5, 8.
  • Mùi vị: Kim – Cay; Mộc – Chua; Thủy – Mặn; Hỏa – Đắng; Thổ – Ngọt, Nhạt.
  • Phương hướng: Kim – Tây; Mộc – Đông; Thủy – Bắc; Hỏa – Nam; Thổ – Trung Tâm.
  • Địa chi: Kim – Thân, Dậu; Mộc – Dần, Mão; Thủy – Tý, Hợi; Hỏa – Tị, Ngọ; Thổ – Sửu, Tuất, Mùi, Thìn.
  • Tứ trượng: Kim – Bạch Hổ; Mộc – Thanh Long; Thủy – Huyền Vũ, Hỏa – Chu Tước; Thổ – Kỳ Lân.
  • Thiên can: Kim – Canh, Tân; Mộc – Giáp, Ất; Thủy – Nhâm, Quý; Hỏa – Bính, Đinh; Thổ – Mậu, Kỷ.
  • Hình khối: Kim – Tròn; Mộc – Dài; Thủy – Sóng (Ngoằn Nghèo); Hỏa – Nhọn; Thổ – Vuông.
  • Ngũ tạng: Kim – Phổi; Mộc – Gan; Thủy – Thận; Hỏa – Tim; Thổ – Tỳ.
  • Ngũ giới: Kim – Tranh Giành & Trộm Cướp; Mộc – Sát (Sát Sinh); Thủy – Ăn Thịt & Uống Rượu; Hỏa – Gian Dối & Xảo Trá; Thổ – Si (Tà Dâm).
  • Thiên văn: Kim – Kim Tinh; Mộc – Mộc Tinh (Thái Tuế); Thủy – Thủy Tinh; Hỏa – Hỏa Tinh; Thổ – Thổ Tinh.
  • Giọng nói: Kim – Thương Thanh; Mộc – Giốc Thanh; Thủy – Vũ Thanh; Hỏa – Chủy Thanh; Thổ – Cung Thanh.
  • Vật liệu: Kim – Đá Cứng, Thép, Inox, Sắt; Mộc – Nứa, Gốc, Mây, Tre; Thủy – Gương, Kính; Hỏa – Sắc Đỏ Của Các Vật Liệu; Thổ – Đá Ốp Lát, Gốm, Sứ, Gạch.
  • Ngũ thường: Kim – Nghĩa; Mộc – Nhân; Thủy – Trí; Hỏa – Lễ; Thổ – Tín.

Những quy luật cơ bản trong ngũ hành

Trong ngũ hành có hai quy luật chính là ngũ hành tương sinh, tương khắc và ngũ hành phản sinh, phản khắc. Mỗi một quy luật lại ẩn chứa những huyền cơ khác nhau. Nhưng chung quy thì cũng đều xuất phát từ tính tuần hoàn của vạn vật trong tự nhiên. Khi đi vào tìm hiểu sâu thì lại thấy chúng vô cùng đơn giản và gần gũi.

Ngũ hành tương sinh tương khắc

Được hiểu là sự chuyển hóa, giao thoa qua lại giữa Đất & Trời để đem đến cho vạn vật sự sống. Sinh & Khắc là 2 yếu tố, là 2 mặt của vấn đề, không tồn đại đơn lẻ hoặc độc lập, trong tương khắc có mầm mống tương sinh và ngược lại. Tạo nên nguyên lí cơ bản giúp các sinh vật có thể duy trì được sự sống.

Ngũ hành tương sinh

Nghĩa là cùng hỗ trợ và thúc đẩy nhau để phát triển và sinh trưởng. Trong hệ thống của ngũ hành tương sinh sẽ có 2 phương diện, cái nó sinh ra & cái sinh ra nó, hiểu đơn giản là mẫu & tử.

Nguyên lí quy luật là Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

  • Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh lửa, Mộc làm nguyên liệu đốt của Hỏa.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt tất cả mọi thứ trở thành tro bụi rồi vun đắp nên đất.
  • Thổ sinh Kim: Đất là môi trường cho quặng và kim loại hình thành.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại khi được nung chảy trong nhiệt độ cao sẽ cho ra dung dịch dạng lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Nước giúp cây có thể duy trì sự sống.
Nguyên lí quy luật ngũ hành tương sinh là Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc

Ngũ hành tương khắc

Tương khắc được hiểu là sự sát phạt, cản trở và áp chế phát triển và sinh trưởng của nhau. Tác dụng là duy trì được sự cân bằng. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt để quá trình này trở nên thái quá sẽ làm cho vạn vật bị hủy diệt hoặc suy vong.

Trong quy luật ngũ hành tương khác, 2 mối quan hệ được nhắc đến là cái nó khắc & cái khắc nó với nguyên lí như sau:

  • Thủy khắc Hỏa: Lửa được dập tắt bởi nước.
  • Hỏa khắc Kim: Kim loại được nung chảy bởi lửa mạnh.
  • Kim khắc Mộc: Cây được chặt đổ bởi kim loại đã rèn thành kéo, dao.
  • Mộc khắc Thổ: Đất khô cằn nếu như cây bên trên đã hút hết các chất dinh dưỡng.
  • Thổ khắc Thủy: Dòng chảy của nước có thể được ngăn chặn khi đất hút hết nước.

Như vậy, quy luật ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc luôn cùng nhau song hành để tồn tại, giúp sự cân bằng ở trong vũ trụ được duy trì một cách tốt nhất. Nếu có khắc không có sinh, vạn vật không thể phát triển và nảy nở. Ngược lại, sẽ khiến sự phát triển đẩy lên cực độ và gây ra những tác hại khó kiểm soát.

Ngũ hành phản sinh phản khắc

Ngũ hành phản sinh phản khắc được hiểu đơn giản là cái gì nhiều quá cũng không tốt. Tất cả vạn vật phát triển, tuần hoàn đều cần đến sự cân bằng nhất định. Nếu không, chúng sẽ phá vỡ sự tuần hoàn đó và rẽ sang một hướng đi khác mà rất khó kiểm soát.

Ngũ hành phản sinh

Trong tương sinh sẽ có phản sinh, khi sinh nhiều và không kiểm soát được sẽ trở thành tai hại. Chẳng hạn, củi khô được làm nguyên liệu đốt tạo ra lửa, nhưng nhiều củi khô sẽ có thể tạo nên đám cháy lớn, gây nguy hiểm cho tính mạng con người và làm thất thoát nhiều tài sản.

Cụ thể:

  • Kim sinh Thủy, nếu Kim nhiều sẽ khiến Thủy bị đục.
  • Kim hình thành bên trong thổ, nếu Thổ nhiều quá mức sẽ làm cho Kim bị vùi lấp.
  • Mộc sinh Hỏa, nếu Mộc nhiều Hỏa sẽ gây hại lớn.
  • Hỏa tạo thành Thổ, Hỏa nhiều quá mức sẽ khiến Thổ bị cháy thành than.
  • Thủy cung cấp các chất dinh dưỡng giúp Mộc phát triển và sinh trưởng, nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Mộc bị cuốn trôi.

Ngũ hành phản khắc

Tương tự như tương sinh – phản sinh, trong tương khắc sẽ có phản khắc, khi khắc tồn tại với nội lực cực lớn sẽ có thể làm cho chính nó bị thương và mất đi khả năng khắc những hành khác.

  • Kim khắc Mộc, Mộc quá cứng sẽ làm cho Kim bị gãy.
  • Hỏa khắc Kim, Kim nhiều sẽ khiến cho Hỏa bị dập tắt.
  • Mộc khắc Thổ, Thổ nhiều làm cho Mộc suy yếu dần.
  • Thủy khắc Hỏa, Hỏa nhiều khiến Thủy cạn không còn nước.
  • Thổ khắc Thủy, Thủy quá nhiều khiến Thổ bị bào mòn hoặc sạt lỡ.

Nhìn chung, trong phong thủy không chỉ có quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc mà còn có cả phản sinh phản khắc. Qua đó, con người có thể nhìn nhận được tổng quan, tinh tế, bao quát những mối quan hệ ở trong vạn vật của vũ trụ và hiểu hơn về con người, sự vật.

Chi tiết về Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ trong ngũ hành

Kim chỉ về sức mạnh & mùa thu, đại diện cho khả năng chứa đựng & thể rắn, được xem là vật dẫn. Mặt tích cực là truyền đạt được thông tin và ý tưởng một cách công minh, sắc sảo. Tiêu cực là có thể biến thành sự hủy hoại, phiền muộn, hiểm họa, nghĩa là vừa giống như món hàng xinh xắn vừa có thể làm đao kiếm.

Người thuộc mệnh Kim thường rất cương quyết, độc đoán và luôn dốc sức để theo đuổi danh vọng, dễ trở thành các nhà tổ chức giỏi với sự độ lập và cảm thấy cực kì vui sướng với những thành quả đã đạt được. Họ đặc biệt tin vào khả năng của bản thân, nghiêm túc, không nhận sự giúp đỡ một cách dễ dàng, thăng tiến nhờ phần nhiều vào sự thay dổi nhưng lại kém linh động.

Kim chỉ về sức mạnh & mùa thu, đại diện cho khả năng chứa đựng & thể rắn, được xem là vật dẫn

Mộc tượng trưng cho cây cỏ tốt tươi và mùa xuân. Thuộc khí Dương là Mộc rắn giống như thân gỗ lim. Thuộc khí Âm là Mộc mềm, dễ uốn. Mục đích dữ là Mộc như ngọn giáo. Mục đích lành là Mộc làm cây gậy chống.

Người thuộc mệnh Mộc thường năng nổ, vị tha, nhiều ý tưởng, thích tiên phong và có tính cách hướng ngoại, được nhiều người thương kẻ giúp. Thích sáng tạo nên tập trung nhiều vào tưởng tượng thay vì hoàn thành kế hoạch. Tính cách thẳng thắn, tình cảm ôn hòa, mang bản tính nghệ sĩ và làm việc rất nhiệt tình. Nhược điểm là dễ nổi giận, thiếu kiên nhẫn, hay bỏ ngang công việc.

Thủy chỉ về nước, cơn mưa, cơn bão và mùa đông. Liên quan đến bản ngã, vẻ đẹp, nghệ thuật,…. Đặc điểm tích cực là biết cảm thông, thích kết bạn, thiên nhiều về nghệ thuật. Tiêu cực là gây phiền nhiễu, mau thay đổi, cực kì nhạy cảm.

Người thuộc mệnh Thủy khôn ngoan, nhạy cảm, sẵn sàng lắng nghe, giỏi thương lượng, giao tiếp giỏi, biết cách thuyết phục, sáng tạo, có trực giác tốt, dễ thích nghi, uyển chuyển trong mọi tình huống. Đặc biệt, rất bí ẩn, có nhiều cảm giác nội tâm, thông minh, hiền lành. Điểm trừ duy nhất là có thể suy nghĩ, làm quá các vấn đề.

  • Năm sinh: 1966, 1997, 1974, 2005, 1983, 1967, 2004, 1996, 1975, 1982,….
  • Ngũ hành nạp âm: Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy, Trường Lưu Thủy, Đại Khê Thủy, Thiên Hà Thủy, Đại Hải Thủy.

Hỏa đại diện cho mùa hè, sức nóng, lửa. Có thể đem lại hơi ấm, sự hạnh phúc và ánh sáng, nhưng cũng có thể là sự bạo tàn, làm bùng nỗ và tuôn trào vạn vật. Đặc điểm chung là đam mê, khôi hài, có óc canh tân nhưng lại nóng vội, không quan tâm cảm xúc của người khác và sống lợi dụng.

Người thuộc mệnh Hỏa được đánh giá cao về khả năng lãnh đạo, có trực giác tốt, yêu thích hành động, biết thấu hiểu và luôn nghiêng về lẽ phải. Điểm tích cực là thẳng tính, quả quyết, biết giữ lễ độ. Tiêu cực là hiếu thắng, tính cách bốc đồng, dễ thất vọng và ghen tị, thường xuyên cảm thấy chán nản & hối tiếc trong những mối quan hệ.

  • Năm sinh: 1956, 1987, 1995, 1964, 1979, 1994, 1964, 1986, 1978, 1965,….
  • Ngũ hành nạp âm: Lư Trung Hỏa, Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa, Phú Đăng Hỏa, Sơn Đầu Hỏa, Sơn Hạ Hỏa.

Thổ chỉ về nơi sinh kí tử quy cho mọi sinh vật và môi trường để ươm trồng, nuôi dưỡng, phát triển của cây cối, muôn hoa. Nuôi dưỡng, hỗ trợ, tương tác với nhiều hành khác nhau. Điểm cộng là đáng tin cậy, nhẫn nại, trung thành. Điểm trừ là có khuynh hướng nghiêng về thành kiến.

Người thuộc mệnh Thổ có tính tình đôn hậu, thường xuyên tương trợ và giúp đỡ người khác, sở hữu sức mạnh nội tâm, kiên trì, sống thực tế. Xứng đáng là chỗ dựa vững chắc để bạn bè, người thân,… vượt qua những cơn khủng hoảng trong công việc và cuộc sống.

  • Năm sinh: 1960, 1999, 1990, 1961, 1991, 1976, 1998, 1977, 1968, 1976, 1991,….
  • Ngũ hành nạp âm: Lộ Bàng Thổ, Ốc Thượng Thổ, Sa Trung Thổ, Thành Đầu Thổ, Đại Trạch Thổ, Bích Thượng Thổ.

Những ứng dụng ngũ hành tiêu biểu trong đời sống

Nếu xét về ứng dụng ngũ hành trong đời sống thì có vô số ứng dụng khác nhau, như đặt tên con, trấn phong thuỷ, mua xe, sơn nhà, chọn vật phẩm phong thuỷ, chọn bạn hợp tác làm ăn,…. Nhưng nhìn chung, các ứng dụng đó đều áp dụng 2 nguyên lý cơ bản của ngũ hành là tương sinh tương khắc và phản sinh phản khắc.

Đặt tên con

Giúp đứa trẻ có tương lai rạng rỡ, cuộc sống về sau no đủ và an nhàn nhờ cân bằng được những yếu tố trong ngũ hành âm dương. Căn cứ dựa vào Tứ Trụ, xem xét những yếu tố ngũ hành vượng hoặc suy. Dựa trên Bát Tự, nếu có đủ Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ thì cực kì tốt, nếu thiếu nên bổ sung khi đặt tên và kết hợp dùng thêm tên đệm nếu có trên 2 hành bị yếu để có thể bổ khuyết hoàn hảo.

Ứng dụng ngũ hành vào đặt tên con có thể giúp đứa trẻ có tương lai rạng rỡ, cuộc sống về sau no đủ và an nhàn

Đặt tên con dựa theo hành Kim

  • Bé gái: Hân, Xuyến, Đoan, Ân, Nguyên, Phượng, Nhi, Tâm, Dạ, Vi, Ngân, Ái, Khanh, Nguyên,….
  • Bé trai: Hiện Văn, Nhâm, Nghĩa, Luyện, Nguyên, Cương, Trung, Thế, Thắng, Phong, Thế,…..

Đặt tên con dựa theo hành Mộc

  • Bé gái và bé trai: Duy, Quảng, Khôi, Bản, Xuân, Phương, Hương, Bạch, Vị, Phước, Huệ, Bách, Tùng, Phúc, Hạnh, Khôi, Trúc, Nhân, Giao, Trà, Nam, Đông, Tiêu, Mai, Đông, Tích, Lý, Đỗ, Thư, Liễu, Đào, Thảo,….

Đặt tên con dựa theo hành Thủy

  • Bé gái: Di, Thủy, Sương, Tiên, Giang, Hà, Nga, Huyên, Hà, Băng, Loan, An, Uyên, Nhung, Hoa,….
  • Bé trai: Hội, Nhậm, Tôn, Khải, Kiện, Trí, Danh, Luân, Khánh, Hải, Trọng, Đồng, Khương, Hiệp,…..

Đặt tên con dựa theo hành Hỏa

  • Bé gái: Đan, Linh, Ánh, Thu, Huyền, Hồng, Thanh, Dương, Minh, Hạ, Dung, Ly,….
  • Bé trai: Nhiên, Đức, Tiết, Sáng, Thước, Nam, Đài, Hiệp, Dung, Huân, Thái, Đăng, Quang, Kim, Minh, Hùng, Luyện, Thanh, Tiết, Hạ, Cẩm,….

Đặt tên con dựa theo hành Thổ

  • Bé gái: Cát, Khuê, Diệu, Bích, Châu, Ngọc, Anh, San, Thảo, Anh, Diệp, Hòa,….
  • Bé trai: Giáp, Châu, Diệp, Viên, Vĩnh, Sơn, Chân, Cát, Thông, Côn, Công, Kiệt, San, Trung, Anh, Thạc, Nghiêm, Lý, Đại, Bích, Châm, Kiên,….

Trấn phong thủy

Dùng Kim để trấn phong thủy

Những linh vật, đồ vật được chế tác từ kim loại như Phượng, Long, đồng tiền cổ, gương bát quái, Ly, Kỳ Cân, chuông gió, Quy, Tỳ Hưu, hồ lô, Phượng và một số con vật hợp tuổi từng người sẽ được trưng bày ở những phương vị khác nhau tại khu đất, nhà ở,… để trấn phong thủy. Hoặc có thể chôn bên dưới đất để tăng hiệu quả, tùy sự chỉ định của các thầy.

Dùng Mộc để trấn phong thủy

Chủ yếu là sử dụng cây, cây càng lớn sẽ càng vững, khỏe và có độ trấn cao. Mỗi lại cây sẽ có những ý nghĩa về phong thủy, tâm linh và ý nghĩa về sức khỏe, tình cảm, tài vận khác nhau. Một vài lựa chọn nên ưu tiên là Thường Xuân, Thiết Mộc Lan, Lan Hoàng Dương, Hoa Ngũ Sắc, Kim Tiền, Cúc Vạn Thọ, Sử Quân Tử, Phong Lữ Thảo, Phát Tài,…..

Mặt khác, Mộc được chia làm khô Mộc & Mộc sinh. Trong đó, Mộc sinh chỉ những cây đang sống, có tác dụng cao trong việc trấn yểm phong thủy nhờ sức sống, sự ảnh hưởng và tương tác với vạn vật xung quanh; khô Mộc (giường tủ, bàn ghế,…) về bản chất không có sự tương tác lớn, nhưng nếu là các loại Mộc tinh túy sẽ có cả giá trị phong thủy, tâm linh và kinh tế, ví dụ như Ngọc Am, Trầm Hương.

Dùng Thủy để trấn phong thủy

Trong sách của những bậc thánh nhân có đề cập, khẳng định rằng: Sơn quản nhân đinh và Thủy quản tài Vận. Điều này có nghĩa là khi trấn bằng Sơn sẽ tốt cho sức khỏe, nhân đinh, không khí trong gia đình, cơ quan; trấn bằng Thủy có lợi cho tài lộc, tiền bạc.

Gồm trấn nội cục và trấn ngoại cục. Trong đó, trấn nội cục là sử dụng bồn nước, khu vệ sinh, bể cá cảnh, bồn nước hoặc khu phòng tắm; trấn ngoại cục là dùng đài phun nước, hồ cá hoặc ao cá. Thông thường, bể cá là được lựa chọn nhiều nhất, bởi vừa có tác dụng trang trí và vừa có thể trấn phong thủy.

Dùng Hỏa để trấn phong thủy

Được chia làm trấn nội cục và trấn ngoại cục. Trong trấn nội cục, bếp nấu là Hỏa trấn tại nội cục, nằm trong từng căn nhà, căn hộ và được tính dựa trên hướng của gia chủ nam (dựa theo phong thủy Bát Trạch); trấn ngoại cục thường xây khu hóa vàng ở tòa nhà chung cư, nơi thờ tự,….

Dùng thổ để trấn phong thủy

Đối với ngôi nhà trực tiếp hứng dòng khí với đường đâm thẳng đến cửa chính & mạnh mẽ nên dùng giải pháp là đặt tiểu cảnh non nước, tác dụng là trung hòa được dòng khí trước mỗi lần vào nhà. Bên cạnh đó, có thể đắp đồi hoặc sử dụng hòn non bộ đá, khối đá cảnh, quả cầu đá mã não, thạch anh,… đặt tại phòng khách để trấn yểm và trang trí.

Lưu ý khi mua là phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ, ý nghĩa của từng loại đá để tránh mang họa. Ở khu vực bên ngoài thì nên đặt những hòn đá to. Ngược lại, bên trong nhà nên đặt những tiểu cảnh đá nhỏ hoặc các viên đá quý có tạo hình linh vật, quả cầu,…. Tuyệt đối không sử dụng linh vật ngoại quốc hoặc được bày trấn tại các đền, chùa, đình, miếu.

Trên đây là những thông tin giải đáp ngũ hành là gì và một số vấn đề liên quan khác. Hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong thực tế cuộc sống, có được tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cần hỏi thêm ý kiến của thầy phong thủy hoặc chuyên gia đối với những việc quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận, tình cảm, công danh sự nghiệp.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (1)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sinh năm 1974 mệnh gì? Hợp màu gì? Tuổi Giáp Dần hợp tuổi gì?

Lí thuyết phong thủy thường được ứng dụng để lí giải một số vấn đề liên quan đến tính cách, cuộc sống, sự nghiệp,... của...

Mệnh Bạch Lạp Kim là gì? Tử vi trọn đời và phong thuỷ hợp khắc

Lí thuyết phong thủy là nền tảng để lí giải về hầu hết sự vật sự việc. Trong đó có mệnh Bạch Lạp Kim là...

Mệnh Kim là gì? Sinh năm nào? Hợp mệnh gì? Cẩm nang phong thủy

Phong thủy tồn tại ở trong đời sống con người, đóng góp giá trị trong xuyên suốt một chiều dài lịch sử. Đây không phải...

Sinh năm 1994 mệnh gì? Hợp màu gì? Phong thuỷ cho tuổi Giáp Tuất

Ngũ hành là một thuyết được lưu truyền rất phổ biến tại những nước Á Đông. Trong đó, Việt Nam xem đây là nền tảng...