Phong Thuỷ là gì? Những điều nên biết và cách ứng dụng phong thuỷ

Phong thủy là gì? Những điều nên biết và cách ứng dụng phong thủy được khá nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu. Bởi chỉ cần nắm vững và chính xác, có thể giải mã được nhiều điều thú vị trong cuộc sống, công việc,… và về chính bản thân. Bên cạnh đó, còn chọn được hướng nhà tốt khi xây dựng, tìm được bạn đời lí tưởng, tương lai sung túc và thuận lợi.

Phong thủy là gì?

Phong thủy là một học thuyết cổ của Trung Quốc. Chuyên nghiên cứu những ảnh hưởng của mạch nước, hướng khí và hướng gió đến đời sống phúc hoặc họa của con người.

Dịch rõ ràng theo từ nguyên thì phong là gió (hiện tượng không khí đang chuyển động), thủy là nước (dòng nước và tượng trưng cho một địa thế). Phong thủy là sự tổng hợp nhiều yếu tố có liên quan đến địa hình và địa thế xung quanh các thôn xóm, thành phố, nhà ở hoặc dòng nước, hướng gió, mồ mả cùng hình dạng, bố cục, tọa hướng mặt bằng tại không gian xây dựng.

  • Gió: Chia thành 8 loại nên được gọi là bát phong (gió đông ào ào, gió bắc lạnh lẽo, gió tây nam rét buốt, gió đông bắc nóng, gió đông nam hun đốt, gió tây bắc độc, gió nam rất to và gió tây heo mây). Các loại gió thường cách nhau khoảng 2 đến 3 tháng. Nếu biết cách xem gió có thể dựa theo để đoán được các hậu quả như không con, khốn khổ, tan vỡ, nghèo túng hoặc tuyệt diệu chết yểu.
  • Nước: Yếu tố hàng đầu chính là nguồn mạch, có nơi chảy là địa hộ có thể bảo tồn đời sống & sinh ra của cải. Gồm nước xấu (có mùi hồi, thường xông tới một cách ào ào) và nước lành (chứa mạch ngầm với nguồn nước uốn khúc, quanh co, vươn xa).

Phong thủy có liên quan mật thiết đến thọ yểu, họa phúc, cát hung và sự cùng thông của các nhân sự. Hung có nghĩa là phong thủy không phù hợp, ngược lại – cát là phong thủy phù hợp.

Phong thủy còn dùng để chỉ về phương pháp tìm kiếm, lựa chọn nơi mai táng/trú ngụ cho phúc thọ bình yên hoặc cát tường phú quý. Giống như những ngành liên quan đến khoa học kỹ thuật dạng cổ truyền khác tại Á Đông thì thuật phong thủy cũng đang dựa vào ngũ hành, dịch lý và thuyết âm dương.

Trong siêu hình học của Trung Quốc, phong thủy là một trong những Ngũ Thuật. Cụ thể là thuật xem tướng, thông qua quan sát tổng thể và chi tiết tướng mạo và những công thức, phép tính. Nói cách khác, luận về kiến trúc ở dưới góc độ là một “lực lượng vô hình” – khí, đang liên kết con người, trái đất, vũ trụ.

Phong thủy ở trong lịch sử được dùng để định hướng những công trình mang ý nghĩa tâm linh (lăng mộ), tòa nhà,… theo một cách tốt lành. Thông thường, một vị trí tố sẽ được xác định thông qua những đặc điểm địa phương, ví dụ như các vì sao, những vùng nước,….

Nền móng của phong thủy không phải là sự mê tín, tín ngưỡng mà là ngành khoa học tự nhiên được thực hành và thử nghiệm trong hàng nghìn năm.

Phong thủy được xem là một nghệ thuật có thể giúp thiên nhiên và con người sống hài hòa, con người cũng có thể dùng thiên để có được cuộc sống hoàn thiện nhất. Khi đó, sẽ làm được rất nhiều việc ý nghĩa cho bản thân và mọi người xung quanh.

phong thủy là gì
Phong thủy có liên quan mật thiết đến thọ yểu, họa phúc, cát hung và sự cùng thông của các nhân sự

Phong thủy có lịch sử phát triển như thế nào?

Phong thủy được cho là có nguồn gốc từ Trung Hoa, nhưng không ít trường phái cho rằng xuất xứ từ nền văn minh của người Việt cổ đại với một đường biên giới kéo dài từ ở phía nam của sông Dương Tử và người Hán đã thực hiện Hán hóa những văn thư cổ rồi tự nhận là của mình.

Tuy nhiên, đến nay, các nhà phong thủy được đánh giá là lỗi lạc nhất ở Trung Quốc (Thiệu Vĩ Hoa,…) vẫn chưa thể giải thích được rõ ràng, chính xác phong thủy xuất phát từ đâu. Trong khi đó, vẫn luôn nhận là của người Hán.

Phong thủy được hình thành từ khá sớm, gần như cùng lúc với sự có mặt của loài người. Nói một cách cụ thể hơn thì con người đã bắt đầu chú ý đến sự ảnh hưởng từ hoàn ảnh tự nhiên đến nơi cư trú và tiến hành lựa chọn có chủ đích ở thờ thượng cổ.

Nếu xét về bản chất nguyên sơ, phong thủy được đúc kết từ các kinh nghiệm trong đời sống hằng ngày như làm nhà, khoét đá hay đào hang. Từ thực tế bản thân phải chống chọi trước sự tấn công từ đồng loại, thú dữ, thiên nhiên khắc nghiệt,… con người dần biết lựa chọn các vị trí gần nguồn nước hoặc sông ngòi, được núi non che chở và bao bọc để cư trú.

Ở thời thượng cổ, sống theo lối du cư và du canh được con người lựa chọn. Sau khi trải qua quá trình tiến hóa đã thay đổi thành định cư và định canh, bắt đầu chú ý về nơi ăn và ở để đảm bảo sự phù hợp cũ, địa điểm cư trú để tiện lợi và có thể kiến tạo để trở nên thỏa mái, dễ chịu, giàu có, an lành,….

Có thể nói, các kinh nghiệm liên quan đến cư trú đã được tích lũy qua nhiều đời chính là nền tảng hình thành phong thủy học.

  • Thời sơ kì, lựa chọn đất lành để làm nhà vì muốn an toàn. Thông thường là nơi đất cao ráo để tránh sự tấn công từ thú dữ, lũ lụt,… và khuất gió, cũng như hướng về mặt trời để tránh mưa to và gió lớn.
  • Thời Tiên Trần, những hình thức bói toán và dự đoán cát hung rất thịnh hành ở trong xã hội, gắn với những hoạt động mai táng, xây dựng nhà ở,… do khoa học chưa phát triển. Những văn hiến như Bốc Lạc, Bốc Cư hay Bốc Trạch đã phản ánh được tình hình đương thời. Những học thuyết như Thiên Văn Hà Lạc, Âm Dương, Bát Quái Chu Dịch hay Ngũ Hành cũng phát triển khá mạnh và được áp dụng rộng rãi. Nhờ đó, phong thủy đã có được cơ sở cần thiết liên quan đến tư tưởng triết học.
  • Thời nhà Chu (Trung Quốc), lựa chọn đất xây nhà chủ yếu ở những bình nguyên bởi sự màu mỡ và có thể canh tác tốt, thuận lợi về nông nghiệp. Hoặc gần nguồn nước để phục vụ đời sống sinh hoạt của con người, hoạt động tưới tiêu cho cây trồng,… nhưng vẫn phải đảm bảo tránh được thiên tai, lụt lội và tai họa thời tiết.
  • Thời Vua Hùng (Việt Nam), những cung điện và đền thờ được xây dựng có sự hợp lí rất cao về phong thủy. Điển hình là những đền thờ với ban thờ tôn vinh về nền phong thủy có nguồn gốc từ người Việt cổ.
  • Thời Ngụy Tấn Nam Bắc Triều, vua chúa và tầng lớp sĩ đại phu bắt đầu tiếp nhận và tin vào phong thủy. Cụ thể hơn là quan niệm mồ mã hoặc nhà gắn liền với họa phúc và cát hung của con người.

Sau này, dù trải qua những triều đại hoặc thời kì khác nhau trong lịch sử phát triển của nhân loại thì ở đời nào cũng sẽ có các học giả tiếp tục kế thừa, phát triển phong thủy. Trong quá trình đó, các trường phái không giống nhau cũng bắt đầu hình thành với những phương pháp lí luận cùng ứng dụng riêng, dựa theo các suy thuận đối lập hoặc không có điểm chung.

Đến ngày nay, phong thủy còn khá nhiều điểm chưa được làm rõ và thống nhất, tạo nên màu sắc huyền bí khiến còn người tò mò, muốn khám phá và tìm hiểu. Bên cạnh đó, ở Phương Đông và phương Tây khi xây dựng nhà đều sẽ lựa chọn các vị trí phù hợp nhất với môi trường địa lí ở xung quanh địa bàn mà vẫn đảm bảo tạo ra được kiến trúc đẹp, có lợi cho quá trình sinh hoạt.

Hai lĩnh vực trong phong thủy

Phong thủy chia ra làm âm trạch và dương trạch. Âm trạch là mồ mả, hay nói cách khác là vùng đất được sử dụng để chôn cất người chết, nếu ngay vùng đất tốt sẽ truyền được một phần hoặc tất cả phúc đức cho các con các cháu ở đời sau.

Dương trạch là những vùng đất được sử dụng để làm đình chùa, làng mạc, thành phố, nhà cửa, thôn xóm, thị trấn, miếu mạo,…. Khi lựa chọn phải đảm bảo có môi trường tốt đẹp, hài hòa cùng thiên nhiên và làm cho con người cảm thấy hạnh phúc, mạnh khỏe, tươi vui. Trong phong thủy, dương trạch tốt đồng nghĩa với môi trường tốt.

Theo quan niệm của người xưa, số mệnh con người sẽ vừa phụ thuộc vào chính bản thân (giờ, ngày, tháng và năm sinh), vừa chịu ảnh hưởng từ âm phần, dương phần. Do đó, mới có câu là nhất mộ, nhì phòng và tam bát tự.

Có thể nói, phong thủy đóng vai trò rất lớn. Mặc dù chỉ hỗ trợ và có tác dụng là cải biến, không phải tay đổi hoàn toàn về vận mệnh nhưng là nhân tố quyết định được một phần sự thành bại. Phong thủy tốt giúp giảm được tối đa tai họa nếu vận vào vận xấu hoặc gia tăng sự may mắn, thành công nếu vận vào vận tốt.

Trong dương trạch (phong thủy nhà ở) có khá nhiều vấn đề cần xem xét. Tiêu biểu như nội thất, huyệt vị, hướng nhà, làm nhà, cấu trúc nhà,…. Phải thỏa mãn tất cả mới có thể nói ngôi nhà có phong thủy tốt.

Giữa âm trạch và dương trạch có khá nhiều điểm tương đồng (xét trên nguyên lý cơ bản trong phong thủy). Tuy nhiên, ở khía cạnh nhà ở người sống & mộ phần người chết thì giữa âm dương sẽ có sự cách biệt và không giống nhau. Kĩ thuật ứng dụng dương trạch, âm trạch cũng khác nhau.

phong thủy là gì
Âm trạch là mồ mả, hay nói cách khác là vùng đất được sử dụng để chôn cất người chết

Hai phái lớn nhất trong phong thủy

Bao gồm phái Hình Thể và phái Pháp Lý. Mỗi phái đều có những đặc điểm riêng.

Phái Hình Thể hay còn được gọi là phái Loan Đầu, bởi vì có học thuyết chú trọng đến hình dạng núi sông. Khởi xướng bởi Dương Quân Tùng (Thúc Mậu ở đời Đường, có môn đệ đa số là người Giang Tây do dòng tộc/họ hàng cuối đời sống tại đây nên có tên khác là phái Giang Tây, Diêu Phái).

Đặc điểm nổi bật là lấy bố cục hoặc hình thể làm chính. Tập trung chú ý để nhận biết các nơi khởi đầu, dừng tụ, kết thúc của những thủy lưu, sơn mạch. Đồng thời, tìm kiếm và phát hiện các hình mạo hướng bối từ long hổ triều ứng nhằm định huyệt vị tọa hướng và chú “Địa Lý Ngũ Quyết”.

Cụ thể hơn, lý luận chú trọng đến quan sát giới trong tự nhiên và tiến hành tổng kết cũng như quy nạp không ít hình thể sông núi và kết tinh những kinh nguyệt hợp lí. Lấy âm trạch để làm chủ, về phần dương trạch sẽ mượn sử dụng những thuyết từ âm trạch kết hợp với việc chú trọng về hình dáng nhà ở cùng hình thức ở trong không gian.

Phái Hình Thể có từ đời Đường và Tống, được lưu truyền tương đối rộng rãi. Đến đời Minh và Thanh bắt đầu sút giảm, tuy nhiên vẫn được tiếp thu bởi xã hội và có sức ảnh hưởng lớn.

Phái Lý Pháp hay Phúc Kiến, Lý Khí. Thuyết khởi đầu đầu tiên tại Mân Trung của Phúc Kiến, đến thời Nhà Nam Tống trở nên rất thịnh hành. Đặc điểm là lấy la bàn để làm công cụ chính và chủ yếu căn cứ theo lý của cửu tinh, âm dương, ngũ hành, Hà Lạc, bát quái,… để tính toán. Đồng thời, nhấn mạnh đến dương sơn dương hướng và âm sơn âm hướng để có thể xác định chính xác quan hệ sinh khắc và phán đoán cát hung.

Chú trọng nhất đến việc tìm hiểu những nguyên lý trạch pháp, phân biệt âm dương, dương trạch chia làm 24 lộ, xác định hưu cữu,…. Thường luận về những tọa hướng cát hung, chủ yếu dùng những cách phán đoán mang tính trù tượng, không quan tâm nhiều về hình dáng của sông núi, nhà đất,… nên được gội là “ốc trạch pháp”.

Trước tác không có nhiều nhân tài, thường mượn tên từ những người đời trước và khó biết chính xác là ai. Đến thời Minh và Thanh, bắt đầu suy dần và chỉ còn lưu truyền tại vùng Chiết Trung, không còn ảnh hưởng nhiều như ở Giang Tây.

Thuyết ngũ hành trong phong thủy

Thuyết ngũ hành là một cách biểu thị về luật mâu thuẫn ở trong âm dương. Nói cách khác là bổ sung, làm cho mọi thứ trở nên hoàn thiện hơn.

Trong ngũ hành sẽ có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Kim là kim loại, đổi thay hoặc thuận chiều, Thổ là đất dùng để trồng trọt và gây giống, Mộc là gỗ, Hỏa là lửa bốc lên & bùng cháy, Thủy là nước thấm và đi xuống.

Ngũ hành chia làm 2 phương diện chính là tương khắc (chống lại nhau) và tương sinh (giúp đỡ nhau). Sau đó, trên cơ sở sinh – khắc lại tiếp tục phân thành hiện tượng tương vũ, tương thừa và chế hóa để cùng biểu thị những sự biến hóa từ đơn giản đến phức tạp của các sự vật sự việc.

  • Tương khắc: Mộc khắc Thổ, Kim khắc Mộc, Thổ khắc Thủy, Hỏa khắc Kim và Thủy khắc Hỏa. Mang ý nghĩa là biểu hiện cho sự ức chế và thẳng nhau. Đóng vai trò là cân bằng khi ở mức độ vừa phải, nếu thái quá sẽ gây ra các động tiêu cực.
  • Tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Hỏa sinh Thổ, Mộc sinh Hỏa và Thổ sinh Kim. Mang ý nghĩa là tuần hoàn tiếp diễn không ngừng. Đóng vai trò là thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Trong quan điểm ngũ hành, trời đất sẽ có 2 bộ số dành cho một mệnh (1-10). Tương ứng lần lượt với 5 hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Xét trên phương vị sẽ có Kim – 4 và 9 – phương Tây, Mộc – 2 và 8 – phương Đông, Thủy – 1 và 6 – phương Bắc, Hỏa – 2 và 7 – phương Nam, Thổ – 5 và 10 – chính giữa.

Ứng dụng phổ biến của ngũ hành là lựa chọn hướng xây nhà, màu sắc và tuổi phù hợp để hợp tác làm ăn hoặc kết hôn. Nếu đúng, công việc thuận lợi, cuộc sống sung túc, gia đình hạnh phúc,…. Ngược lại, tiền bạc thất thoát, dễ ốm đau bệnh tật, con cái bất hiếu,….

Bát quái trong phong thủy

Bát quái trong phong thủy là một công cụ quan trọng đối với việc xác định các phương hướng thiết kế, bố trí vạn vật. Mục đích là mang đến tài lộc và may mắn, cũng như tránh tai họa cho con người.

Gồm 8 quẻ: Càn (sự sáng tạo), Chấn (sự tăng trưởng), Khôn (sự tiếp nhận), Cấn (núi), Tốn (sự dịu dàng), Ly (sự bám giữ), Khảm (sâu thẳm) và Đoài (niềm vui).

  • Càn: Có 3 vạch liền (hào Dương). Liên quan đến trưởng nam, người cha, lãnh tụ. Tượng trưng cho sự bền bỉ, nghị lực, trời. Thuộc đại Kim, số 6 và hướng Tây Bắc.
  • Chấn: Có 1 hào Dương dưới 2 hào Âm. Liên quan đến người con trai cả. Tượng trưng cho Sấm, biểu tượng của rồng với hình ảnh dưới sâu bay vút đến bầu trời bão tố nên hào Dương mạnh từ dưới đẩy vụt được qua 2 hào Âm. Thuộc hành Mộc, số 3 và hướng Đông.
  • Khôn: Có 3 vạch đứt (hào Âm). Liên quan đến trưởng nữ, số 2, hành Thổ, người mẹ, hướng Tây Nam. Tượng trưng cho bổ sung toàn vẹn đối với quẻ Càn. Trong Kinh Dịch, Càn sẽ hướng dẫn, kích hoạt Khôn để phát huy tối đa khả năng.
  • Cấn: Có 2 hào Âm dưới 1 hào Dương. Liên quan đến con trai út. Tượng trưng cho sự cô đơn, chờ đợi, tĩnh lặng. Thuộc hành Thổ, số 8 và hướng Đông Bắc.
  • Tốn: Có 1 hào Âm nằm dưới 2 hào Dương. Liên quan đến người con gái cả. Tượng trưng cho sự sâu sắc. Thuộc hành Mộc, số 4, màu nâu/xanh lá cây và hướng Đông Nam.
  • Ly: Có 2 hào Dương nằm ngoài, 1 hào Âm ở giữa. Liên quan đến người con gái giữa. Tượng trưng cho sự sáng rực, nóng và khô, sét, mặt trời. Mang hàm ý kiên cường, bên trong có thể trống rỗng, yếu đuối nhưng bên ngoài bất khuất. Thuộc hành Hỏa, số 9 và hướng Nam.
  • Khảm: Có 2 hào Âm nằm ngoài, 1 hào Dương ở giữa. Tượng trưng cho người con trai giữa. Thuộc hành Thủy, số 1 và hướng Bắc. Chỉ sự gian khổ và khó nhọc. Không được xem là một quẻ của sự hạnh phúc và vui vẻ.
  • Đoài: Có 2 hào Dương nằm dưới 1 hào Âm. Liên quan đến con gái út. Tượng trưng cho sự hạnh phúc và niềm vui. Có nghĩa là miệng cười, hồ, ao,… Chỉ bên trong bướng bỉnh và bên ngoài yếu đuối. Thuộc hành Kim, số 7 và hướng Tây.
phong thủy là gì
Bát quái ở trong phong thủy gồm 8 quẻ là Càn, Chấn, Khôn, Cấn, Tốn, Ly, Khảm và Đoài

Ý nghĩa và vai trò của phong thủy

Phong thủy có 3 ý nghĩa lớn đối với đời sống của con người nên ngày càng phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Cụ thể như sau:

  • Mang lại may mắn và thành công nhờ sự kết hợp hình thành thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
  • Cải thiện khôn gian sinh hoạt, sống,… dựa theo bát quái và ngũ hành. Kết hợp hài hòa được những yếu tố tuổi tác, cung mệnh, bản mệnh và màu sắc. Cân bằng được sinh khí, giúp bản thân phát triển không ngừng. Mang lại năng lượng tích cực ở mọi mặt.
  • Giúp không gian trong nhà lưu thông phép khí và gia tăng được nguồn năng lượng từ mặt trời. Mang lại may mắn và sự tích cực trong cuộc sống, công việc.

Về vai trò, phong thủy có 3 “gạch đầu dòng” nổi bật:

  • Hiểu rõ được các yếu tố hài hòa và song quan giữa những dòng khí, giúp cuộc sống luôn thuận lợi và suôn sẻ.
  • Xác định và lựa chọn được con số may mắn, bạn bè, vợ/chồng, đối tác làm ăn kinh doanh, nghề nghiệp, hướng phù hợp để xây nhà,…. Giúp bản thân gặp được nhiều may mắn.
  • Xác định được những nơi “đất lành” để có thể đặt nền móng xây các công trình nhà ở, công ty,…. Giúp có được sự hài hòa, gặp nhiều may mắn, gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc, thu hút tài lộc, tăng sự thịnh vượng.

Những điều nên, không nên ở trong phong thủy

Nên thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp: Không gian gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ giúp các thành viên trong gia đình có tâm trạng vui vẻ, thoải mái và dễ chịu.

Nên lựa chọn và bày trí không gian theo bản mệnh: Khi sinh ra, mỗi người sẽ mang một bản mệnh khác nhau (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa hoặc Thổ). Mỗi bản mệnh sẽ tương sinh, tương khắc với những màu sắc khác nhau. Ưu tiên màu sắc phù hợp trong nhà sẽ giúp gia đình gặp nhiều may mắn, thuận lợi.

Nên xem phục vị và tránh cung xấu (Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát và Họa Hại) khi xây nhà: Giúp mọi việc thuận lợi, suôn sẻ, dễ dàng, trơn tru và phát triển tốt đẹp hơn.

Nên để cửa ra vào thông thoáng: Bởi đây là nơi đón nhận nhiều luồng khí tự nhiên (âm khí, sinh khí,…) nên tránh để ngột ngạt, kín mít. Đồng thời, hạn chế đặt các cây to ở phía trước để âm khí không hội tụ, không mang lại điều xui rủi.

Không nên bày trí bàn làm việc ở phía đối diện với nhà vệ sinh: Bởi vì ảnh hưởng không tốt đến sự nghiệp và sức khỏe. Thay vào đó, có thể đặt ở nơi có điểm tựa (tường, kệ,…) đối diện với cửa ra vào để đón được sinh khí bên ngoài, giúp sự nghiệp thăng tiến, gặp nhiều may mắn.

Không nên trồng cây theo các sở thích cá nhân: Bởi nếu không phù hợp với bản mệnh sẽ ảnh hưởng đến may mắn của chính mình.

Không nên bày trí gương ở phía đối diện với giường ngủ: Nếu làm ngược lại sẽ tạo nên những áp lực khiến bản thân giật mình, mất ngủ. Trường hợp đã lỡ đặt, nên thay đổi hoặc dùng vải che kín lại mỗi khi chợp mắt.

Không nên có quá nhiều góc cạnh ở trong nhà: Điều này sẽ giúp tránh tạo ra áp lực, không ảnh hưởng đến may mắn của gia đình. Nếu đã trót xây dựng và không thể thay đổi, có thể hóa giải bằng cách trồng nhiều cây xanh và có kích thước lớn.

Bài viết dựa trên nhiều nguồn tài liệu tham khảo uy tín nên hi vọng ngoài giải đáp được phong thủy là gì còn giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và ứng dụng được vào thực tế cuộc sống. Một lời khuyên nhỏ là trước những vấn đề quan trọng nên đến gặp chuyên gia hoặc thầy phong thủy để xin ý kiến và lời khuyên.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Quả Cầu Phong Thuỷ Cho Người Mệnh Thổ Giúp Hút Tài Lộc

Người mệnh Thổ có tính cách ôn hoà, sống lý trí nhưng đôi khi lại thiếu quyết đoán và quá cầu toàn. Quả cầu phong...

Sinh năm 1960 mệnh gì? Hợp màu gì? Hợp tuổi nào, hướng nào?

Sinh năm 1960 mệnh gì? Hợp màu gì? Hợp tuổi nào, hướng nào? Sẽ được giải đáp dựa trên lí thuyết phong thủy như quy...

12 Quả cầu phong thuỷ hợp tuổi Tỵ chuẩn phong thuỷ nhất

Người tuổi Tỵ vốn thông minh, nhanh trí lại có bản tính rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, họ lại có nhược điểm là không kiên...

Cung Mệnh là gì? Bảng tra cung mệnh Hợp – Khắc trong tử vi

Cung mệnh là gì mà lại được rất nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu?. Hơn thế nữa là còn đóng vai trò khá...