Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời cầu năm mới sung túc
Cúng giao thừa (lễ trừ tịch) là phong tục vô cùng quan trọng của người Việt Nam. Bất luận ai đi xa tới đâu cũng sẽ trở về đoàn tụ cùng gia đình để đón chào năm mới. Theo phong tục truyền thống, giao thừa gồm hai nghi thức: cúng trong nhà và ngoài trời. Với mỗi nghi thức lại có một bài văn khấn khác nhau để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với thần linh, gia tiên. Tham khảo bài viết dưới đây để có ngay bài văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời cầu năm mới sung túc.
Tại sao cần đọc bài văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời
Theo tín ngưỡng của người Việt Nam, giao thừa là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Khi ấy, đất trời giao thoa, âm dương hòa quyện, vạn vật bừng tỉnh sức sống. Người ta còn cho rằng, mỗi một năm đều có một vị thần Hành khiển thay nhau cai trị hạ giới. Và khi năm mới bước sang, cũng là lúc chuyển giao nhiệm vụ của các vị quan Hành khiển.
Theo đúng phong tục tập quán, lễ cúng giao thừa được cử hành tại hai nơi: trong nhà và ngoài trời. Nhằm tiễn vị thần hành khiển cũ và đón tiếp vị thần mới, lễ cúng giao thừa ngoài trời được tiến hành trước, sau đó mới tới lễ cúng trong nhà.
Chính bởi ý nghĩa linh thiêng đó, lễ cúng giao thừa có giá trị đặc biệt sâu sắc trong tiềm thức người Việt. Mỗi dịp năm hết tết đến, mọi gia đình đều tất bật dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa lộng lẫy, bày biện lễ vật đầy đủ để chuẩn bị đón một năm mới sắp sang. Bất kể đứa con xa nhà thì đều cố gắng tề tựu đông đủ trong dịp giao thừa. Bên cạnh đó, lễ cúng giao thừa còn là dịp để con cháu thể hiện tấm lòng thơm thảo với ông bà tổ tiên, biết ơn thần linh.
Để lễ cúng diễn ra chỉn chu và hoàn hảo nhất thì không thể thiếu bài văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời. Chúng không đơn thuần là những lời mong cầu một năm mới an khang, sung túc và mạnh khoẻ. Mà còn đồng kính mời các vị thần, gia tiên cùng ngự về nhà để ăn tết cùng gia đình.
Văn khấn giao thừa ngoài trời cầu năm mới sung túc
Trên trời có 12 vị hành khiển thay phiên nhau cai quản hạ giới, mỗi người một năm, sau 12 năm tương ứng với 12 con giáp.
Lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm tiễn đưa các vị Hành khiển cai quản hạ giới cũ và đón vị thần mới xuống tiếp tục công việc này. Công việc bàn giao mang tính khẩn trương nên các vị thần không thể vào từng nhà. Có khi chỉ kịp chứng giám lòng thành của gia chủ nên mâm cúng thường được đặt ngay ngoài trời, gần phía cửa chính.
Mặc dù phong tục ba miền có khác nhau thì mâm cúng giao thừa ngoài trời truyền thống cũng không thể thiếu: thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, bánh kẹo ngọt, hoa quả, trầu cau, nước tinh khiết, rượu và vàng mã. Trên hương án thường có bát hương cùng hai ngọn đèn dầu (nến).
Nếu gia đình là Phật tử thì có thể bày một mâm cỗ chay đơn giản. Còn với gia đình có hoàn cảnh kém sung túc hơn thì chỉ cần chén rượu, nén hương là đã đủ để các vị Hành khiển chứng nhận. Miễn sao gia chủ sống chân chất, thật thà, chứa đựng tấm lòng thành kính với các bậc thần linh.
Sau khi đã chuẩn bị chu đáo lễ vật thì tiến hành bày biện lên một chiếc bàn trang trọng trước cửa nhà. Vào đúng giờ khắc giao thừa (0h sáng 1 tháng Giêng), gia chủ thắp đèn dầu (nến), rót rượu và thành tâm khấn vái trước án. Mục đích bày tỏ tấm lòng biết ơn với gia thần, gia tiên, mời các cụ về hưởng lễ vật cùng con cháu và phù hộ một năm mới sung túc, đủ đầy. Khi thắp nhang, gia chủ lưu ý cắm thẳng hương vào bát gạo, tuyệt đối không cắm nghiêng.
Sau đó, tiến chủ bắt đầu đọc bài văn khấn giao thừa ngoài trời được sưu tầm trong sách Văn khấn nôm truyền thống, do Thượng tọa Thích Viên Thành biên soạn dưới đây:
Văn khấn giao thừa ngoài trời có rất nhiều dị bản, ngắn có dài có. Nếu cảm thấy bản văn khấn trên quá dài, gia chủ có thể tham khảo bản ngắn gọn hơn dưới đây:
Văn khấn giao thừa trong nhà cầu năm mới sung túc
Cúng giao thừa trong nhà là nghi thức dành cho gia tiên, nhằm mong cầu bình an và những điều tốt lành sẽ đến với gia đình trong năm mới. Mâm cúng giao thừa trong nhà được chia làm hai cỗ chính: cỗ mặn và cỗ ngọt, chay.
Đối với mâm cỗ mặn thường có: bánh chưng (bánh tét), thịt gà, giò – chả, xôi gấc, đĩa xào, các loại rượu bia và thức uống khác nhau. Ngoài ra, tuỳ theo tục lệ của mỗi nhà mà gia chủ bày biện thêm các món mặn khác sao cho phù hợp. Mâm cỗ ngọt hoặc chay bao gồm: mâm ngũ quả, hương, hoa, trầu cau, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết,…
Sau khi cung kính bày lễ lạt lên bàn thờ, tất cả mọi thành viên đứng nghiêm trang trước bàn thờ gia tiên. Chủ toạ thắp nén hương thơm, thành kính đọc bài văn khấn giao thừa trong nhà như sau:
Những lưu ý khi đọc văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời
Trước khi đọc văn vấn giao thừa trong nhà, ngoài trời, các gia đình cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây:
Giao thừa là dịp lễ được mong chờ nhất trong năm, nhưng vấn đề cúng thế nào cho đúng thì không phải ai cũng rõ. Theo đó, trước ngày giao thừa (29 tết hoặc 28 tết) cần phải làm lễ trừ tịch để đếm ngược thời gian bước sáng năm mới. Tuy nhiên, khá nhiều gia đình hiện nay thường bỏ qua nghi thức này. Trước thời khắc giao thừa, các gia đình sẽ làm mâm cúng tất niên để con cháu sum họp, mời gia tiên tiền tổ về đón tết.
Theo chuyên gia phong thuỷ, lễ giao thừa được thực hiện vào giờ Tý, 0h ngày 01 tháng giêng (ngày đầu tiên năm mới). Cúng giao thừa trong nhà được thực hiện sau khi đã làm lễ cúng giao thừa ngoài trời xong xuôi. Chính bởi vậy mà không có giờ giấc cụ thể chính xác, tuỳ thuộc vào văn hoá từng gia đình.
Theo ông bà xưa, người đọc văn khấn đêm giao thừa thường là người chủ trong gia đình. Bởi đây là nghi thức quan trọng để cầu mong sức khỏe, thịnh vượng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, người đứng ra làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, kiêng làm chuyện phòng the trước hai ngày.
Mặc dù trước tết là thời gian “mâm cao cỗ đầy” nhưng tuyệt đối không được ăn các món ăn thuộc tứ linh. Ngoài ra, còn không ăn thịt cá chép, thịt mèo và thịt chó để tránh phạm phải ngũ phương long mạch linh thần. Để buổi lễ thêm phần trang nghiêm, bài văn khấn cần đọc mạch lạc, rõ ràng và trơn tru. Nếu quá dài và khó nhớ, gia chủ có thể viết ra giấy trước và đọc theo.
Trước khi khấn thỉnh gia tiên về ăn tết, phải khấn xin phép Thổ Công (vị thần cai quản đất đai, trông coi nhà cửa ) cho tổ tiên được về cùng gia đình. Trong lúc cúng, người đọc văn khấn phải quay mặt về hướng Đông Nam hoặc Tây Bắc. Thế nhưng, mâm cỗ thì không nhất thiết phải quay về những hướng trên.
Lễ cúng giao thừa gồm hai nghi thức: trong nhà và ngoài trời, vậy nhà ở chung cư thì cúng giao thừa ngoài trời ở đâu? Nếu như mâm cúng trong nhà thường để cúng Phật, gia tiên và các vị thần cai quản trong nhà. Thì mâm cúng ngoài trời lại dùng để cúng các vị quan Hành Khiển, ông trời,… Do đó, việc bày cúng giao thừa thường chỉ thích hợp thực hiện đối những gia đình có đầy đủ sân vườn.
Theo chuyên gia phong thuỷ, các gia đình sống tại căn hộ chỉ cần bày một mâm cúng trong nhà là được. Với điều kiện diện tích không cho phép, việc bày mâm cúng ngoài trời là không cần thiết.
Trong thời xưa, nhà cửa đất đai rộng rãi phù hợp để làm lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời. Nhưng cũng không vì thế mà phải kiên cưỡng bắt buộc thực hiện, hoàn toàn có thể thay đổi linh hoạt với với hoàn cảnh “đất chật người đông” như hiện nay. Nghi thức rườm rà cũng không sánh bằng gia chủ có tấm lòng thành, luôn hướng về các bậc thần linh.
Sau khi đọc văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời, gia chủ đợi hương tàn thì đem muối gạo trộn lại và đem rải trước sân. Ý nghĩa của việc làm này là để trừ tịch, chúng sinh nhận được đồ bố thì thì sẽ không quấy rầy gia chủ nữa. Giúp gia chủ có thêm nhiều tài lộc, may mắn và hanh thông trong năm mới.
Với các hộ gia đình ở thành phố, chung cư không có sân vườn thì trực tiếp rải muối gạo trước bàn cúng. Kết hợp với việc niệm Phật trong khi rải để các linh hồn nhận được sẽ rời đi luôn, không ở lại làm phiền gia chủ nữa.
Bài viết đã giới thiệu tới bạn đọc bài Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời cầu năm mới sung túc. Giao thừa là một phong tục quan trọng, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc với mỗi người Việt. Để lễ cúng diễn ra chỉn chu và hoàn hảo nhất thì không thể thiếu bài văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời. Mong rằng bài khấn được sưu tầm ở trên sẽ giúp gia chủ có một năm mới tràn đầy may mắn, hanh thông, vạn sự như ý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!