Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên gia chủ cần biết

Từ bao đời nay, bao sái bàn thờ vẫn là nghi thức tâm linh quan trọng không thể thiếu tại bất kỳ gia đình nào, đặc biệt là dịp tết đến xuân về. Để thực hiện nghi thức một cách chỉn chu, chắc chắn không thể nào thiếu bài văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên. Đó như lời bày tỏ tấm lòng thành, tưởng nhớ tới ông bà gia tiên tiền tổ. Với mong cầu gia quyến được bình an, gặp nhiều may mắn và tài lộc trên con đường kinh doanh, làm ăn. 

Tại sao phải đọc bài văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên?

Mỗi một vị thần đến với chúng ta đều mang theo những nhiệm vụ và sứ mệnh riêng. Ví như trong mỗi gia đình đều có vị Thổ Địa cai quản đất đai nhà cửa hay thần Tài cai quản tiền bạc, tài lộc,… Chính vì thế, trước khi tiến hành những nghi thức liên quan tới tâm linh cần hết sức cẩn trọng. 

tai sao can doc van khan bao sau khi bao sai ban tho
Gia chủ cần hết sức cẩn trọng trước khi tiến hành những nghi thức liên quan tới vấn đề tâm linh

Trong đó, bao sái bàn thờ (dọn dẹp bàn thờ) là một nghi thức rất quan trọng đối với các gia đình Việt Nam. Bởi bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng, thờ cúng ông bà tổ tiên và những người đã khuất trong gia đình. Việc dọn dẹp sao cho sạch sẽ, chu đáo cũng thể hiện được tấm lòng thơm thảo của con cháu. Người ta thường tiến hành bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp – tết ông Công ông Táo. 

Bởi họ cho rằng, đây là thời gian đẹp và hợp lý nhất để sửa soạn nơi thờ cúng tổ tiên thần linh và chuẩn bị đón năm mới sắp sang. Nếu vì một vài lý do không để bao sái bàn thờ vào ngày này, gia chủ có thể tiến hành vào một số ngày tốt. Ví dụ như: ngày 13, ngày 15, ngày 20, ngày 21, ngày 25, ngày 27 tháng chạp (âm lịch) cũng có thể tiến hành tỉa bát hương, dọn dẹp bàn thờ gia tiên. 

Đặc biệt, khi bao sái ban thờ gia tiên, gia chủ cần cầu khấn để xin phép ông bà dọn dẹp sạch sẽ ban thờ. Hiểu một cách đơn giản, khi ai đó muốn đến sửa chữa ngôi nhà thì cần có sự đồng ý của chủ nhà. Chớ có tự ý di dời mà không thông báo, làm động tới tổ tiên lúc nào không hay. 

Chẳng những vậy, đây còn được coi là hành động mạo phạm, bất kính với thần linh hoặc tiên tổ đang được thờ tự. Là một điều đại kỵ trong phong thuỷ làm mất lộc của gia đình, ảnh hưởng xấu tới gia đạo và công việc kinh doanh nói chung. 

Đặc biệt, văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên là một trong những thủ tục không thể thiếu để bảo vệ sự tối hảo và vẹn toàn cho nghi thức này. Bài văn khấn như một chiếc “cầu nối tâm linh” của gia chủ tới tiên tổ, kính mời ông bà về ngự lại trước án. Đồng thời, mong cầu được tiếp tục phù hộ độ trì cho vạn sự hanh thông, làm ăn tấn tới, an lành,…

Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên gia chủ cần biết

Sau khi đã hoàn thành lễ bao sái bàn thờ và tỉa chân nhang xong xuôi, gia chủ tiến hành đặt lại các đồ thờ cúng vào đúng vị trí. Đồng thời, thắp 9 nén hương và đọc bài văn khấn để báo cáo việc lau dọn đã xong, thỉnh gia tiên tiền tổ về ngự lại. Mời bạn tham khảo bài văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên chuẩn nhất như sau: 

van khan sau khi bao sai ban tho gia tien
Bài văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên để báo cáo việc lau dọn đã xong, thỉnh gia tiên tiền tổ về ngự lại

Đọc văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên cần lưu ý gì? 

Theo phong tục của người Việt Nam, người được đọc văn khấn sau khi sau khi bao sái bàn thờ gia tiên tốt nhất là người chủ trong nhà. Nếu không, thì cũng phải là người có lòng thành tâm tịnh trong việc thờ cúng. Trước khi bao sái bàn thờ và đọc văn khấn, người này phải tịnh thân sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, trang phục lịch sự, chỉn chu. 

Lời bài văn khấn không nhất thiết phải hoa mỹ bóng bẩy, đôi khi chỉ là những câu chữ mộc mạc nhưng phải thành tâm từ đáy lòng. Sau đó, trình bày rõ ràng nguyên nhân, tâm nguyện của mình tới gia tiên trong buổi lễ.

Nếu bài văn khấn dài, không nhớ được thì có thể viết ra giấy để nghi thức được diễn ra không ngắt quãng. Bài văn khấn cần đọc rõ ràng, nhưng âm lượng chỉ vừa đủ nghe chứ không nên quá to. Đặc biệt, là khi đọc tên huý của ông bà bởi rất có thể âm hồn lưu vong bên ngoài sẽ nghe được và “giành cỗ”. Gia chủ chỉ nên đọc to với những điều mà cố nhân để lại dạy dỗ con cháu, hoặc những điều chủ lễ cần nhắc nhở để con cháu thực hiện. 

Trong khi lau dọn bát hương cùng bài vị, gia chủ không được tự ý thay đổi vị trí bát hương. Một mẹo nhỏ là nên dùng tay cố định vị trí, tay còn lại dùng để rút chân nhang và lau dọn. Như vậy sẽ hạn chế phần nào việc động bát hương, ảnh hưởng tới cuộc sống và tài vận của gia đình. Khi bao sái bàn thờ gia tiên vào ngày 23 tháng chạp, gia chủ có thể bày thêm một số bánh kẹo và vàng mã. 

luu y khi doc van khan sau khi bao sai ban tho gia tien
Trong khi lau dọn bát hương cùng bài vị, gia chủ không được tự ý thay đổi vị trí bát hương

Khi tỉa chân nhang bát hương gia tiên, gia chủ không được rút toàn bộ mà nên giữ lại khoảng 5 chân nhang. Số chân nhang đã rút mang đi hoá và tiến hành thả xuống sông, hồ sạch hoặc gốc cây. Nếu bỏ bớt phần tro cũ đã đầy, tro mới đổ vào phải cách miệng bát hương từ 1-2 cm. 

Nên dùng nước ngũ vị hương, nước rượu gừng hoặc nước ấm để bao sái bàn thờ gia tiên. Bởi nước lã sẽ không thể mang tới hiệu quả tẩy uế cho ban thờ và bát nhang như mong muốn. Gia chủ dùng khăn sạch thấm nước này, vắt kiệt và lau từ miệng bát hương trở xuống. Tuy nhiên, những vật phẩm thờ cúng bằng đồng không nên sử dụng rượu, cồn hay hoá chất để lau dọn. Nếu không, vật phẩm sẽ nhanh chóng bị oxy hoá, han rỉ, làm mất vẻ đẹp ban đầu. 

Trên đây là những chia sẻ về Bài văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên gia chủ cần biết. Thiết nghĩ, bao sái bàn thờ gia tiên là một phong tục tập quán đẹp từ bao đời của người Việt Nam. Bởi vậy, việc chúng ta tìm hiểu những vấn đề liên quan tới việc cúng bái sao cho đúng lễ nghĩa là điều cần thiết. Hy vọng bài văn khấn trên sẽ trở thành cầu nối tâm linh liên kết gia chủ với ông bà tổ tiên. Giúp cho những mong cầu được gửi sớm trở thành hiện thực, vạn sự bình an, làm ăn phát tài. 

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời cầu năm mới sung túc

Cúng giao thừa (lễ trừ tịch) là phong tục vô cùng quan trọng của người Việt Nam. Bất luận ai đi xa tới đâu cũng...

Bàn thờ Thần Tài để trên cao được không? Có phạm kỵ không?

Xuất phát từ điều kiện cũng như nhu cầu từ thực tế, không ít người có mong muốn để bàn thờ Thần Tài để trên...

Văn khấn Thần Tài Thổ Địa hàng ngày, cầu tài lộc, bình an

Thờ cúng Thần Tài hàng ngày một việc không thể thiếu, đặc biệt với người kinh doanh, buôn bán. Trong đó, văn khấn là một...

Bàn thờ Thần Tài bị chuột phá là điềm gì? Xử lý ra sao?

Bàn thờ Thần Tài là chốn linh thiêng, phù hộ cho con người trên đường tài lộc, công danh. Do đó luôn cần giữ gìn...