Cúng cô hồn ngày nào? Tìm hiểu phong tục cúng cô hồn 3 miền

Mỗi khi đến tháng 7 âm lịch hàng năm, nhà nhà lại chuẩn bị đồ lễ để cúng cô hồn. Với mong cầu cho những vong linh vất vưởng, không ai thờ cúng ấy sớm được siêu thoát. Ngoài ra, nghi thức cúng còn để đám ma quỷ không quấy phá, mang đến xui xẻo cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, cúng cô hồn ngày nào, phong tục cúng 3 miền gồm những gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Đời Sống Phong Thuỷ sẽ giải đáp tường tận và chi tiết nhất giúp bạn trong bài viết dưới đây. 

Cúng cô hồn ngày nào?

Từ nhỏ, chúng đã được nghe rất nhiều từ ông bà, cha mẹ về phong tục cúng cô hồn. Bên cạnh lễ vu lan, cúng cô hồn là một nghi thức vô cùng quan trọng trong tháng 7 âm lịch. Vậy ý nghĩa của phong tục này là gì, đâu là thời điểm thích hợp nhất để thực hiện nghi thức này? 

Ý nghĩa của phong tục cúng cô hồn

Cúng cô hồn là nghi thức cúng cho những linh hồn sống lang thang, không nơi nương tựa và gặp nhiều oan ức khi sống trên trần. Những linh hồn này chưa được siêu sinh tịnh độ mà vẫn còn vất vưởng, lưu lạc trên thế gian. Đây được xem là một tín ngưỡng tâm linh vô cùng tốt đẹp của người Việt.

y nghia cua phong tuc cung co hon
Cúng cô hồn là nghi thức cúng cho những linh hồn sống lang thang, không nơi nương tựa và gặp nhiều oan ức khi sống trên trần

Trong quan niệm của người Việt Nam, bất kể ai sinh ra cũng đều có phần hồn và phần xác. Sau khi mất đi, phần xác sẽ trở về với đất mẹ, biến thành cát bụi như chưa hề tồn tại. Tuy nhiên, phần hồn thì vẫn còn đó, chúng đi đâu về đâu đều phụ thuộc vào nghiệp báo mà người đó tạo nên khi còn sống.

Nếu người đó khi sống là người tốt, làm nhiều điều thiện thì sớm được đầu thai thành kiếp người mới. Trái lại, người sống gian ác, dối trên lừa dưới thì bị đẩy xuống địa ngục để chịu tội. Thậm chí, không được siêu thoát mà làm quỷ đói quỷ khát vất vưởng trên dương gian. 

Bởi không không có ai thờ cúng nên họ đói khát, thiếu thốn đủ điều. Cúng cô hồn giúp những linh hồn khốn khổ, sống lang thang, không nơi nương tựa được an ủi phần nào. Để họ được hưởng hưởng hương hoa, đồ thờ cúng trên trần gian cho đỡ tủi hờn. Ngoài ra, nghi thức cúng cúng cô hồn còn nhằm xua tan những xui xẻo, vận hận mà đám ma quỷ mang tới, mang tới sự bình an cho gia quyến.

Cúng cô hồn ngày nào là thích hợp nhất?

Quan niệm xưa cho rằng: bắt đầu từ ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương sẽ cho mở cửa ngục để các vong linh, ma quỷ được quay về trần gian. Cho tới ngày 15 tháng 7 (rằm tháng bảy), ma quỷ sẽ bị gọi trở về tiếp tục chịu tội khi cánh cửa ngục đóng lại. Sau ngày này, người âm sẽ không thể nhận được đồ cúng bái nữa. 

Vì thế, cúng cô hồn thường được thường được diễn ra từ ngày mùng 2 cho tới trước 12h trưa ngày 15/7. Để chắc chắn cô hồn có thể nhận được vật phẩm cúng lễ thì phải cúng cô hồn trước ngày 15/7. Thực chất, sau ngày rằm vẫn còn sót lại một vài cô hồn lang thang trên trần nhưng lại mang âm khí rất nặng. Gia chủ cần đề phòng chớ kéo những linh hồn này vào nhà, bằng không sẽ mang lại hiểm họa khôn lường cho bản thân và toàn thể gia đình. 

Cúng cô hồn là dịp lễ lớn nhất năm và hầu hết mọi gia đình đều tổ chức lễ cúng này. Có rất nhiều thời điểm khác nhau được người ta lựa chọn để tiến hành nghi thức cúng cô hồn. Trái với lễ cúng thần linh và gia tiên, thời gian thích hợp nhất để cúng cô hồn là vào 17h – 19h (giờ Dậu) buổi chiều tối. 

thoi diem cung co hon
Từ ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương sẽ cho mở cửa ngục để các vong linh, ma quỷ được quay về trần gian

Bởi người ta tin rằng, ban ngày là lúc ánh sáng mặt trời chiếu xuống quá mạnh. Chúng có thể khiến các vong linh vốn đã rất yếu ớt hồn siêu phách tán, không thể hưởng vật phẩm cúng từ các gia đình. Trong khi đó, giờ Dậu theo thuyết âm dương ngũ hành là thời điểm mặt trời xuống núi, tranh sáng tranh tối tạo điều kiện thuận lợi cho cô hồn xuống thụ lộc. 

Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý không được nhầm lẫn lễ Vu Lan và cúng cô hồn trong tháng 7 âm lịch là một. Chính vì vậy, trước khi tiến hành làm lễ cúng cô hồn, gia chủ phải làm lễ cúng thần Phật và gia tiên trước. 

Thực chất, cúng cô hồn có thể diễn ra vào những ngày mùng 2 và 16 hàng tháng trong năm chứ không riêng gì tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, đây chỉ là lịch áp dụng cho những người kinh doanh, không áp dụng với gia đình bình thường. 

Tìm hiểu phong tục cúng cô hồn 3 miền

Lễ cúng cô hồn không được làm trong nhà, mà bắt buộc phải làm lễ cúng ngoài trời, ở trước cổng chính, cổng làng,… Bởi người xưa cho rằng, làm như thế sẽ rước ma đói quỷ khát vào nhà. Chúng sẽ quấy rầy thần linh và hưởng hết lộc mà chúng ta thắp hương cho gia tiên trong nhà. 

Mỗi một vùng miền lại tương ứng với những mâm cúng cô hồn đặc trưng. Tuy nhiên, dù là cúng gì đi chăng nữa thì cũng chỉ nên cúng đồ chay tịnh, nếu không sẽ khơi dậy bản tính tham, sân, si của ma quỷ. 

Mâm cúng cô hồn tại Miền Bắc gồm có: 

  • 12 bát cháo trắng loãng, tương ứng với 12 cái đũa. 
  • Một bát con muối trắng và một đĩa gạo đầy
  • Các loại tiền giấy và tiền đen (mệnh giá tuỳ gia đình)
  • Một mâm ngũ quả và một bình hoa cúc tươi
  • Một chai rượu trắng, nhang và hương đủ dùng
  • Các loại bánh kẹo gồm có: bim bim, bỏng ngô, bánh quy, kẹo lạc,…
  • Các loại củ tinh bột luộc như: khoai lang luộc, khoai mì luộc, ngô luộc,…
mam cung co hon
Lễ cúng cô hồn không được làm trong nhà, mà bắt buộc phải làm lễ cúng ngoài trời, ở trước cổng chính, cổng làng

Mâm cúng cô hồn tại Miền Trung: mâm cúng cô hồn của người miền Trung khá giống với người miền Bắc. Gồm có: cháo trắng loãng, mâm hoa quả, trầu cau, bánh kẹo, các loại củ luộc, tiền vàng và bát nước tinh khiết.

Mâm cúng cô hồn tại Miền Nam: so với người miền Bắc và người miền Trung, mâm cúng cô hồn của người miền Nam có phần phong phú và đa dạng hơn, cụ thể: 

  • Một đĩa muối trắng, một đĩa gạo và 5 đĩa cơm vắt
  • 12 chén cháo trắng nhỏ và 12 cái đũa (hoặc thìa) kèm theo
  • 12 cục đường thẻ, mía ( chặt từng khúc nhỏ có độ dài từ 15cm, để nguyên vỏ)
  • Bánh kẹo, 3 ly nước, 3 cây nhang và 2 ngọn nến nhỏ
  • Các loại bỏng, khoai lang luộc và ngô luộc
  • Tiền mặt bao gồm nhiều mệnh giá lớn nhỏ khác nhau
  • Mâm ngũ quả (cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung,…), lọ hoa tươi và trầu cau

Mặc dù chưa có một quy định cụ thể nào về cách sắp xếp giấy tiền vàng bạc khi cúng cô hồn. Tuy nhiên, gia chủ cần sắp xếp sao cho vừa thể hiện được sự gọn gàng, lại vừa thể hiện được tính thẩm mỹ cho mâm cúng. Dưới đây là cách sắp xếp được nhiều gia đình áp dụng nhất hiện nay: 

Gia chủ nên đặt các bộ quần áo chúng sinh ở phía dưới cùng, lớp tiếp theo là giấy tiền vàng bạc và những vật dụng khác. Cách sắp xếp cần đảm bảo sự gọn gàng, lại thuận tiện cho việc di chuyển. Ngoài ra, việc sắp xếp đẹp mắt cũng là cách để thể hiện tấm lòng thành của gia chủ với những vong linh xấu số.

cach sap xep tien vang cung co hon
Nên đặt các bộ quần áo chúng sinh ở phía dưới cùng, lớp tiếp theo là giấy tiền vàng bạc và những vật dụng khác

Khi sắp xếp tiền vàng lên mâm, gia chủ đặt theo tứ phương, mỗi phương đặt cây hương theo số lẻ từ 3, 5 hoặc 7. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những món đồ cần có, gia chủ bày biện tất cả trong một cái nia hoặc mâm lớn, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh gia đình. 

Sau khi cúng xong, gia chủ tiến hành hoá tiền vàng, quần áo để các vong hồn ma quỷ nhận và đi ngay. Đồng thời, đi ra phía trước cửa nhà để rải gạo và muối theo bốn phương tám hướng. Tuyệt đối không được mang đồ cúng cô hồn vào nhà ngay khi lễ vừa kết thúc. 

Rải gạo trước và rắc muối sau, vừa tung gia chủ vừa niệm “A Di Đà Phật, điều lành đêm tới, điều dữ tiêu tan, A Di Đà Phật”. Bởi theo chuyên gia phong thuỷ, rải gạo để cho quỷ đói ăn và rắc muối để xua đuổi chúng đi. 

Một trong những nghi thức đặc trưng không thể khi cúng cô hồn là hoạt động “giật cô hồn”. Người xưa quan niệm rằng, càng nhiều người tới giành giật mâm cúng thì gia chủ càng gặp nhiều may mắn trong tương lai. Do đó, đây là hoạt động được cả “người chủ” lẫn “người giật” hưởng ứng mạnh mẽ. 

Những điều cần lưu ý khi cúng cô hồn

Cúng cô hồn là một lễ cúng đặc biệt, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong ngày rằm tháng 7. Do đó, việc thờ cúng sao cho đúng cách được rất nhiều quan tâm. Bởi chỉ một chút thiếu sót làm “ma quỷ giận hờn” cũng sẽ khiến gia chủ và gia quyến gặp những điều không may. Một số điều quan trọng mà gia chủ cần lưu ý khi cúng cô hồn đó là:

Lễ vật cho mâm cúng cô hồn cần chuẩn bị chu đáo và đầy đủ nhất. Theo quan niệm dân gian, lễ vật được bày trí càng nhiều thì các vong linh càng được hưởng thụ nhiều lộc hơn. Tuy nhiên, gia chủ vẫn cần cân đối dựa theo điều kiện kinh tế của gia đình. 

Một thứ không thể thiếu trong bất kỳ một mâm cúng cô hồn nào chính là cháo trắng loãng. Tương truyền, những vong linh này có phần thực quản rất hẹp nên việc ăn uống những món ăn bình thường khác rất khó khăn. 

Lễ cúng cô hồn cần sự chu đáo, đủ đầy nhưng không được tổ chức quy mô rầm rộ như lễ Vu Lan. Khi “giật cô hồn”, nên để trẻ em tới giật cỗ, còn nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi mang cho ăn mày, người nghèo. Nên đặt lễ cúng ở ngoài trời, hành lang, tuyệt đối không được đặt trong nhà.

nhung luu y khi cung co hon
Một thứ không thể thiếu trong bất kỳ một mâm cúng cô hồn nào chính là cháo trắng loãng

Người xưa khuyên rằng, cúng cô hồn tốt nhất nên cúng đồ chay. Việc hạn chế sát sinh sẽ khiến các linh hồn cơ cực sớm được siêu thoát. Lễ vật hay tiền vàng khi cúng cô hồn phải có tối thiểu 15 lễ, quần áo chúng sinh nên từ 20 cho tới 50 bộ là hợp lý. 

Ngoài ra, khi cúng gia chủ không nên cầu xin bất cứ thứ gì, chỉ nên thành tâm gửi hương đăng trà quả lấy lộc cho các linh hồn. Trẻ con, người già và phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên tới gần trong khi cúng cô hồn. Bởi đây là những đối tượng mà cô hồn dã quỷ dễ trêu chọc và quấy rối nhất.

Bài văn khấn rằm tháng 7 chỉ nên đọc khi lễ cúng đã được bắt đầu, việc đọc trước được coi là điều không tốt. Ngoài ra, không được ăn vụng đồ cúng bởi điều này sẽ khiến ma quỷ tức giận, chuốc họa vào thân. Đồng thời, giữ cho những loài động vật như chó hay mèo tránh xa khu vực mâm cúng trong khoảng thời gian hành lễ. 

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về vấn đề Cúng cô hồn ngày nào? Tìm hiểu phong tục cúng cô hồn 3 miền. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp gia chủ hiểu tường tận hơn về phong tục cúng cô hồn. Từ đó, thực hiện được một buổi lễ trang trọng, nhanh chóng và chu đáo nhất. Giúp gia chủ và gia đình gặp được nhiều may mắn, tránh được những vận hạn, xui xẻo trong tháng cô hồn. 

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bàn thờ Thần Tài để trên cao được không? Có phạm kỵ không?

Xuất phát từ điều kiện cũng như nhu cầu từ thực tế, không ít người có mong muốn để bàn thờ Thần Tài để trên...

Bàn thờ Thần Tài bị ánh nắng chiếu vào có ảnh hưởng gì không?

Trong phong thuỷ, việc đặt bàn thờ Thần Tài đúng cách để thu hút tài lộc là điều rất quan trọng. Thông thường, vị trí...

Văn khấn Thần Tài Thổ Địa hàng ngày, cầu tài lộc, bình an

Thờ cúng Thần Tài hàng ngày một việc không thể thiếu, đặc biệt với người kinh doanh, buôn bán. Trong đó, văn khấn là một...

Văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên, thần linh theo phong tục Việt

Rằm tháng 7 hàng năm được coi là một ngày lễ lớn và đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Bởi đây là...