Văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên, thần linh theo phong tục Việt

Rằm tháng 7 hàng năm được coi là một ngày lễ lớn và đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Bởi đây là ngày xá tội vong nhân và cũng trùng với dịp lễ Vu lan báo hiếu. Tất cả mọi người con Việt Nam trên khắp mọi miền tổ quốc đều hướng về tổ tiên, cội nguồn và các đấng sinh thành. Để một nghi thức cúng diễn ra hoàn hảo, tất nhiên không thể thiếu bài văn khấn truyền thống. Cùng Đời Sống Phong Thuỷ tìm hiểu ngay những bài Văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên, thần linh theo phong tục Việt. 

Thứ tự văn cúng Rằm Tháng 7

Trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam, một năm có hai ngày cúng rằm quan trọng nhất là rằm tháng giêng và rằm tháng bảy. Trong đó, có hai lễ hội lớn được tổ chức trong cùng ngày rằm tháng 7 đó là: Lễ vu lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân (cúng cô hồn). Mặc dù được tổ chức chung một ngày, nhưng hai lễ này được xuất phát từ hai nguồn gốc khác nhau.

thu tu cung ram thang 7
Có hai lễ hội lớn được tổ chức trong ngày rằm tháng 7: Lễ vu lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân (cúng cô hồn)

Vu lan báo hiếu là ngày lễ đặc biệt để cầu siêu thoát của cha mẹ, ông bà tổ tiên trong nhiều đời trước. Dịp để con cháu trên trần báo đáp công ơn nuôi dưỡng, sinh thành và hướng về cội nguồn yêu thương. Bởi vậy, các gia đình tại Việt Nam đều tổ chức mâm cúng tươm tất, trang trọng hơn ngày thường để cúng bái gia tiên, thần linh. 

Ngoài ra, tháng bảy âm lịch hằng năm còn được gọi là “tháng cô hồn”. Theo quan niệm dân gian, rằm tháng 7 là khoảng thời gian hiếm hoi mà các vong linh được Diêm Vương xá tội cho phép quay trở lại dương gian. Cánh cửa quỷ môn quan sẽ hoàn toàn đóng lại, kêu gọi ma quỷ trở về vào cuối ngày 15 tháng 7. 

Bởi vậy, nhà nhà đều tất bật làm mâm cúng cô hồn cho các vong linh các được thọ hưởng, nhanh chóng thoát sinh về cảnh giới an. Thể hiện ước mong ma quỷ không quấy phá, nhũng nhiễu tài lộc, sức khỏe gia đình trong tháng này. Nói chung, đây là lễ cúng dành cho những cô hồn không có nơi ở, không được thờ cúng đàng hoàng. 

Có rất nhiều nghi thức được diễn ra trong đại lễ rằm tháng 7 khiến nhiều người không biết thứ tự cúng như thế nào cho chuẩn? Văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên, thần linh như thế nào để mang tới bình an, may mắn cho gia đình?

Vào ngày rằm tháng 7, trước tiên gia chủ nên tiến hành lễ cúng Vu Lan báo hiếu ở chùa trước, tại gia sau. Nếu gia đình có thờ Phật thì phải làm thêm mâm cúng để đặt lên bàn thờ. Trong trường hợp không có bàn thờ Phật riêng thì gia chủ cần sắp xếp mâm cúng Phật ở cao nhất. Tiếp đến mâm cúng thần linh, mâm cúng gia tiên ở dưới cùng. 

Nghi thức cúng chúng sinh không được làm trong nhà mà phải làm ngoài sân, ngoài cổng hay trước cửa nhà. Và dĩ nhiên, mâm cúng này cũng được bày biện ở ngoài trời. 

Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Với một một nghi lễ cúng, mâm cỗ sẽ được điều chỉnh, bày trí sao cho phù hợp. Mâm cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải “mâm cao cỗ đầy”, tuỳ vào điều kiện gia đình mà bày biện cho hài hoà. Điều quan trọng nhất là gia chủ cần thành tâm, mong muốn thể hiện sự biết ơn của mình tới thần linh, gia tiên là được. 

Mâm cúng gia tiên, thần linh rằm tháng 7

Mâm cúng gia tiên, thần linh dùng để cảm tạ các vị thần linh đã phù hộ độ trì cho gia quyến được bình an. Ngoài ra, còn để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cầu nguyện cho các vong linh sớm siêu độ. Do đó, đa phần người Việt Nam thường chuẩn bị mâm cúng mặn, nhưng nếu cúng chay được thì tốt hơn. 

Một mâm cúng cơ bản bản thường có: một con gà trống còn nguyên, xôi hoặc bánh chưng, canh, rượu trắng. Những món ăn còn lại xuất hiện trên mâm cúng tùy thuộc vào nhu cầu mỗi gia đình: tôm hấp sả, chả nem, thịt bò xào,…

Ngoài ra, còn phải có: đĩa trầu cau (số lượng tùy thuộc vào văn hoá gia đình), chè, trái cây, bình hoa tươi, vàng mã (tiền thỏi, tiền giấy, quần áo và một số vật dụng cần thiết tương tự như người dương).

mam cung ram thang 7
Mâm cúng gia tiên, thần linh dùng để cảm tạ các vị thần linh đã phù hộ độ trì cho gia quyến được bình an

Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7

Ngoài mâm cúng gia tiên và thần linh, người Việt còn chuẩn bị một mâm cúng bố thí cho cô hồn. Đây là mâm cúng dành cho những vong linh thất thế lỡ vận, lang thang nơi trần thế không ai thờ cúng mà cũng chưa được siêu thoát. Theo đó, mâm cúng chúng sinh trước khi đọc văn khấn rằm tháng 7 gồm những thứ sau: 

  • 5-10 bát cháo trắng tương ứng với 5 -10 cái đũa 
  • Một đĩa muối trắng vừa đủ, một đĩa gạo đầy
  • Tiền giấy các loại và tiền trần ( tiền VNĐ mệnh giá tuỳ loại)
  • Hoa quả gồm 5 loại quả khác nhau và một bình hoa 
  • Một chai rượu trắng chưa dùng qua
  • Bánh kẹo: các loại bỏng, bim bim, kẹo lạc,…
  • Các loại củ luộc như: khoai luộc, sắn luộc, ngô luộc,…
  • Quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ bằng giấy nhiều màu sắc
  • Ba cốc nước nhỏ, nhang và hai ngọn nến

Lưu ý: lễ cúng chúng sinh tuyệt đối không được làm lễ mặn, nếu không sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si của đám cô hồn. Trong đó, muối và cháo để chung một mâm, tiền vàng thì bày ra một mâm khác. Gia chủ rải tiền ra mâm theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và mỗi hướng đặt 3 cây hương. 

Văn khấn rằm tháng 7 cúng thần linh

Thời gian đọc văn khấn rằm tháng 7 cúng thần linh tốt nhất nên vào buổi sáng. Văn khấn thần linh hiện nay có rất nhiều bản thể, tùy vào mỗi địa phương và gia đình mà nội dung cũng khác nhau. Gia chủ có thể tham khảo bài văn khấn được Đời Sống Phong Thuỷ sưu tập dưới đây: 

van khan than linh ram thang 7
Bài văn khấn thần linh trong ngày rằm tháng 7

Văn khấn rằm tháng 7 cúng tổ tiên

Văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên cũng giống như linh hồn của một buổi lễ trang nghiêm. Bài văn như lời chỉ đường dẫn lối cho ông bà, gia tiên tiền tổ quy tụ về mâm cúng của gia đình. 

van khan ram thang 7 cung gia tien
Bài văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên

Văn khấn rằm tháng 7 cúng chúng sinh

Theo chuyên gia phong thuỷ, nghi thức cúng chúng sinh tốt nhất nên làm khi chiều tối, từ 17h trở đi. Như đã đề cập, lễ cúng này phải được đặt ngoài trời, tốt nhất là trước cổng chính của ngôi nhà. Sau khi bày biện xong xuôi, gia chủ đọc bài văn khấn rằm tháng 7 cúng chúng sinh chuẩn nhất đến từ cuốn văn khấn cổ truyền Việt Nam dưới đây: 

van khan cung chung sinh ram thang 7
Bài văn khấn cúng chúng sinh trong ngày rằm tháng 7

Văn khấn rằm tháng 7 cúng phóng sinh

Sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng chúng sinh, gia chủ tiến hành phóng sinh chim, cá, tôm, ốc, cua,… Việc phóng sinh là là phát tâm từ chính gia chủ, không bắt buộc phải có. Bài văn khấn rằm tháng 7 cúng phóng sinh được đọc như sau: 

van khan cung phong sinh ram thang 7
Bài văn khấn cúng phóng sinh trong ngày rằm tháng 7

Những lưu ý khi cúng và đọc văn khấn Rằm tháng 7

Lễ cúng thần linh, gia tiên và lễ cúng cô hồn trong rằm tháng 7 là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Thực tế, rất nhiều gia đình vì muốn tiết kiệm thời gian, chi phí mà gộp hai lễ này lại làm một. Đây là một điều không được khuyên làm dù xét theo ý nghĩa nào đi chăng nữa. 

Lễ cúng thần Phật, gia tiên cần được làm ở trong nhà để cảm tạ công ơn lớn lao của các đấng bề trên. Đối với bàn thờ Phật, gia chủ nên chuẩn bị một mâm cỗ chay gồm có: canh rau củ, giò chay, chả chay, nem nấm, đậu hũ,… Hoa tươi cắm bàn thờ Phật nên dùng những loại có mùi hương tinh khiết như: hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ. Tuyệt đối không dùng những loại có mùi hương quá nồng, hoa tạp hoặc hoa dại.

Sau khi dâng lễ và lạy Phật, gia chủ có thể tụng kinh Vu Lan để hiểu rõ hơn về ngày này. Hồi hướng công đức giúp cho những người thân trong gia quyến nhanh chóng được siêu sinh tịnh độ. 

nhung luu y khi doc van khan ram thang 7
Lễ cúng thần linh, gia tiên và lễ cúng cô hồn trong rằm tháng 7 là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau

Trước khi đọc bài văn khấn rằm tháng 7, gia chủ cần phải ăn mặc chỉnh tề và lịch sự để thể hiện sự tôn kính, tránh mạo phạm thần linh. Bài văn khấn nên được in ra để đọc cho rõ ràng, rành mạch hơn. Tránh đặt bài văn khấn rằm tháng 7 quá xa tầm mắt gây khó đọc, gián đoạn mạch lời khấn nguyện.

Văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên, thần linh không nên đọc quá to, âm thanh chỉ cần vừa đủ, nhất là khi đọc huý của thần linh hay ông bà tổ tiên. Theo quan niệm dân gian, việc đọc to được cho là phạm huý, mặt khác còn khiến những cô hồn lang thang bên ngoài nghe được, sẽ vào tranh lộc. 

Khi đọc văn khấn rằm tháng bảy cúng chúng sinh, gia chủ bày tỏ tâm nguyện và lòng thương của mình với các cô hồn, mong họ sớm thoát khỏi trần gian đau khổ. Sau khi đã hoàn tất lễ cúng, gia chủ rải gạo và muối ra trước cổng nhà hoặc cổng ngõ, vàng mã thì đem hạ mà hoá đi. Tuy nhiên, việc hoá vàng mã không được thực hiện tùy ý mà phải được hoá riêng theo thứ tự cấp bậc: thần linh, gia tiên, chúng sinh. 

Rằm tháng bảy là một ngày đại lễ đặc biệt quan trọng, và cũng là nét đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam. Trong những ngày này, bài văn khấn rằm tháng 7 cúng gia tiên, thần linh theo phong tục Việt là thứ được nhiều gia đình quan tâm và tìm kiếm nhất. Hy vọng với những bài văn khấn được sưu tầm ở trên sẽ giúp gia chủ có một lễ cúng chỉn chu và hoàn hảo nhất. 

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cúng cô hồn ngày nào? Tìm hiểu phong tục cúng cô hồn 3 miền

Mỗi khi đến tháng 7 âm lịch hàng năm, nhà nhà lại chuẩn bị đồ lễ để cúng cô hồn. Với mong cầu cho những...

Văn khấn chuyển bàn thờ Thần Tài và an vị bàn thờ Thần Tài cần biết

Bàn thờ Thần Tài là một đồ vật linh thiêng và mang ý nghĩa tâm linh to lớn, đặc biệt là người với kinh doanh,...

Cách bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp đúng, tránh phạm điều kỵ

Dân gian xưa quan niệm, nhà cửa mà bề bộn thì vượng khí năm mới khó lòng chào đón. Do đó, cứ mỗi dịp năm...

Có nên đặt bàn thờ Thần Tài dưới bàn thờ Gia Tiên?

Những hộ gia đình làm kinh doanh, buôn bán hay doanh nghiệp đặc biệt coi trọng tới việc thờ cúng Thần Tài để mang lại...