Mùa tính theo lịch âm hay lịch dương? Cách tính 4 mùa trong năm

Chúng ta hẳn đã quen với khái niệm mùa, 4 mùa trong năm như một cách nhận biết sự khác biệt của khí hậu. Trên thực tế, rất ít người biết cách xác định mùa trong năm như thế nào? Vậy mùa tính theo lịch âm hay lịch dương mới đúng? Cách tính 4 mùa trong năm ra sao? 

Các cách tính 4 mùa trong năm phổ biến hiện nay

Mùa theo cách hiểu phổ biến hiện nay là sự phân chia các khoảng thời gian trong một năm dựa vào chu kỳ của thời tiết. Tại các khu vực có khí hậu ôn đới hoặc nằm ở vị trí vùng cực, một năm sẽ được chia làm bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ (hè), thu, và đông. Trong khi đó, tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, người ta chỉ chia một năm có hai mùa: mưa và khô chủ yếu dựa vào sự thay đổi của lượng mưa trong năm.

Mùa tính theo lịch âm hay lịch dương mới chính xác?

Từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã biết quan sát và dựa vào sự thay đổi của thời tiết tại các thời điểm khác nhau trong năm để tính ra lịch âm. Sau đó, họ căn cứ vào lịch âm để ước lượng thời gian, dự đoán thời tiết tại thời điểm đó: nóng, lạnh, mát mẻ, mưa, nắng hay có điểm bất thường gì hay không? Từ các dự đoán về thời tiết, người xưa tính toán giúp công việc nông nghiệp, đồng áng trở nên thuận lợi, mùa thu hoạch dồi dào hơn.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp các thuật ngữ dùng để chỉ các khoảng thời gian khác nhau trong năm: xuân phân, hạ chí, thu phân, tuyết nhỏ,…trên các tờ lịch treo tường. Chúng còn xuất hiện trong cả thơ ca như hai câu thơ lục bát trong truyện Kiều của Nguyễn Du nói đến tiết thanh minh, mọi người sẽ dành thời gian đi thăm mộ người thân, tổ tiên,…

Các mùa trong năm sẽ được tính dựa vào lịch dương

Lịch âm được xây dựng dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Tuy nhiên, vì chu kỳ này chỉ có 354 ngày trong một năm nên có sự chênh lệch lớn so với lịch dương 365 ngày. Theo đó, nếu dựa vào lịch âm để tính các mùa hoặc tiết khí của mùa thì mỗi năm sẽ có sự khác biệt rõ rệt đặc biệt các những năm nhuận sẽ có thêm cả một tháng âm.

Đối với lịch dương, mỗi năm có cố định 365 ngày dựa trên sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất khi quay đến các vị trí liên quan tới điểm phân thì sẽ chia ra mùa tương ứng. Ví dụ Trái Đất quay đến điểm xuân phân, chính là thời điểm của mùa xuân.

Thông thường, chu kỳ này không quá chênh lệch, tối đa từ là 1 đến 2 ngày, nên năm nay khí tiết trời vào ngày nào trong tháng thì năm sau cũng sẽ tương ứng như vậy. Do đó, việc xác định mùa hay tiết khí của các mùa sẽ cố định và dễ nhớ hơn.

Thực tế, vì Trái Đất nằm trong hệ Mặt Trời nên chịu tác động rất mạnh mẽ từ nó. Trái Đất vừa quay quanh chính mình vừa quay quanh Mặt Trời, do đó, ở mỗi tọa độ khác nhau của Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng bởi kinh độ của Mặt Trời và mang đến các kiểu thời tiết khác nhau. Mỗi tiết khí được hình thành từ chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời kết hợp với sự thay đổi về góc nghiêng tạo bởi hoạt động tự quay quanh trục so với mặt phẳng quỹ đạo.

Như đã chia sẻ ở trên, lịch âm có chu kỳ ngắn hơn so với lịch dương 11 ngày, đó là lý do khoảng 3 năm, chúng ta sẽ có một năm nhuận thêm một tháng. Việc tính mùa hay tiết khí của các mùa nếu dựa vào lịch âm sẽ có sự xáo trộn, khó xác định. Do đó, tiết khí hay mùa trong năm đều sẽ dựa vào lịch dương để xác định.

Theo lịch dương, mỗi năm sẽ có rất nhiều tiết khí trong đó có 24 tiết khí chính được chia làm 4 mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, và mùa đông. Tiết khí của mỗi mùa sẽ có thời tiết đặc trưng và xuất hiện khi Mặt Trời ở các vị trí kinh độ khác nhau.

Các cách tính 4 mùa trong năm dựa vào tháng và nhiệt độ

Mùa trong năm có rất nhiều cách xác định dựa vào các yếu tố khác nhau. Nếu như không dựa vào lịch, chúng ta sẽ có cách phân chia mùa nào khác hay không?

Phân chia mùa dựa vào các tháng trong năm

Hiện nay, các mùa trong năm nếu được phân chia theo tháng thì mỗi mùa sẽ kéo dài trong 3 tháng. Mùa xuân diễn ra trong các tháng 3, 4, 5; tiếp đến là mùa hạ trong các tháng 6, 7, 8; mùa thu cũng diễn ra trong 3 tháng 9, 10, 11, và cuối cùng là mùa đông trong tháng 12, tháng 1, 2 của năm kế tiếp.

Cách chia mùa theo tháng như thế này mang tính tương đối nên rất dễ nhớ, tuy nhiên, nó không thể hiện được sự khác biệt hay đặc trưng của các mùa trong năm. Bởi như chúng ta đã biết, khí hậu Trái Đất được chia thành nhiều đới, tại các vị trí khác nhau, vĩ độ, độ cao so với mực nước biển khác nhau thì dù trải qua cùng một khoảng thời gian nhưng khí hậu hay nhiệt độ tại các nơi sẽ không giống nhau.

Các mùa trong năm nếu được phân chia theo tháng thì mỗi mùa sẽ kéo dài trong 3 tháng

Phân chia mùa trong năm theo nhiệt độ khí hậu

Dựa vào nhiệt độ, người ta chia 4 mùa sẽ có mức nhiệt trung bình khác nhau. Nhiệt độ quy định mùa xuân sẽ từ 10 đến 12 độ C, nhiệt độ quy định mùa hè sẽ cao hơn 22 độ C, mức nhiệt quy định mùa thu giống với mùa xuân, trong khi, mức nhiệt quy định mùa đông chỉ dưới 10 độ C.

Với cách tính này, con người đã cảm nhận rõ hơn sự khác biệt giữa các mùa dựa vào nhiệt độ. Tuy nhiên, cách phân chia này có phần phức tạp đối với nhiều người vì nó mang tính học thuật nhiều hơn.

Bốn mùa gồm những tiết khí gì? Đặc điểm của từng mùa

Mặc dù theo lịch dương, mỗi năm có rất nhiều tiết khí nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu 24 tiết khí chính, đặc trưng nhất cho 4 mùa trong năm để thấy rõ được sự khác biệt của các mùa này nhé.

Tiết khí chính của mùa xuân

Tiết Lập Xuân: Đánh dấu sự bắt đầu của mùa xuân và nó xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 315 độ, khoảng thời gian diễn ra tiết Lập Xuân hằng năm sẽ là ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2.

Tiết Vũ Thủy: mang theo mưa và sự ẩm ướt thường xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 330 độ, tiết Vũ Thủy bắt đầu từ khoảng ngày 18 hoặc ngày 19 tháng 2 hằng năm.

Tiết Kinh Trập: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 345 độ mang đến kiểu thời tiết thuận lợi cho sâu bọ, côn trùng phát triển. Tiết này bắt đầu từ khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 3.

Tiết Xuân Phân: Là khoảng thời gian giữa mùa xuân khi kinh độ Mặt Trời ở 0 độ, thời gian bắt đầu tiết này khoảng ngày 20 hoặc ngày 21 tháng 3.

Tiết Thanh Minh: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 15 độ; đây là khoảng thời gian có tiết trời đẹp, tươi sáng nên người ta thường thường đi viếng mộ người thân. Thời gian bắt đầu tiết Thanh Minh thường là khoảng ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4.

Tiết Cốc Vũ: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 30 độ mang theo kiểu thời tiết mùa rào, độ ẩm cao; thời gian bắt đầu tiết Cốc Vũ sẽ khoảng ngày 20 hoặc ngày 21 tháng 4.

Mùa xuân được coi là mùa khởi đầu trong năm, nằm giữa mùa hè và mùa đông. Thời tiết mùa xuân tương đối dễ chịu, nền nhiệt ổn định và rất ấm áp thường giao động trên dưới 20 độ C. Mùa xuân độ ẩm thường lớn, nặng nhẹ nhàng rất thuận lợi cho việc trồng cấy trong nông nghiệp.

Bên cạnh thời tiết đẹp, đây cũng là khoảng thời gian diễn ra rất nhiều lễ hội lớn nhỏ tại Việt Nam bởi mọi người có nhiều thời gian nghỉ ngơi sau một năm lao động mệt mỏi.

Các tiết khí chính của mùa hạ

Tiết Lập Hạ: Là tiết khí đánh dấu sự chuyển giao từ mùa xuân sang hạ thường xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 45 độ. Khoảng thời gian bắt đầu tiết Lập Hạ là ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 5.

Tiết Tiểu Mãn: Thường bắt đầu trong khoảng thời gian ngày 21 hoặc 22 tháng 5 khi kinh độ Mặt Trời ở 60 độ. Vào thời gian này sẽ có lũ nhỏ xuất hiện.

Tiết Mang Chủng: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 75 độ, tiết Mang Chủng bắt đầu từ khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 6, đây cũng là ngày chòm sao Tua Rua chiếu sáng.

Tiết Hạ Chí: Đánh dấu thời gian giữa hè, xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 90 độ, tiết này thường bắt đầu khoảng ngày 21 hoặc ngày 22 tháng 6 hằng năm.

Tiết Tiểu Thử: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 105 độ, vào khoảng thời gian ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 7, nó mang đến kiểu thời tiết nóng nhẹ, nhiệt độ vừa phải.

Tiết Đại Thử: Với đặc trưng thời tiết oi nóng, khó chịu; xuất hiện khi Kinh độ Mặt Trời ở 120 độ và bước vào những ngày cuối tháng 7 khoảng ngày 22 hoặc 23.

Nền nhiệt của mùa hạ thường cao nhất trong năm mang theo kiểu khí hậu nắng nóng bởi đây là khoảng thời gian Trái Đất đón nguồn năng lượng lớn nhất từ Mặt Trời. Không chỉ nắng nóng, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mùa hè còn mang theo mưa giông hoặc bão. Trong nông nghiệp, mùa hè là khoảng thời gian cây trái sinh sôi, ra hoa kết quả và chờ đợi mùa thu hoạch sắp đến.

Nền nhiệt của mùa hạ thường cao nhất trong năm mang theo kiểu khí hậu nắng nóng

Các tiết khí chính của mùa thu

Tiết Lập Thu: Đây là khoảng thời gian đánh dấu bắt đầu mùa thu khi kinh độ Mặt Trời ở 135 độ và thường sẽ rơi vào ngày 7 hoặc ngày 8 của tháng 8 hằng năm.

Tiết Xử Thử: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 150 độ, mang theo kiểu thời tiết mưa ngâu kéo dài, tiết Xử Thử thường bắt đầu từ ngày 23 hoặc 24 tháng 8.

Tiết Bạch Lộ: Bắt đầu từ ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 9 hằng năm, khi kinh độ Mặt Trời ở 165 độ, khoảng thời gian này nắng nhạt hơn và bớt oi nóng.

Tiết Thu Phân: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 180 độ, khoảng thời gian bắt đầu thường vào ngày 23 hoặc 24 tháng 9, đánh dấu thời điểm giữa thu.

Tiết Hàn Lộ: Có kiểu thời tiết mát mẻ, dễ chịu; xuất hiện khi Kinh độ Mặt Trời ở 195 độ; tiết Hàn Lộ rơi vào khoảng ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 10.

Tiết Sương Giáng: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 210 độ và rơi vào khoảng thời gian ngày 23 hoặc ngày 24 tháng 10. Kiểu thời tiết đặc trưng khi tiết này xuất hiện là sương mù khắp nơi.

Đặc trưng của mùa thu là kiểu thời tiết mát mẻ, nắng dịu hơn; vào cuối thu sương mù nhẹ sẽ xuất hiện và cảm giác se se lạnh vào buổi tối và sáng sớm. Nhiều loại cây kết trái và bắt đầu quá trình rụng lá, các loại hoa dần nở rộ và đua nhau khoe những màu sắc rực rỡ.

Các tiết khí chính của mùa đông

Tiết Lập Đông: Thường bắt đầu từ khoảng này 7 hoặc ngày 8 tháng 11 tùy từng năm, khi kinh độ Mặt Trời ở 225 độ. Đây là tiết khí khởi đầu cho màu đông.

Tiết Tiểu Tuyết: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 240 độ, khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 22 hoặc ngày 23 tháng 11, một số nơi có thể có hiện tượng tuyết đầu mùa rơi.

Tiết Đại Tuyết: Bắt đầu khoảng thời gian ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 12 khi kinh độ Mặt Trời ở 255 độ, thời tiết lúc này lạnh khi tuyết rơi dày đặc với lượng lớn ở các nơi.

Tiết Đông Chí: Xuất hiện vào khoảng ngày 21 hoặc 22 tháng 12 khi kinh độ Mặt Trời ở 270 độ cũng là thời gian giữa của mùa đông.

Tiết Tiểu Hàn: Mang theo kiểu thời tiết rét nhẹ, không quá khó chịu. Tiết Tiểu Hàn xuất hiện vào khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 1 năm sau khi kinh độ Mặt Trời ở 285 độ.

Tiết Đại Hàn: Xuất hiện khi kinh độ Mặt Trời ở 285 độ và bắt đầu từ khoảng ngày 20 hoặc 21 tháng 1 năm sau, thời tiết thường rét buốt, lạnh lẽo vô cùng.

Tại Việt Nam, màu đông sẽ được cảm nhận rõ rệt hơn khi bạn ở miền Bắc. Sự chênh lệch nhiệt độ thường khá lớn, có thể có nắng nhưng thời tiết vẫn rất rét buốt và khô. Cây cối vào mùa đông thường rụng bớt lá, dành năng lượng ủ ấm cho mầm cây chờ mùa xuân đâm chồi mạnh mẽ.

Mỗi mùa trong năm đều được phân chia theo nhiều cách khác nhau, và mang những điểm đặc trưng riêng khiến mọi người đều yêu thích. Chúng ta sẽ dựa vào đặc điểm, khí hậu của mỗi mùa để sắp xếp cho mình những trải nghiệm thích hợp và ý nghĩa.

Mùa tính theo lịch âm hay lịch dương? Cách tính 4 mùa trong năm dù có sự khác biệt nhất định nhưng cũng không quá quan trọng. Việc tìm hiểu cách tính các mùa trong năm đơn giản giúp bạn tăng thêm hiểu biết, phục vụ cho công việc (đặc biệt với ai làm nông nghiệp) hoặc giúp bạn có thêm những trải nghiệm tốt hơn vào mỗi mùa trong năm.

3.3/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

24 Tiết khí trong năm: Tên gọi, ý nghĩa, cách tính

Khi xem thời gian trên những tấm lịch treo tường, chúng ta thường bắt gặp cụm từ “tiết khí”. Theo đó, mỗi một năm sẽ...

Ngày Nguyệt Kỵ Là Gì? Những Điều Nên Và Không Nên Làm Để Tránh Xui Xẻo

Ngày Nguyệt Kỵ là gì? Có thật sự là ngày xấu hay không khi dân gian ta vẫn truyền tai nhau câu nói: "Đi chơi...

Cách Tính Ngày Trong Tháng Theo 12 Con Giáp Chính Xác Nhất

Từ thời xa xưa, mặc dù chưa có nhiều công cụ hiện đại, ông cha ta đã có thể tính lịch âm dựa vào 12...

Hướng Dẫn Chọn Ngày Cưới Hỏi Để Hạnh Phúc Viên Mãn

Cưới hỏi được xem là một trong những sự kiện quan trọng số một trong cuộc đời mỗi con người. Do đó, hướng dẫn chọn...