Ngày Vãng Vong Là Những Ngày Nào? Cần Kiêng Kỵ Những Gì

Ngày Vãng Vong theo quan niệm xưa được hiểu là “Ngày đi không về” mang ý nghĩa rất xấu. Để đánh giá sâu hơn về quan điểm này, bạn cần tìm hiểu ngày Vãng Vong là những ngày nào? Cách tính ngày này? Cần kiêng kỵ những gì? Và cách hóa giải đơn giản.

Ngày Vãng Vong là gì? Cách tính đơn giản theo lịch âm

Để biết ngày Vãng Vong là gì, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của từ vãng vong. Đây là từ ghép Hán Việt với “vãng” mang nghĩa là di chuyển, đi lại; “vong” có nghĩa là không. 

Vãng vong là chỉ việc đi mà không quay trở lại. Nhiều người cho rằng đây là “ngày đi không về” nên cảm thấy khá rùng rợn. Vãng Vong là ngày đại kỵ, cực kỳ xấu.

Vãng Vong là “ngày đi không về”

Thực tế, ngày Vãng Vong còn có tên gọi khác là ngày Thổ Kỵ. Sao Vãng Vong (hay sao Lục Sát) được xem là một trong bốn hung tinh nên có thể khẳng định ngày Vãng Vong chắc chắn là ngày xấu. 

Tuy nhiên, liệu chúng ta sẽ phải kiêng kỵ tất cả các công việc vào ngày Vãng Vong để tránh tai ương, xui xẻo hay không?

Theo “Hiệp kỷ biện phương thư” luận rằng Vãng Vong kỵ những việc như: Nhậm chức, tiến quan, cưới hỏi, đón dâu, xuất hành, nhận con nuôi, chữa bệnh, săn bắn, đánh cá, xuất quân,…

Còn “Sách thông thư vạn sự” và “Ngọc hạp chánh tông” cho rằng Vãng Vong kỵ xuất hành, cưới hỏi, nhậm chức, cầu mưu, xuất quân,…

Hay “Kham dư kinh” thì có quan điểm, Vãng Vong kỵ phong quan tiến chức, xuất quân chinh phạt, đi xa quay trở về nhà, cưới gả, tìm thầy chữa bệnh,…

Do đó, ngày Vãng Vong tuy là ngày xấu nhưng sẽ kỵ các việc về: xuất hành, cưới hỏi, phong quan, nhậm chức, tìm thầy chữa bệnh,… Phàm những việc khác chúng ta vẫn có thể tiến hành bình thường mà không cần quá lo lắng quá nhiều.

Để tính được ngày Vãng Vong theo từng tháng, có thể dựa vào bài thơ “Ngọc hạp chánh tông” lưu truyền qua nhiều đời:

Bài thơ “Ngọc hạp chánh tông” được lưu truyền qua nhiều đời

Giải nghĩa: Các số trong bài thơ tương ứng với 12 tháng trong năm. Các con vật tương ứng với 12 con Giáp và được hiểu là ngày trong tháng. Từ đó, ta có thể luận hiểu như sau:

  • Tháng 1, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Dần (Hùm/Hổ)
  • Tháng 2, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Tỵ (Rắn)
  • Tháng 3, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Thân (Khỉ)
  • Tháng 4, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Hợi (Lợn)
  • Tháng 5, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Mão (Mèo)
  • Tháng 6, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Ngọ (Ngựa)
  • Tháng 7, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Dậu (Gà)
  • Tháng 8, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Tý (Chuột)
  • Tháng 9, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Thìn (Rồng)
  • Tháng 10, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Mùi (Dê)
  • Tháng 11, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Tuất (Chó)
  • Tháng 12, ngày Vãng Vong rơi vào các ngày Sửu (Trâu)

Ngoài ra, trong cuốn “Hiệp kỷ biện phương thư” cũng lý giải thêm về cách tính ngày Vãng Vong theo bốn tháng một.

  • Bốn tháng đầu năm: Giêng, hai, ba, tư lấy bốn thời mạnh, Dần, Tỵ, Thân, Hợi là Vãng vong biểu thị đạo sinh khí của Ngũ hành đi qua mà không trở lại.
  • Bốn tháng giữa năm: Năm, sáu, bảy, tám lấy bốn thời trọng, Mão, Ngọ, Dậu, Tý là Vãng vong biểu thị đạo vượng khí của Ngũ hành đi mà không trở lại.
  • Bốn tháng cuối năm: Chín, mười, mười một, chạp lấy bốn thời quý, Thìn, Mùi, Tuất, Sửu là Vãng vong biểu thị mọi sự vật đều quay về vãng mà vong.

Còn xét tới tính Ngũ hành, chúng ta cũng có Hỏa thông ở Mộc, Mộc thông ở Thủy, Thủy thông ở Kim, Kim thông ở Thổ. Tuy nhiên, Kim sinh Thủy nhưng Kim là Thủy chìm xuống, Mộc sinh Hỏa nhưng Hỏa đốt Mộc. Nghĩa là không có khắc thì sinh cũng không thể sinh, không có chế thì hóa cũng không thể hóa nên được gọi là vãng vong.

Vãng Vong được xem là ngày xấu nên việc biết cách xác định ngày này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chọn ngày tốt để làm các việc hệ trọng. Nhờ đó, bạn có thể tránh được những rủi ro, kém may mắn trong quá trình làm công việc gì đó.

Tổng hợp những ngày Vãng Vong trong năm 2022 theo từng tháng

2022 có những ngày Vãng Vong nào?

Ngày Vãng Vong trong tháng 1 âm lịch năm 2022:

  • Vào chủ nhật, ngày 6/2/2022  – Âm lịch ngày 6/1/2022
  • Thứ 6, ngày 18/2/2022 – Âm lịch ngày 18/1/2022
  • Vào thứ 4, ngày 2/3/2022 – Âm lịch ngày 30/1/2022

Ngày Vãng Vong trong tháng 2 âm lịch năm 2022:

  • Thứ 7, ngày 5/3/2022 – Âm lịch ngày 3/2/2022
  • Thứ 5, ngày 17/3/2022 – Âm lịch ngày 15/2/2022
  • Thứ 3, ngày 29/3/2022 – Âm lịch ngày 27/2/2022

Ngày Vãng Vong trong tháng 3 âm lịch năm 2022:

  • Thứ 6, ngày 1/4/2022 – Âm lịch ngày 1/3/2022
  • Thứ 4, ngày 13/4/2022 – Âm lịch ngày 13/3/2022
  • Thứ 2, ngày 25/4/2022 – Âm lịch ngày 25/3/2022

Ngày Vãng Vong trong tháng 4 âm lịch năm 2022:

  • Thứ 3, ngày 10/5/2022 – Âm lịch ngày 10/4/2022
  • Chủ nhật, ngày 22/5/2022 – Âm lịch ngày 22/4/2022

Ngày Vãng Vong trong tháng 5 âm lịch năm 2022:

  • Thứ 3, ngày 7/6/2022 – Âm lịch ngày 9/5/2022
  • Chủ nhật, ngày 19/6/2022 – Âm lịch ngày 21/5/2022

Ngày Vãng Vong trong tháng 6 âm lịch năm 2022:

  • Thứ 2, ngày 4/7/2022 – Âm lịch ngày 6/6/2022
  • Thứ 7, ngày 16/7/2022 – Âm lịch ngày 18/6/2022
  • Thứ 5, ngày 28/7/2022 – Âm lịch ngày 30/6/2022

Ngày Vãng Vong trong tháng 7 âm lịch năm 2022:

  • Vào chủ nhật, ngày 31/7/2022 – Âm lịch ngày 3/7/2022
  • Thứ 6, ngày 12/8/2022 – Âm lịch ngày 15/7/2022
  • Thứ 4, ngày 24/8/2022 – Âm lịch ngày 27/7/2022

Ngày Vãng Vong trong tháng 8 âm lịch năm 2022:

  • Thứ 7, ngày 27/8/2022 – Âm lịch ngày 1/8/2022
  • Thứ 5, ngày 8/9/2022 – Âm lịch ngày 13/8/2022
  • Thứ 3, ngày 20/9/2022 – Âm lịch ngày 25/8/2022

Ngày Vãng Vong trong tháng 9 âm lịch năm 2022:

  • Vào thứ 5, ngày 6/10/2022 – Âm lịch ngày 11/9/2022
  • Thứ 3, ngày 18/10/2022 – Âm lịch ngày 23/9/2022

Ngày Vãng Vong trong tháng 10 âm lịch năm 2022:

  • Thứ 4, ngày 2/11/2022 – Âm lịch ngày 9/10/2022
  • Thứ 2, ngày 14/11/2022 – Âm lịch ngày 21/10/2022

Ngày Vãng Vong trong tháng 11 âm lịch năm 2022:

  • Thứ 3, ngày 29/11/2022 – Âm lịch ngày 6/11/2022
  • Chủ nhật, ngày 11/12/2022 – Âm lịch ngày 18/11/2022

Ngày Vãng Vong trong tháng 12 âm lịch năm 2022:

  • Thứ 2, ngày 26/12/2022 – Âm lịch ngày 4/12/2022
  • Thứ 7, ngày 7/1/2023 – Âm lịch ngày 16/12/2022
  • Thứ 5, ngày 19/1/2023 – Âm lịch ngày 28/12/2022

Những điều kiêng kỵ và cách hoá giải ngày Vãng Vong

Ngày Vãng Vong hay ngày Lục Sát thuộc một trong bốn hung tinh có thể gieo rắc tai ương cho gia chủ. Đây là ngày xấu, bạn nên tránh làm các việc liên quan tới: xuất hành, cưới hỏi, thăng chức, tìm thầy chữa bệnh. Đặc biệt nhấn mạnh, vì được gọi là “ngày đi không về” nên việc xuất hành, di chuyển càng cần phải tránh.

Việc chọn nhầm hoặc cố thực hiện các công việc vào ngày này có thể khiến bạn gặp tai ương, xui xẻo kéo dài, làm ăn không suôn sẻ, sức khỏe suy yếu làm hao tiền tốn của, tai nạn bất ngờ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Cách hóa giải ngày Vãng Vong

Vì Vãng Vong là ngày xấu nên khiến cho nhiều người cảm thấy hoang mang và lo lắng. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi tìm hiểu thêm về các cách hóa giải ngày này để tránh những điều xui xẻo, không hay sẽ ập tới.

Cách 1: Áp dụng triệt để theo câu nói của ông cha ta: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Khi cần làm bất cứ công việc trọng đại nào, bạn nên xem trước các ngày theo lịch Vạn niên để biết ngày đó có phạm vào các ngày xấu như: Vãng Vong, Nguyệt Kỵ, Tam Nương,…hay không? Nếu trùng vào các ngày xấu đó, bạn nên hoãn hoặc dừng các công việc mình đang muốn thực hiện đề phòng bất chắc.

Cách 2: Trong trường hợp  không thể không tiến hành hoặc tạm hoãn công việc lại, bạn có thể xem lịch lựa chọn giờ Hoàng đạo trong ngày hôm đó kết hợp yếu tố hợp tuổi để công việc được tiếp tục. Qua đó giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra, bạn cần chú ý tránh giờ Hắc đạo bởi ngày xấu kết hợp với giờ xấu có thể khiến công việc của bạn sẽ càng tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, để khắc chế ngày Vãng Vong, người ta còn sử dụng cơ chế “chế sát”. Để sử dụng, cần có sự hiểu biết sâu và chính xác về quy tắc tương khắc trong Ngũ hành. Cụ thể, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy nên ví dụ ngày Vãng Vong là ngày Hỏa, bạn nên chọn làm công việc vào giờ Thủy. Vì Thủy khắc Hỏa nên mức độ xấu của ngày Vãng Vong có thể sẽ được giảm bớt.

Ngày Vãng Vong là những ngày nào? Cần kiêng kỵ những gì? Cách để hóa giải ngày này ra sao đều là những kiến thức được truyền lại từ nhiều đời. Tuy Vãng Vong được coi là ngày xấu nhưng trong cuộc sống hiện đại, chúng ta chú ý, cẩn trọng khi làm mọi việc thì ắt kết quả sẽ tốt đẹp. Thông tin trên, bạn cũng chỉ nên tham khảo đừng quá mê tín nếu không muốn nhỡ mất những cơ hội lớn trong cuộc đời.

Đánh giá post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những điều kiêng kỵ trong ngày đầu tháng để cả tháng gặp thuận lợi

Trong văn hóa của người dân Việt Nam thường kiêng kỵ một số điều vào những ngày đặc biệt, trong đó có ngày đầu tháng....

Có nên cắt tóc vào tháng cô hồn? Vì sao nhiều người kiêng?

Theo quan niệm dân gian, hàng năm khi bước vào tháng cô hồn có rất nhiều điều mà chúng ta cần kiêng kỵ. Bởi cô...

Cách Tính Ngày Trong Tháng Theo 12 Con Giáp Chính Xác Nhất

Từ thời xa xưa, mặc dù chưa có nhiều công cụ hiện đại, ông cha ta đã có thể tính lịch âm dựa vào 12...

Ngày Tam Nương Là Ngày Gì? Những Điều Kiêng Kỵ Và Cách Hoá Giải

Ngày Tam Nương là ngày mà bất kỳ người nào nghe tới cũng đều phải “dè chừng”. Bởi ông cha ta quan niệm rằng, nếu...