Ngày Dương Công Kỵ Nhật Là Gì? Cần Kiêng Kỵ Điều Gì Trong Ngày Này

Từ xưa đến nay mọi người thường truyền tai nhau rằng nên tránh xa ngày Dương Công Kỵ Nhật khi khởi sự những việc trọng đại. Nhưng lại ít ai hiểu được tường tận bản chất ra làm sao. Bài viết dưới đây sẽ vén màn bí ẩn về ngày này để bạn được biết và né tránh.

Ngày Dương Công Kỵ Nhật là gì?

Dương Công Kỵ Nhật là ngày gắn liền với hàng loạt điều đại kỵ mà bất kỳ ai cũng nên tránh để đề phòng tai nạn, hiểm họa không đáng có. Đặc biệt phải kể tới những việc trọng đại và gắn liền với cuộc sống lâu dài của mỗi cá nhân: xây sửa nhà cửa, ăn hỏi, cưới xin, nhận việc làm, khai trương cửa hàng,…

Điển hình như xây dựng nhà cửa vào ngày Dương Công Kỵ Nhật thì dẫu không gặp hoả hoạn cũng sẽ gặp tai nạn. Nếu cưới hỏi vào ngày này thì vợ chồng dễ lục đục, cãi vã, ảnh hưởng tới hạnh phúc lứa đôi.

Nguồn gốc của ngày Dương Công Kỵ Nhật

Từ “Dương” trong “Dương Công Kỵ Nhật” chính là họ của người đã phát hiện ngày xấu này và đưa vào áp dụng thực tế. Vậy ông thầy họ “Dương” này là ai? 

Ông chính là một nhà đẩu số tài ba Dương Quân Tùng, ông sinh ra và lớn lên vào cuối thời nhà Đường ( triều đại thuộc nhà nước Trung Quốc hiện nay, được thành lập vào năm 617 và sụp đổ vào năm 916). Người đời phong cho ông là Đại Tổ Sư Phong Thuỷ. 

nguon goc cua ngay duong cong nhat ky
Nguồn gốc của ngày Dương Công Kỵ Nhật

Dương Quân Tùng vốn là vị quan chịu trách nhiệm lớn nhất về các vấn đề thiên văn, chiêm tinh và dự đoán những sự kiện quan trọng của đất nước thời bấy giờ. Sử sách lưu truyền rằng, nhờ dự đoán trước được vận số nhà Đường đã hết nên ông đã mang theo các bộ sách quý về quê nhà nghiên cứu.

Sau khi hồi hương, ông lập phái Phong Thuỷ Loan Đầu, tiếp tục giảng dạy và dẫn dắt cho lớp thế hệ sau. Đồng thời giúp đỡ trong việc xây dựng, kiến thiết và dự toán tương lai cho người dân ở khắp mọi nơi. 

Với trí tuệ và tài năng của mình, ông đã mang lại vận khí tốt cho nhiều gia đình giúp cuộc sống ấm no tốt đẹp hơn. Vì lẽ đó mà ông được người dân ca tụng là Dương cứu bần. Hiểu nôm na nghĩa là ông thầy họ Dương cứu giúp kẻ nghèo.

Gắn liền với cuộc đời đó là học thuyết luận về ngày Dương Công Kỵ Nhật – Một trong những công trình quý giá mà Dương Quân Tùng để lại cho hậu thế. Ông đã khám phá ra những ngày xấu và ứng dụng vào đời sống hàng ngày. Nhờ đó mà nhiều người đã tránh được những tai nạn, vận hạn không đáng có.

Cách tính ngày Dương Công Kỵ Nhật

Ngày Dương Công Kỵ Nhật là một trong những ngày trăm sự đều kỵ. Vậy ngày Kỵ Nhật là những ngày nào? Có nhiều tài liệu bàn về vấn đề này tuy nhiên hầu như đều ra một kết quả là ngày Dương Công Kỵ Nhật khởi đầu từ ngày Nguyên đán khởi tú giác và dựa theo 28 tú thứ tự thuận số. 

Theo lý thuyết, bất kể là tháng đủ hay tháng thiếu thì cứ hai mươi tám ngày sẽ bắt đầu một vòng quay mới. Bắt đầu từ ngày 13 tháng 1 sẽ là ngày bách kỵ, mỗi tháng thoái tự hai ngày, cuối cùng tháng Chạp là ngày 19. Tổng cộng lại là mười ba ngày.

Đặc biệt, Tháng 2 sẽ là ngày 12 thay vì là ngày 11. Điều này gây ra một số tranh cãi trong giới phong thuỷ. Tuy nhiên, theo nhiều sách cổ thì ngày 12 là ngày chính xác hơn và hầu hết các thầy phong thủy đều lấy ngày 12 là ngày Dương Công Kỵ Nhật của tháng 2 thay vì ngày 11.

cach xac dinh ngay duong cong ky nhat
Cách xác định ngày Dương Công Kỵ Nhật

Cụ thể, theo cuốn Ngọc hạp thông thư của Hứa Chân Quân thì ngày Dương Công Kỵ Nhật theo các tháng như sau:

  • Mùa xuân (tính theo lịch âm): 13/1, 12/2 và 9/3.
  • Mùa hạ (tính theo lịch âm): 7/4, 5/5 và 3/6.
  • Mùa thu (tính theo lịch âm): 8/7, 29/7, 27/8 và 25/9.
  • Mùa đông (tính theo lịch âm): 23/10, 21/11 và 19/12.

Như vậy, có tới 13 ngày Dương Công Nhật Kỵ trong 1 năm. Mỗi tháng có 1 ngày, duy chỉ có tháng 7 có tới 2 ngày. Bởi tháng 7 âm lịch thường có trường khí xấu do ứng với quẻ “Bĩ” trong kinh dịch, dương khí suy tàn âm khí phát sinh và thịnh vượng.

Tương tự áp dụng cách tính đó ta sẽ có ngày dương công kỵ nhật trong năm 2022 theo lịch dương (lịch mặt trăng) như sau:

  • Mùa xuân (tính theo lịch dương): 13/2/2022, 14/3/2022 và 9/4/2022.
  • Mùa hạ (tính theo lịch dương): 7/5/2022, 3/6/2022 và 1/7/2022.
  • Mùa thu (tính theo lịch dương): 5/8/2022, 26/8/2022, 22/9/2022, 20/10/2022.
  • Mùa đông (tính theo lịch dương): 16/11/2022, 14/12/2022 và 10/1/2023.


Ngày Dương Công Kỵ Nhật cần kiêng kỵ gì

Ngày Dương Công Kỵ Nhật mang lại trường khí không cát lợi vì vậy trăm sự không nên làm để tránh điềm hung. Mặc dù trăm sự trong ngày Dương Công đều xấu nhưng đặc biệt với lĩnh vực xây dựng lại càng phải kiêng kỵ hơn. Không nên cử hành những việc quan trọng như động thổ, khởi công, đào giếng, tu sửa, tôn tạo,… 

Chẳng những dừng lại ở mức độ phong thuỷ dương trạch mà cả phong thuỷ âm trạch cũng được quán triệt tuyệt đối. Tóm lại, ngày này sẽ đại kỵ với động thổ khởi công nhà cửa, an táng và xây dựng mộ phần. Nếu cố tình làm vào ngày Dương Công Kỵ Nhật thường sẽ phải chịu hậu quả rất nặng nề về cả kinh tế, sức khỏe, tâm linh… 

Ngay duong cong ky nhat kieng ky gi
Ngày Dương Công Kỵ Nhật cần kiêng kỵ những gì?

Vì vậy, mỗi một công trình xây dựng đều được xem xét kỹ lưỡng để tránh ngày Kỵ Nhật giúp cho quá trình thi công được suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió. 

Bên cạnh đó, những việc tốt như khai trương, ký kết hợp đồng, báo hỷ, báo sinh,… cũng cần tránh xa ngày Dương Công Kỵ Nhật. Bởi nó có thể chuyển đổi từ cát thành hung, dễ mang lại xui xẻo, điềm dữ. Nếu việc chuyển đổi thành hung thì còn đáng lo ngại hơn nhiều.  

Cách hóa giải khi phải thực hiện công việc vào ngày Dương Công Kỵ Nhật

Trong ngày Kỵ Nhật thường mang lại những trường khí xấu, không ổn định. Vì vậy, bạn có thể sử dụng một số vật phẩm phong thuỷ giúp hấp thu nguồn dương khí mạnh mẽ, thu hút nhiều tài lộc như: Quả cầu đá thạch anh, vòng tay phong thuỷ, tỳ hưu, tượng Phật bản mệnh,…

Từ cổ chí kim, những việc trọng đại đặc biệt như việc xây nhà, xây cửa… rất coi trọng về Phong Thủy. Mặc dù biết rằng sự thành công của một công việc còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng không thể phủ nhận rằng, việc lựa chọn thời điểm là vô cùng quan trọng.

Ta nên hiểu rằng, một công trình có hướng tọa độ tốt và bối cảnh xung quanh địa hình hài hoà, thì cũng phải chọn đúng thời điểm thì mới thực sự cát lợi. Như ông bà ta từ xưa đã có câu “ đầu xuôi thì đuôi mới lọt”. Nếu ngay từ đầu chúng ta đã đi sai đường thì hậu quả còn kéo dài mãi không thôi. Và có lẽ đó là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng không mong muốn.

Vì thế khi làm những công việc quan trọng như thế này cần xem kỹ càng để chọn được ngày giờ tốt. Từ đó, nó sẽ mang lại khí lành, dồi dào tài lộc giúp mọi việc được suôn sẻ theo ý nguyện. Đồng thời đem lại sự bình an và hạnh phúc cho bản thân và gia đạo. 

Vậy chọn thời điểm thế nào là tốt? Gia chủ có thể tham khảo một số điều sau:

  • Về năm, phong thuỷ có các hướng Tam sát, Thái tuế, Ngũ hoàng rất đáng sợ cần kiêng kỵ. Nếu như lỡ động thổ, xây dựng có thể gây hoạ phá sản, chết người. 
  • Về tuổi, tuổi chủ nhà không được phạm vào một trong 3 đại kỵ là Kim Lâu – Hoang Ốc – Tam Tai.
  • Về ngày, ngoài việc chọn ngày phù hợp với bản mệnh của gia chủ thì cần tránh xa ngày Dương Công Kỵ Nhật để mọi chuyện diễn ra tốt lành.

Trên đây là những thông tin thú vị về Ngày Dương Công Kỵ Nhật là gì? Cần kiêng kỵ điều gì trong những ngày này mà bạn cần biết để tránh làm một số việc đại sự như xây dựng, tôn tạo và khởi công… Như ông cha ta đã nói có “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì thế nếu biết trước được ngày này bạn có thể đưa ra phương án hợp lý để luôn gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hướng Dẫn Chọn Ngày Cưới Hỏi Để Hạnh Phúc Viên Mãn

Cưới hỏi được xem là một trong những sự kiện quan trọng số một trong cuộc đời mỗi con người. Do đó, hướng dẫn chọn...

Giờ Dậu Là Mấy Giờ? Người Sinh Giờ Dậu Có Số Mệnh Thế Nào?

Theo văn hoá Á Đông, cách tính giờ được người xưa gắn liền với những linh vật đặc biệt, đó chính là 12 con giáp....

Những điều kiêng kỵ trong ngày đầu tháng để cả tháng gặp thuận lợi

Trong văn hóa của người dân Việt Nam thường kiêng kỵ một số điều vào những ngày đặc biệt, trong đó có ngày đầu tháng....

Mùa tính theo lịch âm hay lịch dương? Cách tính 4 mùa trong năm

Chúng ta hẳn đã quen với khái niệm mùa, 4 mùa trong năm như một cách nhận biết sự khác biệt của khí hậu. Trên...