Ngày Xá Tội Vong Nhân 15/7 là ngày gì? Nguồn gốc ý nghĩa Rằm Tháng Bảy

Rằm tháng bảy hay ngày xá tội vong nhân là ngày rằm lớn nhất trong tín ngưỡng thờ cúng của người dân Việt Nam. Vậy ngày xá tội vong nhân là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này? Và cần đặc biệt lưu ý những điều gì trong ngày xá tội vong nhân? 

Ngày xá tội vong nhân là ngày gì?

Người Việt Nam ta vẫn thường hay nói: “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”. Theo phong tục dân gian Việt Nam, rằm tháng bảy (15/7 âm lịch) hay còn được gọi là ngày xá tội vong nhân là ngày lễ quan trọng trong văn hóa thờ cúng của Việt Nam. 

net dep trong van hoa tho cung
Nét đẹp trong văn hóa thờ cúng tại Việt Nam

Theo từ điển tiếng việt, “xá tội” tức là tha cho, miễn cho những tội, nghiệp, “vong nhân” là linh hồn của người đã khuất. “Xá tội vong nhân” tức là tha thứ cho những lỗi lầm, tội, nghiệp mà con người gây ra lúc còn sống. 

Hiểu theo nghĩa sâu xa, cứ vào tháng 7, cụ thể là từ ngày 2 tháng 7 âm lịch đến ngày 14 tháng 7 âm lịch hằng năm, cánh cửa Âm phủ sẽ mở ra, dẫn lối cho ngạ quỷ, chính là những linh hồn không có người thờ cúng hoặc lúc còn sống gây ra tội nghiệp nặng nề trở về dương thế. 

Ngoài ra, để tránh bị quấy nhiễu, thoát khỏi mọi sự tai ương, người dân thường dâng mâm cúng cô hồn vào ngày này và đây cũng là cơ hội để mọi tù nhân ở địa ngục được ân xá, thoát sanh về cảnh giới an lành. 

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày xá tội vong nhân? 

Bàn về nguồn gốc ngày xá tội vong nhân, có vô vàn những câu truyện, biến thể về nguồn gốc của ngày này. Tuy nhiên, có hai quan điểm được lưu truyền rộng rãi nhất. Đầu tiên là theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam và thứ hai là theo điển tích của phật giáo. 

phat a nan da thi thuc an cho nga quy
Phật A Nan Đà thí thức ăn cho ngạ quỷ

Hai quan điểm này có những cách diễn giải khác nhau nhưng đều có những điểm chung nhất định về mặt ý nghĩa, cụ thể như sau:

Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, vào rằm tháng bảy, người dân Việt Nam không chỉ cúng cô hồn, ngạ quỷ tránh sự quấy nhiễu của chúng, mà còn vì đức tin, một lòng mong ngóng cho linh hồn của tiên tổ, người thân được thoát kiếp ngạ quỷ, ra khỏi địa ngục, an nghỉ nơi chín suối. 

Theo tích truyện của phật giáo, vào một buổi tối nọ, khi thích phật A Nan Đà đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa xuất hiện và nói với phật A Nan Đà rằng, trong vòng 3 ngày sau Đức Phật sẽ chết và bị hóa thành Diệm Khẩu Quỷ. 

Trước lời nói của ngạ quỷ, Đức Phật đã hỏi chúng bày cách hóa giải hoạn nạn này. Diệm Khẩu Quỷ liền nói với A Nan Đà rằng người phải thí cho chúng thức ăn, cúng dường Tam Bảo thì mới thoát được kiếp nạn này lại được tăng thêm tuổi thọ. 

Đức Phật tin lời, đồng thời còn tụng kinh siêu độ giúp ngạ quỷ có thể siêu thoát. Từ đó trở đi, dân chúng cũng vì tránh tai ương và sự phiền nhiễu của lũ quỷ mà học hỏi, làm theo Đức Phật và ngày lễ xá tội vong nhân cũng từ vậy mà ra. 

Tuy nhiên, ngày xá tội vong nhân hay rằm tháng bảy còn ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa, đậm tính nhân văn khác, thể hiện tấm lòng từ bi, bao dung độ lượng của con người Việt Nam. Những câu truyện, sự tích về ngày này là cốt lõi để củng cố thêm niềm tin của con người trong việc hành sự, tích đức khi còn ở dương thế. 

Ngoài ra, việc cúng bái lễ vật cho những linh hồn “qua đường”, lang thang, cơ nhỡ càng thể hiện rõ được sự bao dung, đức độ, từ bi của người trần thế. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc, vô cùng đẹp của con người Việt Nam.

Những điều nên và không nên làm ngày xá tội vong nhân?

Ngày xá tội vong nhân vốn là ngày quan trọng bởi ý nghĩa và nguồn gốc ra đời của nó. Bởi lẽ đó, mọi người dân Việt Nam luôn mong muốn có thể hoàn thành ngày lễ một cách chu toàn nhất. Việc hiểu các tập tục và nghi thức cúng lễ cùng những điều kiêng kỵ là những việc làm được ưu tiên hàng đầu trong ngày này. 

Theo tín ngưỡng dân gian, ngày 15/7 được coi là ngày xá tội vong nhân, và sau ngày này thì người cõi âm sẽ không thể nhận được đồ cúng lễ, không được phổ độ, thoát sanh khỏi kiếp ngạ quỷ. 

mam cung co hon day du
Mâm cúng cô hồn đầy đủ ngày 15/07 âm lịch

Như đã nói, vào tháng bảy hằng năm, cánh cửa Quỷ Môn Quan sẽ mở, giải phóng cho lũ quỷ làm loạn dương thế từ ngày 2 tháng 7 âm lịch đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Do đó, người dân có thể bắt đầu làm lễ cúng trong vòng từ ngày 2 tháng 7 âm lịch đến trước 12h trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch và được thực hiện vào giờ Dậu (17h-19h). Sở dĩ phải làm vào giờ này vì người ta tin rằng, ánh sáng ban ngày sẽ khiến các linh hồn trở nên yếu ớt, không thụ hưởng được lễ vật.

Ngoài ra, cần hết sức lưu ý trong việc cúng bái, về cách bày trí mâm cúng, và ưu tiên lễ cúng phật, gia tiên trước. Bởi lẽ, tháng bảy cũng là tháng có lễ Vu Lan báo hiếu, do đó cần thực hiện 2 nghi lễ này trước vào buổi sáng, sau đó mới thực hiện lễ xá tội vong nhân.

Về lễ vật cúng ngày xá tội vong nhân, có thể cúng đồ chay, đồ mặn tùy từng vùng miền. Tuy nhiên, người ta thường chuẩn bị đồ chay với mục đích để giúp vong linh, cô hồn dễ dàng từ bỏ những ham muốn nơi trần thế, siêu sinh, siêu thoát về cõi vĩnh hằng. Bạn có thể tham khảo thêm các bày trí lễ vật cúng ngày cô hồn ngay bên dưới.

Không nên cúng bái trong nhà, bởi điều này dễ thu hút vong hồn ẩn náu trong nhà bạn, vị trí tốt nhất là nên làm lễ ngay trước cổng nhà.

Không nên giữ lại lễ lộc sau khi cúng bái, thay vào đó nên phân phát đồ cúng cho những người xung quanh để làm phúc, đem lại nhiều may mắn.

Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng ngày rằm tháng bảy

Tùy vào phong tục, tập quán, văn hóa của mỗi vùng miền cũng như hoàn cảnh của mỗi gia đình mà có cách bày biện mâm cúng ngày rằm tháng bảy khác nhau. Đa phần sẽ bao gồm hai mâm: một mâm cúng gia tiên và một mâm cúng chúng sinh. 

Chuẩn bị mâm cúng gia tiên đầy đủ, chi tiết

Đây là mâm cúng thể hiện lòng thành với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng bày tỏ sự hiếu thuận của con cháu mong muốn gia tiên được siêu độ, an nghỉ nơi cực lạc.

Chuẩn bị:

  •  Lá trầu, quả cau (số lượng tùy thuộc vào hoàn cảnh và văn hóa mỗi gia đình).
  • Vàng mã (bao gồm các loại tiền thỏi, tiền giấy, quần áo, một số đồ dùng tạo hình bằng giấy cần thiết như người dương).
  • Một mâm cơm đồ mặn gồm xôi, thịt gà, canh, rượu trắng, các món mặn tùy điều kiện mỗi gia đình hoặc có thể bày một mâm đồ chay gồm xôi trắng, tôm chay, đậu phụ, …
  • Gia chủ ăn mặc lịch sự, tươm tất, tóc tai chỉnh tề.
  • Văn khấn đặt trước mặt vừa tầm mắt, tránh đặt xa, khó đọc gây gián đoạn lời khấn nguyện.

Lưu ý: Thời gian cúng gia tiên tốt nhất là vào buổi sáng.

Văn khấn ngày rằm tháng bảy giống như linh hồn của buổi cúng lễ, là một nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng của người dân Việt Nam. Người ta cũng tin rằng, đọc văn khấn cũng giống như ánh sáng soi đường dẫn lối cho ông bà, tổ tiên cùng các vong hồn chúng sinh quy tụ về với mâm cúng của gia chủ.

Hiện có rất nhiều bản thể, văn khấn gia tiên khác nhau, tùy mỗi vùng miền và mỗi gia đình. Bạn đọc có thể tham khảo văn khấn gia tiên ngay dưới đây, được Đời sống phong thủy sưu tầm từ Tập văn cúng gia tiên của NXB Hồng Đức:

van khan gia tien
Văn khấn Gia Tiên cực chuẩn

Cách bày biện mâm cúng chúng sinh đầy đủ

Mâm cúng chúng sinh giành để cúng những vong hồn lưu lạc, chưa được siêu thoát, lang thang nơi trần thế.

Chuẩn bị:

  • Cháo trắng loãng bày từ 4 đến 5 bát cùng 5 cái thìa.
  • Một đĩa muối trắng vừa đủ.
  • Một đĩa gạo hoặc một bát gạo đầy.
  • Tiền giấy các loại (nên nhờ chủ tiệm vàng mã sắp giúp).
  • Tiền đen (tiền VNĐ các loại mệnh giá tùy mỗi gia đình).
  • Hoa quả (nên bày 5 loại quả khác nhau cùng một bình hoa cúc).
  • Rượu trắng chưa sử dụng, đảm bảo tinh khiết.
  • Các loại củ luộc, cây thân mềm ăn được như: khoai, sắn, mía, ngô…
  • Bánh kẹo: bim bim, các loại bỏng, cốm, kẹo lạc, kẹo dồi…
  • Nhang, hương một bó đủ dùng.

Lưu ý: Tiền vàng nên bày ra một mâm khác, muối và cháo một mâm, các loại lễ vật khác một mâm. Khi bày, tiền vàng rải đều 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng để 3 cây hương.  Nghi lễ cần thực hiện vào buổi chiều tối, tốt nhất là từ 17h trở đi và nên đặt mâm cúng ngoài trời, tốt nhất là trước cổng nhà. 

Giống với văn khấn gia tiên, văn khấn chúng sinh cũng có rất nhiều bản thể khác nhau, tham khảo văn khấn chúng sinh cực chuẩn được sưu tầm từ cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam thuộc NXB Văn hóa Thông tin ngay dưới đây:

van khan chung sinh
Văn khấn chúng sinh siêu chuẩn

Ngày xá tội vong nhân là ngày lễ đặc biệt và cũng là nét văn hóa độc đáo trong tín ngưỡng thờ cúng của người dân Việt Nam. Hy vọng, những thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa, những điều cần lưu ý trong ngày xá tội vong nhân cũng như cách bày biện mâm cúng và văn khấn ngày rằm tháng bảy sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn về ngày lễ trọng đại này. 

Đánh giá post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có nên mua quần áo trong tháng cô hồn không? Lý giải

Tháng cô hồn là tháng ma quỷ lang thang, đeo bám và quấy rối người trên dương thế. Do đó, trong tháng này người ta...

giờ hoàng đạo là gì?
Cách tính ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo, giờ Hắc Đạo

Theo tín ngưỡng dân gian xưa, có hai vị thần thiện và Thần ác thay phiên đi theo hộ mệnh trên từng chặng đường đi...

Giờ Tuất là mấy giờ? Người sinh giờ Tuất vận mệnh thế nào?

Giờ tuất là mấy giờ? Đây có lẽ là câu hỏi được không ít bạn trẻ quan tâm. Những người sinh vào giờ Tuất thường...

Giờ Dậu Là Mấy Giờ? Người Sinh Giờ Dậu Có Số Mệnh Thế Nào?

Theo văn hoá Á Đông, cách tính giờ được người xưa gắn liền với những linh vật đặc biệt, đó chính là 12 con giáp....