Cách bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp đúng, tránh phạm điều kỵ

Dân gian xưa quan niệm, nhà cửa mà bề bộn thì vượng khí năm mới khó lòng chào đón. Do đó, cứ mỗi dịp năm hết tết đến là nhà nhà lại chọn ngày tốt để tiến hành bao sái bàn thờ. Thông thường, việc bao sái sẽ được làm vào ngày 23 tháng chạp. Bao sái tưởng chừng là việc đơn giản nhưng thực tế lại rất quan trọng, cần làm đúng cách nếu không muốn thần linh nổi giận. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết Cách bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp đúng, tránh phạm điều kỵ. 

Tại sao cần bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp? 

Chắc hẳn, ai cũng đã từng nghe tới cụm từ “bao sái bàn thờ” của ông bà cha mẹ trong mỗi dịp cuối năm. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu tường tận công việc này là gì, đặc biệt là những bạn trẻ.

bao sai abn tho ngay 23 thang chap
Ai cũng đã từng nghe tới cụm từ “bao sái bàn thờ” của ông bà cha mẹ trong mỗi dịp cuối năm

Bao sái bàn thờ là cách gọi theo nhà Phật, ám chỉ việc lau dọn vệ sinh bát hương. Đây là một việc quan trọng cần làm để tạm biệt năm cũ, đón chào năm mới sắp sang. Bởi người ta tin rằng, nhà cửa mà bẩn thỉu, bộn bề thì vượng khí cũng khó lòng vào nhà. Người nào càng lười biếng dọn dẹp nhà cửa trong năm mới thì tài lộc bí bách không thông, sức khỏe suy giảm, tình cảm biến động. 

Thông thường, các gia đình thường đợi đến cuối năm, nhằm ngày 23 tháng chạp (tết ông Công ông Táo) để tiến hành bao sái bàn thờ. Bởi theo quan niệm dân gian, đây là ngày ông Công ông Táo về chầu trời nên cần dọn dẹp sạch sẽ để chuẩn bị đón khi các ngài quay về dương gian. 

Mặc dù, ngày mùng một và ngày rằm trong tháng, mọi người đều đã lau chùi, dọn dẹp bàn thờ khi thắp hương. Tuy nhiên, bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp mang ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Vào ngày này, những người thân trong gia đình hướng dẫn nhau cách rút chân nhang và tẩy uế cho bát hương theo đúng phong tục. Nhờ vậy mà bàn thờ năm mới thêm khang trang, sạch sẽ và thoáng đãng. 

Bao sái bàn thờ là nghi thức tốt đẹp trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Thể hiện lòng tôn kính, biết ơn với các bậc thần linh và những người đã khuất. Đồng thời, còn mong cầu một năm mới bình an, tài lộc vượng phát. 

Cách bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp đúng

Cách bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp là vấn đề khiến rất nhiều băn khoăn, không biết làm sao cho đúng để đón một năm mới bình an. Tưởng chừng đây chỉ là việc lau dọn giản đơn, nhưng cũng cần phải thực hành theo đúng trình tự của nó.

Theo chuyên gia phong thuỷ, bao sái bàn thờ gồm hai công việc cần làm đó là: lau dọn bàn thờ và tỉa bớt chân nhang. Thứ tự thực hiện chính xác của công việc này là: tỉa chân nhang trước và lau dọn bàn thờ sau đó. 

Thời điểm tiến hành bao sái bàn thờ 

Như đã đề cập, thời gian cát lợi nhất để tiến hành bao sái bàn thờ là vào ngày 23 tháng chạp hàng năm (tết ông Công ông Táo). Việc này thì ai cũng biết, nhưng nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo thì không phải ai cũng rõ. 

Trên thực tế, xảy ra hai luồng ý kiến trái chiều khi bàn về trường hợp này. Có gia đình quan niệm rằng, nên tỉa chân hương ngay sau lễ cúng ông Công ông Táo. Bởi lúc này, hai vị thần đã đi vắng, nên tranh thủ bao sái bàn thờ để khi các ngài trở lại dân gian, không gian thờ cúng cũng đã được gọn gàng, sạch sẽ. 

thoi diem thich hop bao sai ban tho
Thời gian cát lợi nhất để tiến hành bao sái bàn thờ là vào ngày 23 tháng chạp hàng năm (tết ông Công ông Táo)

Trái lại, người khác lại cho rằng, nên bao sái bàn thờ tinh tươm, gọn gàng xong mới nên thắp hương ông Công ông Táo. Cho đến nay, chưa có một tài liệu ghi chép cụ thể nào khẳng định việc nên bao sái bàn thờ trước hay sau cúng tết Táo Quân là tốt nhất. Nhưng theo chuyên gia phong thuỷ, việc bao sái bàn thờ nên thực hiện sau khi đã hoàn tất nghi thức cúng tết. Giả dụ như nếu cúng ông Công ông Táo vào buổi sáng thì buổi chiều có thể bao sái ban thờ. 

Nếu gia đình cúng vào chiều 23 tháng chạp thì phải đợi đến sáng hôm sau mới được thực hiện nghi thức đó. Bởi yêu cầu công việc này là phải tiến hành vào ban ngày sáng sủa, không thích hợp làm vào buổi tối. 

Chuẩn bị nước bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp

Khi bao sái bàn thờ, gia chủ nên sử dụng nước có hương thơm, nước ấm thay vì sử dụng nước lạnh. Như thế sẽ thể hiện được sự biết ơn với bề trên, tăng thêm phúc phần và tài lộc cho gia đình. Bên cạnh đó, nước lã sẽ không thể rửa trôi mọi vết bẩn, tẩy uế cho bàn thờ tốt như nước rượu gừng, nước ấm và nước ngũ vị hương. 

Dùng nước ngũ vị để bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp

Theo quan niệm dân gian, hương thơm có khả năng thay đổi vận khí, đón chào những điều tốt lành. Do đó, ông cha ta đã sử dụng ngũ vị hương từ năm thứ thảo dược để bao sái bàn thờ. Năm nhiên liệu để tạo nên loại nước này gồm có: quế khô, hồi khô, đinh hương, gỗ vang và bạch đàn. 

Tất cả năm nhiên liệu này đều thuộc tính nóng, do đó được xem là loại nước tốt nhất để bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp. Trong gian dân, thảo mộc được biết biết với công dụng xua đuổi tà khí rất hiệu quả. Ngoài ra, mùi hương của chúng rất dễ chịu, giúp không gian thờ cúng thêm thơm tho và trang nghiêm, xua đuổi côn trùng. 

Cách thức thực hiện khá đơn giản bởi gần như gia đình nào cũng có sẵn năm loại thảo mộc này. Gia chủ chỉ cần mang đun khoảng 1,5 lít nước lọc tinh khiết, sau khi sôi thì bỏ những thảo mộc trên vào nồi. Tiếp tục đun khoảng 3 – 5 phút rồi tắt bếp là được. Dùng khăn sạch chưa từng dùng qua để nhúng vào nước và tiến hành lau dọn bàn thờ như bình thường. Một mẹo nhỏ nếu gia chủ muốn hương thơm giữ được lâu hơn, có thể đun thêm vài phút hoặc tăng lượng thảo mộc nhiều hơn. 

nuoc bao sai ban tho
Mùi hương của nước ngũ vị rất dễ chịu, giúp không gian thờ cúng thêm thơm tho và trang nghiêm

Dùng nước rượu gừng để bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp

Đây là loại nước được nhiều người sử dụng nhất trong việc bao sái ban thờ cũng như tẩy uế, tịnh hoá cho vật phẩm thờ cúng khác. Rượu và gừng đều có tính ấm, tác dụng khử mùi hiệu quả. Gia chủ chỉ việc đập 1 – 2 nhánh gừng, đổ vào rượu là đã có ngay một dung dịch để bao sái bàn thờ đúng chuẩn. 

Lau rửa bàn thờ bằng nước này thì vết bám lâu ngày cũng sẽ nhanh chóng biến mất. Không chỉ vậy, rượu gừng còn giúp thu hút tài lộc, mang lại may mắn trong kinh doanh và cuộc sống. Bởi theo phong thuỷ, chúng có khả năng xua đuổi ma quỷ, những thứ xui xẻo, mang lại phúc khí cho ngôi nhà. 

Nếu tết nhất vội vã khiến gia chủ không có thời gian chuẩn bị những thứ nước trên, nước ấm sẽ là một giải pháp thay thế hiệu quả. Gia chủ chỉ cần đun sôi nước trong khoảng thời gian từ 15-20 phút, đợi cho nguội bớt và dùng khăn sạch để lau như bình thường. 

Cách bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp 

Công việc đầu tiên khi tiến hành bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp là tiến hành tỉa chân nhang. Trước khi tỉa rút chân hương, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc gọn gàng. Đồng thờ mở hết các cửa trong nhà, chuẩn bị đầy đủ vật dụng gồm có: nước bao sái bàn thờ (đã chuẩn bị từ trước), khăn sạch, thau đựng nước, mâm đồng, lễ vật tùy tâm (nến, hương, hoa tươi, trái cây và đồ cúng). 

Các bước bao sái bàn thờ đúng nhất được thực hiện như sau: 

Bước 1: Gia chủ đứng trước bàn thờ, thắp ba nén nhang và cầu khấn xin phép thần linh, ông bà tổ tiên cho phép được rút chân nhang. Đối với văn khấn thì tuỳ nhà, tuỳ thầy mà có bài văn thích hợp. Nếu gia chủ không có tư liệu thì có thể tìm trên mạng và đọc theo cuốn Văn khấn nôm Việt Nam. 

Bước 2: Sau khi hương cháy hết, gia chủ rửa tay sạch sẽ bằng một chút rượu gừng và bắt đầu rút chân nhang. Dùng một tay giữ chặt bát hương, tay còn lại nhẹ nhàng rút từng chân ra cho tới khi còn lại số lẻ. Với bát hương cúng thần linh, người ta thường giữ lại 5 chân, còn với bát hương khác là 3 chân. Nếu cảm thấy tro hương quá đầy thì nên dùng thìa sạch mà múc bớt đi. 

Bước 3: Những chân hương được rút ra thì đặt trên bàn có phủ một tấm vải sạch hoặc tờ giấy đỏ và mang hoá đi. Gia chủ lưu ý kê thêm một miếng tôn ở bên dưới sẽ thu được toàn bộ lượng tro. Sau khi hoá xong, gia chủ mang số tro đó đem rải xuống gốc cây hoặc ao, hồ gần nhà. Tuyệt đối không được mang tro hóa chân hương đổ vào những nơi ô uế hoặc thùng rác. 

cach bao sai ban tho ngay 23 thang chap
Trước khi tỉa rút chân hương, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng và mở hết các cửa trong nhà

Bước 4: Dùng tấm khăn khô sạch để lau toàn bộ bụi bẩn, tàn hương còn vương trên bát hương. Sau đó, dùng tấm khăn sạch khác nhúng nước thơm và lau một vòng xung quanh để tịnh hoá bát hương một lần nữa. Nếu biết chú làm sạch pháp giới, gia chủ nên đọc cùng khi khi lau bát hương. Còn nếu không biết thì nên đeo khẩu trang trong quá trình bao sái. 

Việc này vừa giúp gia chủ không thở ra làm bẩn đồ thờ cúng, lại vừa không hít phải bụi bẩn, tàn hương vào người. Gia chủ lưu ý, phải lau bát hương trước rồi mới tiến hành lau những thứ khác trên bàn thờ. 

Bước 5: Sử dụng nước bao sái bàn thờ đã chuẩn bị từ trước để lau rửa. Đồng thời, hạ toàn bộ những bộ tế phẩm (vàng mã, cành vàng lá ngọc, bùa chú,…) trong năm cũ mang đi hoá. 

Bước 6: Sau khi đã lau dọn sạch sẽ, tiến hành an vị lại những đồ cúng đã hạ xuống vào đúng vị trí trên bàn thờ. Đồng thời, thay lại nước mới cũng như chum gạo (nếu có), khấn một lần nữa để báo cáo thu dọn chân hương đã xong và thỉnh thần linh, gia tiên về ngự lại. 

Gia chủ có thể biện thêm một lễ nhỏ (hoa quả, trầu cau,…), tụng Chú Đại Bi ba lần hoặc Kinh Dược Sư để cầu an cho gia đình. Tuy nhiên, việc biện lễ nhỏ cũng không phải bắt buộc, bởi thần linh luôn chứng giám cho lòng thành tâm chứ không bao giờ đòi hỏi. 

Lưu ý: đối với bàn thờ Phật, gia chủ không nên dùng rượu gừng để lau tượng và ảnh Phật. Tốt nhất, chỉ nên dùng khăn sạch thấm nước sạch ngâm với cánh hoa hồng vàng để lau. Nếu như không có, thì có thể sử dụng nước ngũ vị hương để thay thế. 

Những lưu ý quan trọng khi bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp

Dưới đây là một số điều kiêng kỵ trong quá trình bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp. Gia chủ nên lưu tâm để tránh phạm phải, gây ra những ảnh hưởng xấu không đáng có. 

Những lưu ý khi tỉa bát hương

Theo chuyên gia phong thuỷ, bát hương là nơi an vị yên ổn nhất trên bàn thờ. Nếu di chuyển quá nhiều sẽ chuyển từ hướng tốt sang hướng xấu. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới vận khí, tài lộc và sự bình yên cho gia đình. Do đó, khi bao sái bàn thờ, gia chủ chỉ nên lau bát hương nhẹ nhàng. Tuyệt đối không tự ý đụng chạm hoặc xê dịch bát hương rời lệch vị trí ban đầu. 

Đây là một điều rất quan trọng nhưng không phải ai biết do nếp phong tục sai hay tham khảo tài liệu không chính thống. Nhiều người còn mắc phải sai lầm khi nhấc bát hương ra để rút chân nhang, lọc tro cũ và thay tro mới vào. Trong trường hợp bất khả kháng bắt buộc phải dịch chuyển bát hương thì phải khấn xin cho xê dịch. Sau khi tỉa xong thì xin thần linh, gia tiên cho an vị lại bát hương. 

Khi bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp, nếu gia đình có hai bàn thờ thì phải tỉa chân nhang cho cả hai. Sau khi tỉa chân nhang xong, nếu vứt bừa bãi mà không hoá đi sẽ bị “tán tài”. Mọi món đồ dùng trong quá trình tỉa chân hương khi bao sái bàn thờ phải là đồ mới. Nếu là đồ cũ thì cũng phải là loại chuyên dùng phục trong việc lau dọn bàn thờ.

luu y khi tia bat huong
Khi bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp, nếu gia đình có hai bàn thờ thì phải tỉa chân nhang cho cả hai

Hiện nay, rất nhiều gia đình đình thờ cả đằng nội lẫn bên ngoại trên bàn thờ gia tiên. Việc này hoàn toàn hợp lý dựa theo quan niệm mới “nội ngoại bân bằng như nhau”. Đây là một hành động cao đẹp, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, hiếu kính với mẹ cha. 

Nếu gia đình có nhiều bát hương để thờ những người trong gia đình như: ông bà, cụ tổ,… Vậy thì nên quy lại, chỉ sử dụng một bát hương hội đồng duy nhất để thờ chung là tốt nhất. Đã gọi là bàn thờ gia tiên thì tất nhiên, chỉ nên thờ kính ông bà, tổ tiên nhà mình. Do đó, việc để bát hương thần linh tại đây là không đúng. 

Thậm chí, nhiều gia đình còn để cả tượng Phật và mẹ Quan Âm, như vật lại càng không thể. Bởi xét theo cấp bậc, gia tiên thì cũng chỉ là người thường, không thể “ngồi cùng” với đức Phật với thần linh. Như vậy là thể hiện hành động bất kính, không tôn trọng bề trên. Nếu gia đình có lòng thờ phụng, thì phải lập bàn thờ riêng. 

Một số gia đình không có bàn thờ ông Công ông Táo riêng, mà lại muốn thờ chung trên bàn thờ gia tiên. Nếu vậy, phải đặt bát hương của ông Công phía bên phải (khi nhìn từ ngoài vào), cao hơn bát hương gia tiên. Điều này cũng không hẳn là hợp lý, tốt nhất nên lập riêng bàn thờ cho ông Công ông Táo. 

Bà Cô, Ông Mãnh là những người mất rất sớm trong gia đình, người xưa cho là rất thiêng. Nếu muốn thờ Bà Cô – Ông Mãnh trên bàn thờ gia tiên thì nên dùng bát hương nhỏ hơn, đặt ở vị trí thấp hơn bát hương gia tiên. 

Lưu ý khi dọn rửa, sắp xếp đồ thờ

Trước khi mang những đồ vật trên bàn thờ xuống lau rửa, gia chủ cần nhớ thật kỹ vị trí của từng món đồ. Nếu không thể nhớ thì nên dùng bút để đánh dấu lại. Như vậy thì khi đặt lại bàn thờ sau bao sái mới đảm bảo chính xác. Ngoài ra, loại chổi hoặc khăn lau trên bàn thờ phải sạch sẽ và dùng riêng, không nên chung đụng. Khi dọn dẹp, luôn giữ cho mình cái tâm thanh tịnh, tấm lòng tôn kính với bậc bề trên. 

Đồ vật thờ cúng là những vật linh thiêng, thể hiện sự kính trọng với thần linh, gia tiên. Nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ có thể sẽ làm vận khí suy yếu, thường xuyên gặp phải chuyện chẳng may. Không chỉ bên trên mà phần bên dưới bàn thờ cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. 

Không gian thờ cúng phải thông thoáng để tụ lại sinh khí tốt lành. Từ đó, giúp gia tăng hồng phúc cho con cháu, buôn may bán đắt, vạn sự hanh thông.

luu y khi lau rua ban tho
Khi dọn dẹp bàn thờ, luôn giữ cho mình cái tâm thanh tịnh, tấm lòng tôn kính với bậc bề trên

Hiện nay, rất nhiều gia đình sử dụng chất hoá học không rõ nguồn gốc được bán sẵn để bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp. Tuy có chút tiện lợi nhưng sẽ là “lợi bất cập hại” nếu đó là loại nước bao sái kém chất lượng. Tốt nhất, gia chủ nên dùng chút thời gian để tự làm nước bao sái ban thờ bởi chúng được thực hiện khá đơn giản. Nếu không có thời gian thì trực tiếp sử dụng nước nóng để lau dọn, sẽ an toàn hơn nhiều.

Gia chủ cần cẩn trọng khi sử dụng rượu gừng để bao sái nếu bàn thờ gia đình làm bằng gỗ. Bởi nếu nồng độ dung dịch quá cao có thể dẫn tới hư hỏng, cháy bàn thờ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thay vào đó, hãy sử dụng nước ngũ vị để việc lau dọn được diễn ra thuận lợi, trơn tru. 

Bao sái là một nghi thức quan trọng mỗi dịp tết đến xuân về, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn với bề trên. Bao sái bàn thờ cần phải làm cẩn thận, tuân thủ theo đúng trình tự, bằng không sẽ bất kính với thần linh. Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi Cách bao sái bàn thờ ngày 23 tháng chạp đúng, tránh phạm điều kỵ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, gia chủ có thể áp dụng trong cuộc sống, đón chào một năm mới với nhiều điều tốt đẹp, bình an và thịnh vượng. 

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ gia tiên gia chủ cần biết

Từ bao đời nay, bao sái bàn thờ vẫn là nghi thức tâm linh quan trọng không thể thiếu tại bất kỳ gia đình nào,...

Bàn thờ Thần Tài bị chuột phá là điềm gì? Xử lý ra sao?

Bàn thờ Thần Tài là chốn linh thiêng, phù hộ cho con người trên đường tài lộc, công danh. Do đó luôn cần giữ gìn...

Thay đổi bàn thờ Thần Tài mới và những điều cần phải nắm rõ

Việc thờ cúng Thần Tài sao cho chuẩn phong thuỷ luôn là vấn đề được đón nhận quan tâm đông đảo. Theo các chuyên gia...

Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời cầu năm mới sung túc

Cúng giao thừa (lễ trừ tịch) là phong tục vô cùng quan trọng của người Việt Nam. Bất luận ai đi xa tới đâu cũng...