Văn khấn Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp chuẩn nhất

Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng chạp là nhà nhà lại nô nức chuẩn bị cho dịp cúng ông Công ông Táo. Bởi theo quan niệm dân gian, đây là dịp các vị thần bay về trời báo cáo cho Ngọc Hoàng những việc đã diễn ra trong năm cũ. Trong đó, bài văn khấn Ông Công Ông Táo là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi văn khấn thì có vô vàn, nhưng để chọn được bài khấn hay, hợp nhất với từng hoàn cảnh thì không phải ai cũng biết. 

Tại sao cần bài văn khấn Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp

Trong quan niệm của người Việt Nam, Ông Công Ông Táo là người định đoạt cát hung, suy thịnh và hồng phúc cho cả gia đình. Hồng Phúc này đến từ việc ăn ở phải đạo của gia chủ cùng những thành viên trong gia đình. Ba vị Thần Táo trong trong tín ngưỡng của người Việt Nam được bắt nguồn từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. 

tai sao can doc van khan ong cong ong tao
Ba vị Thần Táo trong trong tín ngưỡng của người Việt Nam được bắt nguồn từ ba vị thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ

Ngày nay, sự tích này đã được việt hoá thành sự tích “2 ông 1 bà” gồm có: thần đất, thần nhà và thần bếp núc. Tuy nhiên, ông bà ta vẫn thường sử dụng cái tên chung gần gũi để gọi là Táo Quân hoặc ông Táo. 

Ngày 23 tháng chạp hàng năm là thời điểm Ông Công Ông Táo cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc tốt – xấu của con người đã diễn ra trong năm vừa qua. Từ đó, Thiên Đình sẽ định đoạt công – tội, thưởng phạt phân minh và điều chỉnh lại những điều chưa tốt trong năm mới. 

Cúng Ông Công Ông Táo là một phong tục tín ngưỡng linh thiêng của người Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về. Nhằm bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng với các vị Thần Bếp đã chăm sóc, cai quản cuộc sống của gia đình trong suốt một năm dài. Đồng thời, mang theo những mong cầu của người dân về một cuộc sống gia đình thuận hoà, hạnh phúc và đầm ấm. 

Chính vì thế, các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn Thần táo chầu trời một cách chu đáo và long trọng nhất. Sau khi mâm cỗ đã được bày biện đủ đầy, giờ hành lễ là khi chủ tọa đọc bài văn khấn Ông Công Ông Táo để bày tỏ lòng thành. Chúng còn là phương tiện để gia chủ trình bày những công việc trong năm qua, mong muốn những điều suôn sẻ trong năm mới. 

Đặc biệt, người kinh doanh, buôn bán,… là người cần viết sớ cúng Ông Công Ông Táo để được “phù trợ” cho việc kinh doanh phát đạt hơn. 

Văn khấn Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp chuẩn nhất

Hiện nay, có rất nhiều dị bản văn khấn Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp,  nhưng không phải bài nào cũng đúng và chuẩn xác. Các gia đình gia đình cần chọn được mẫu văn đầy đủ, bài bản và phù hợp với từng hoàn cảnh. Điều này sẽ tăng thêm sự kính trọng, tôn nghiêm của con cháu với các bậc thần linh, gia tiên. 

Bởi vậy, gia đình cần hết sức lưu tâm tới nội dung của bài văn khấn Ông Công Ông Táo. Sau đây, Đời Sống Phong Thuỷ sẽ giới thiệu 3 bài văn khấn hay nhất để các gia đình cùng tham khảo.

Văn khấn Ông Công Ông Táo cổ truyền Việt

Mẫu văn khấn Ông Công Ông Táo cổ truyền Việt theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam, nhà xuất bản Văn hoá thông tin: 

mau van khan ong cong ong tao co truyen
Mẫu văn khấn Ông Công Ông Táo cổ truyền Việt theo sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Văn khấn nôm Ông Công Ông Táo truyền thống

Mẫu văn khấn nôm Ông Công Ông Táo truyền thống trích từ sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam, nhà xuất bản Văn hoá thông tin: 

van khan ong cong ong tao truyen thong
Mẫu văn khấn nôm Ông Công Ông Táo truyền thống trích từ sách Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Văn khấn Ông Công Ông Táo lưu truyền trong dân gian

Bên cạnh hai mẫu văn khấn trên thì vẫn còn những mẫu văn khấn Ông Công Ông Táo khác được truyền lại trong dân gian. Tuỳ vào từng đặc điểm vùng miền mà sẽ có những dị bản khác nhau. Trong đó, có hai mẫu văn khấn Ông Công Ông Táo được sự đồng thuận từ các nhà nghiên cứu văn hoá như sau:

Mẫu văn khấn Ông Công Ông Táo lưu truyền trong dân gian:

van khan ong cong ong tao luu truyen trong dan gian
Mẫu văn khấn Ông Công Ông Táo lưu truyền trong dân gian

Bài cúng Ông Công Ông Táo lưu truyền trong dân gian được ghi lại như sau:

bai cung ong cong ong tao trong dan gian
Bài cúng Ông Công Ông Táo lưu truyền trong dân gian

Cách cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp

Song song với việc tìm hiểu các bài văn khấn, cách cúng Ông Công Ông Táo sao cho chu toàn là điều mà ai cũng phải quan tâm. Bởi việc phạm phải những sai sót trong lễ tâm nghi linh là một điều đại kỵ khiến ai cũng kiêng dè. 

Lễ vật cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Việc sắm sửa đồ cúng trong dịp tết Ông Công Ông Táo vốn tuỳ thuộc vào điều kiện, nhu cầu của mỗi gia đình. Bởi việc thờ cúng chủ yếu xuất phát từ lòng thành tâm chứ không phải mâm cỗ xa hoa mới là tôn kính.

Theo tục lệ, đồ cúng trước khi đọc văn khấn Ông Công Ông Táo gồm có: một bình hoa, đĩa ngũ quả (mãng cầu, thanh long, trái dừa, đu đủ, xoài). Ba bát (chén) chè trôi nước, ba đĩa xôi, ba đĩa mứt, ba đĩa trà khô, quả cau lá trầu, hương thơm, đèn, rượu, bánh kẹo ngọt. 

Giấy cúng cần thiết gồm có: tiền, vàng, quần áo bằng giấy (mũ cho ông Táo có hai cánh chuồn, còn mũ Táo bà thì không), con ngựa (yên cương đầy đủ). Đặc biệt, nhắc tới Ông Táo thì không thể thiếu cá chép – phương tiện để các ông về chầu trời. 

Ngoài ra, gia chủ còn có thể bày biện mâm cúng tuỳ theo gia đình: cơm, gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), giò, các món xào, canh măng,… để dâng cúng.

Đọc văn khấn Ông Công Ông Táo ở đâu?

Đọc văn khấn Ông Công Ông Táo ở đâu vốn là vấn đề được rất nhiều gia đình thắc mắc. Từ xưa tới nay, người ta vẫn thường thờ cúng Ông Công Ông Táo trên bàn thờ gia tiên. Nhưng trên thực tế, đây lại là hai vị thần khác nhau, bởi Ông Công là người cai quản đất đai, thổ nhưỡng trong nhà. Trong khi đó, Ông Táo lại là ba vị thần trông coi việc bếp núc trong gia quyến. 

Theo chuyên gia, ngày 23 tháng chạp là lễ tiễn chung Ông Công Ông Táo về nhà trời, việc nhiều gia đình tựu lại cúng chung trên bàn thờ là chưa hợp lý. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công vẫn được ngự trên bàn thờ cùng với gia tiên. Theo đó, mâm cúng cũng phải được bày ở hai nơi: trên bếp và bàn thờ gia tiên mới đúng.

Để thể hiện rõ ràng tín ngưỡng của dân gian, bàn thờ ông Táo phải được đặt bên cạnh hoặc bên trên bếp nấu. Mang hàm ý vị thần chuyên cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình và mong muốn “bếp lửa luôn ấm”, gia đình sung túc, hạnh phúc ngập tràn. 

doc van khan ong cong ong tao o dau
Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công vẫn được ngự trên bàn thờ cùng với gia tiên

Thời gian đọc văn khấn Ông Công Ông Táo 

Thời gian diễn ra nghi lễ cúng Ông Công Ông Táo có sự khác nhau rõ rệt theo từng vùng miền như sau:

Người miền Bắc: các gia đình thường làm lễ cúng từ trước đó mấy ngày, chứ không bắt buộc phải đúng ngày 23 tháng chạp. Thông thường, từ ngày 20 tháp chạp là các gia đình đã nô nức tất bật làm lễ, muộn nhất là đến 12h trưa ngày 23 tháng chạp. 

Người miền Trung: bắt đầu làm nghi thức cúng Ông Công Ông Táo từ đêm 22 hoặc rạng 23 tháng chạp âm lịch. 

Người miền Nam: cũng giống như người miền Trung, người miền Nam thường làm lễ cúng vào buổi tối, thời gian từ 20h – 23h. Bởi họ quan niệm rằng, khoảng thời gian tốt nhất để tiễn ông Táo lên gặp Ngọc hoàng là khi đã dùng xong bữa tối. Khi đó, tất cả mọi người đều chuẩn bị nghỉ ngơi, không còn nấu nướng hay sử dụng bếp nữa. 

Những lưu ý khi đọc Văn khấn Ông Công Ông Táo

Để lễ cúng được tiến hành thuận lợi, trang nghiêm nhất, gia chủ cần lưu ý những điều sau đây: 

Khi chuẩn bị mâm cỗ cúng, nếu bạn là Phật tử thì các đồ vật dâng cúng tiễn Ông Công Ông Táo hay gia tiên nên là những đồ thanh tịnh. Dù mâm cúng là mâm chay, mâm mặn hay mặn thì vẫn phải kiêng một số món như: ngan, vịt, dê, chó, ngỗng và chim. 

Đặc biệt, trên mỗi mâm cúng đều phải có cá chép để tiễn đưa các vị Táo về trời. Tuy nhiên, nếu gia đình không có điều kiện mua cá thật về phóng sanh thì có thể dùng cá chép giấy để hoá đi. Khi phóng sinh, tuyệt đối không được ném cá từ trên xuống quá mạnh khiến cá dễ chết. 

Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sự linh thiêng trong việc thờ cúng, bất kính với thần Táo. Gia chủ nên nhẹ nhàng thả cá để chúng bơi thong thả để mang lại ý nghĩa trọn vẹn. 

Hiện nay, nhiều gia đình “phú quý sinh lễ nghĩa” mà có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, xa hoa với mâm cao cỗ đầy, sắm thêm nhiều vàng mã không cần thiết như: máy bay, điện thoại,… Tuy nhiên, những đồ vật vốn không nằm trong phong tục thờ cúng xưa nay. Điều này vừa gây lãng phí, tốn kém không cần thiết, lại vừa gây ô nhiễm môi trường. 

luu y khi doc van khan ong cong ong tao
Dù mâm cúng là mâm chay, mâm mặn hay mặn thì vẫn phải kiêng một số món như: ngan, vịt, dê, chó, ngỗng và chim

Sau cùng, lễ vật quan trọng mà chúng ta cần dâng lên các vị thần là tấm lòng thành và sự kính cẩn của chính bản thân mình. Thông qua phong tục thờ cúng, chúng ta cần tích cực làm nhiều việc tốt, sống lương thiện để tạo phúc đức cho sau này. 

Khi cúng tết Ông Công Ông Táo, gia chủ thắp 3 nén hương (hoặc có thể là 5-7-9 tuỳ ý, miễn sao đó phải là số lẻ). Cắm hương xong, gia chủ vái ba vái và bắt đầu vào bài cúng. 

Bài văn khấn Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp nhất định phải có lời mời các vị thần linh về ngự linh sàng. Đồng thời, phải nêu rõ họ tên, địa chỉ ngôi nhà đang sinh sống cùng lý do cúng bái. Lưu ý, khi khấn không nên xin tài lộc, công danh mà chỉ nên bẩm báo những điều hay đẹp nhất mà gia đình đã làm được trong một năm qua. Cầu xin các thần bỏ qua mọi lỗi lầm trong năm cũ và mong cầu những điều tốt lành trong năm mới. 

Sau khi cúng xong, gia chủ kính lễ đủ 9 lần và đi lùi ba bước thì quay lưng lại để bày tỏ lòng thành kính với bề trên. Chờ hương tàn đến 2/3 là đã có thể xin phép hạ lễ hóa vàng cho các vị thần. Sở dĩ phải đợi hương tàn còn 2/3 là bởi quan niệm xưa cho rằng, chỉ khi hương còn thì Ông Táo mới nhận được đồ cúng. 

Tro hoá xong sẽ được gói trong một tờ giấy sạch sẽ có màu đỏ và đem thả xuống sông, hồ có dòng chảy lưu thông. Tuyệt đối không được đổ xuống những nơi bẩn thỉu, sông sâu, nước bẩn, ao tù. Đến ngày 30 tết phải làm lễ rước Ông Công Ông Táo về ngự lại và đón tết cùng gia đình. Cầu xin các vị thần tiếp tục phù hộ cho đất nước phồn thịnh, nhân dân yên bình, cơm no áo ấm. 

Cúng Ông Công Ông Táo là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt Nam mỗi dịp tết đến xuân về. Chính vì vậy, quý bạn cần chuẩn bị thật cẩn thận mọi bước khi làm lễ cúng để tiễn Ông Táo về trời. Bài viết đã gợi ý những bài Văn khấn Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp chuẩn nhất hiện nay. Mong rằng bạn có thể áp dụng chúng để có một buổi lễ trang trọng, chu đáo tiễn các Táo về chầu trời. 

5/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Văn khấn cúng Cửu Huyền Thất Tổ hàng ngày đúng chuẩn dễ thuộc

Việc thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ vào những dịp lễ quan trọng đã quá quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam. Nhưng đối...

Có nên đặt Bàn Thờ Thần Tài hướng ra cửa? Tốt hay Xấu?

Bàn thờ Thần Tài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người, đặc biệt là với người kinh doanh, buôn bán....

Cúng tất niên gồm những gì? Cách chuẩn bị mâm cúng chu toàn

Tất niên là dịp để các thành viên trong quây quần , đoàn tụ chuẩn bị đón chào một năm mới. Cũng là nghi thức...

Đặt Phật Di Lặc trên bàn thờ Thần Tài: ý nghĩa phong thuỷ cần biết

Đức Phật Di Lặc với nụ cười hả hê, hình dáng mập mạp vốn là hình ảnh vô cùng thân thuộc trên mọi bàn thờ...