Âm Trạch gồm những gì? Kiến thức về phong thuỷ Âm Trạch


Âm trạch và dương trạch là hai khía cạnh lớn nhất trong phong thủy thủy học. Người ta thường dựa vào âm phần để quyết định dương phần, có nghĩa là nơi chôn cất của người đã khuất sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của những người ở lại. Vậy phong thủy âm trạch gồm những gì? và những kiến thức về phong thuỷ âm trạch cụ thể ra sao?

Âm Trạch là gì? 

Phong thủy Dương trạch và Âm trạch là hai phần chính trong lĩnh vực phong thủy học truyền thống. Nếu phong thủy Dương trạch dùng đề cập tới phong thủy nhà ở của người sống thì phong thủy Âm trạch thường được sử dụng để nghiên cứu phong thủy mộ phần cho người đã khuất.

Vậy âm trạch được định nghĩa như thế nào? Trạch là từ ngữ Hán Việt và dùng để chỉ tới vùng đất được sử dụng với mục đích để “ở” cho người còn sống cũng như người đã khuất trong phong thủy. Trạch dành cho người còn sống là không gian sống của con người còn trạch cho người đã khuất chính là mộ phần. Âm trạch chính là phần đất được gia quyến dùng để xây dựng mồ mả cho thế hệ đi trước. 

Quan niệm “trần sao âm vậy” của cha ông đã đã nói lên tầm quan trọng của việc xây dựng lăng mộ cho người đã mất sao cho hợp với phong thủy. Âm trạch được xem như là “ngôi nhà” của người âm. Sau khi họ qua đời, con cháu trong nhà sẽ tìm một mảnh đất có vị thế phù hợp để an táng và làm nơi an nghỉ cho người đã khuất. 

Cổ nhân thường quan niệm rằng, nếu tìm được vị trí đất có âm trạch tốt có thể sẽ giúp cho con cháu đời sau được “nhập thổ vi an”. Việc thiết kế và xây dựng mồ mả đúng phong thủy cũng là cách để thế hệ sau báo hiếu, nhớ ơn công lao của ông bà, cha mẹ.

Âm trạch chính là phần đất được gia quyến dùng để xây dựng mồ mả cho thế hệ đi trước. 
Âm trạch chính là phần đất được gia quyến dùng để xây dựng mồ mả cho thế hệ đi trước.

Ngoài ra, lựa chọn âm trạch rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những người còn sống. Âm trạch của người đã khuất hợp phong thủy thì vận mệnh của các thành viên trong gia đình sẽ gặp nhiều thuận lợi. Ngược lại, nếu âm phần không được coi trọng, mồ mả xây dựng không hợp với phong thủy cũng như không hài hòa với tự nhiên sẽ khiến cuộc sống của con cháu trong nhà gặp nhiều bất lợi. 

Bởi vậy mà phong thủy âm trạch là lĩnh vực được quan tâm với rất nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam. Bởi vì nó cũng gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng như nhớ ơn những người đã khuất.

Âm Trạch gồm những gì?

Âm trạch được mô tả như một nhánh lớn của cây đại thụ phong thủy. Phong thủy Âm Trạch gồm có 5 yếu quyết quan trọng nhất và phức tạp nhất là ngũ pháp gồm long, sa, thủy, huyệt và hướng. Cụ thể đó là:

Long: Được hiểu là mạch đất. Theo kiến trúc của lớp vỏ trái đất mà hình thành nên lớp lang của các tầng địa chất. Phần địa khí xen kẽ các lớp lang chính là Long. Long có chỗ yếu, chỗ mạnh, chỗ rộng, chỗ hẹp, chỗ chìm, chỗ nổi, chỗ ngắn, chỗ dài, chỗ ẩn và chỗ hiện. Long lớn là các mạch núi hoặc dòng sông chạy dài, long nhỏ thường khó phân biệt vì không có biểu hiện bề ngoài.

Huyệt: Chính là trung tâm ngưng tụ của mạch đất và là chỗ có nhiều linh khí. Vì huyệt ở dưới hình dạng là một vạt đất nhỏ nhưng long lại là một mạch chạy dài nên quãng ngưng tụ của long sẽ có phạm vi tương đối lớn. Do đó, quá trình tìm ra huyệt nằm ở chỗ nào là một vấn đề khá khó khăn và rất phức tạp. 

Phải chăng vì vậy mà người xưa thường nói ba năm tầm long và mười năm điểm huyệt, điều này ám chỉ mức độ kỳ công của quá trình này. Chỗ tốt nhất có tên là huyệt vị, nếu mồ mả được chôn điểm trúng chỗ này thì cả dòng tộc sẽ được giàu có, sung sướng và hạnh phúc.

Sa: Chính là đồi núi bao bọc xung quanh huyệt mộ. Núi có thấp, có cao, có thanh, có trọc, có tú, có hiểm, có dáng và có hình. Núi có bản chất như một điểm ngưng kết của toàn bộ khí mạch. Bởi vậy mà đó có thể là núi hung nhưng cũng có thể là núi cát, tùy vào tướng mạo bên ngoài mà người ta sẽ phán đoán đoán được. 

Mộ và núi được ví như chủ và khách nên lấy khách định chủ. Nếu nghĩa trang không có long mạch thì mộ mả cát hay hung sẽ phụ thuộc vào hướng mộ cũng như sự tác động của các ngọn núi ở xung quanh.

Thủy: Hàm nghĩa là nước, hồ nước hoặc vũng nước nhỏ nằm gần mộ phần. Thủy là yếu tố có sức ảnh hưởng rõ ràng nhất, nhiều nhất đến sự hưng vong của mộ. Nếu đó là dòng sông, suối, khe núi thì gia chủ căn cứ vào vị trí của nước chảy đến và nước chảy đi để xét lường họa phúc cho gia đình. 

Nếu đó là ao hồ, đầm nước yên tĩnh thì gia chủ nên căn cứ vào vị trí của nó để định dữ lành cho gia quyến. Không phải vùng đất nào cũng có sa (núi) nhưng lại nhiều nơi dễ có thủy (nước). Bởi vậy việc ứng dụng thủy trong lĩnh vực phong thủy âm trạch được nhiều người dùng nhất hiện nay.

Ngoài ra, âm trạch cũng còn một vài yếu tố phụ nữa để gia chủ có thể dựa vào đây mà áp dụng trong việc xây dựng mộ phần gia tiên cho đúng phong thủy:

Sao: Hàm nghĩa là các vị tinh tú trên trời gây ảnh hưởng trực tiếp tới mộ phần. Các chòm sao dù nằm ở vị trí nào thì ngày đêm tương tác với nhau để tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho mộ phần của người đã khuất. 

Tuy mồ mả nằm dưới đất sâu nhưng sự ảnh hưởng của các vị tinh cầu trên bầu trời lại không hề nhỏ. Xa hóa gần chính là sự vi diệu của đất trời nhằm tạo ra sự nhất quán trong tạo hóa. Phong thủy âm trạch không thể tách rời các sao, chúng tương tự như âm và dương, trái ngược nhưng khăng khít và bổ trợ cho nhau.

Vận: Là mốc thời gian được tính dựa theo chu kỳ dài ngắn khác nhau nhưng đều mang mục đích giới hạn quãng kỳ thịnh và suy của huyệt mộ. Khi vận khí tốt đến thì gia quyến sẽ phất lên, sống trong nhung lụa, công thành danh toại, thành công rực rỡ, con cháu đề huề và gia sản giàu có. Khi vận xấu kéo đến thì gia cảnh trong nhà sẽ đi xuống, sống trong nghèo khó, gặp nhiều hiểm nguy, giống nòi thui chột và sự nghiệp lâm vào cảnh bế tắc.

Tứ linh: từ nghĩ được sử dụng để chỉ 4 con vật linh thiêng trong phong thủy bao gồm thanh long, bạch hổ, huyền vũ, chu tước. Thanh long thường nằm phía bên trái, bạch hổ nằm bên phải, huyền vũ nằm ở phía sau và chu tước nằm ở phía trước. Đây là bốn linh vật thường được các gia chủ gán vào xung quanh mộ phần nhằm bảo vệ cho mồ mả được yên và tùy theo địa thế xung quanh để tỏ tường nhiều ít.

Phong thủy thường nói “cái mộ đại kỵ là nước”, nghĩa là trong quá trình chôn cất người chết mà huyệt ở dưới nước, đồng ruộng hoặc những nơi dễ có nước vô hay đi cải táng, mở mở quan tài ra thấy cá và nước thì đó được xem là đại kỵ. 

Phong thủy Âm Trạch gồm có 5 yếu quyết quan trọng nhất và phức tạp nhất là ngũ pháp gồm long, sa, thủy, huyệt và hướng.
Phong thủy Âm Trạch gồm những gì? Nó có 5 yếu quyết quan trọng nhất và phức tạp nhất là ngũ pháp gồm long, sa, thủy, huyệt và hướng.

Huyệt vị phải khô ráo, âm dương phải được tách biệt thì gia đạo mới ổn thỏa. Theo văn hoá của người Việt, nếu thương ông bà cha mẹ thì nên chôn trong đất gia đình, để con cháu tiện bề nhang khói và không bị lãnh lẽo vì có người thân xung quanh.

Xét về mặt phong thuỷ, khi người đã chết thì cần được chôn cất ở những vị thế đất riêng biệt, không nên ở gần khu vực dân cư. Nhà ở gần nơi chôn mồ mả hay nghĩa địa thì con cháu trong nhà dễ dính vào cờ bạc, rượu chè, hút chích, tệ nạn xã hội còn  phụ nữ dễ gặp cảnh hồng nhan bạc phận và tha phương chốn lầu xanh.

Vạn sự vạn vật trong cuộc sống có sự liên hệ gắn kết mật thiết với nhau, đặc biệt là những người cùng chung huyết thống và có ADN giống nhau. Bởi vậy mà nguồn năng lượng của những người xung quanh sẽ tương tác với nhau. 

Ông bà cha mẹ sẽ có những tương tác nhất định với con cháu đời sau. Nhìn theo góc độ của người phương Đông, khi tổ tiên đã khuất mà đem chôn cất thì vị trí của mộ phẩn sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến vận mệnh của con cháu đời sau.

Ý nghĩa của phong thủy Âm Trạch trong cuộc sống

Cổ nhân cho rằng, người đã khuất núi nhưng linh khí của họ vẫn còn tồn tại và có thể ảnh hưởng tới gia đình cũng như con cháu đời sau nên phong thủy âm trạch sẽ tác động lớn tới gia vận. Trong lĩnh vực phong thủy, âm trạch thường được chia thành hai loại cơ bản là phong thủy vùng núi và đồng bằng. 

Nhiều người Việt cho rằng phong thủy âm trạch không mang bất kỳ ý nghĩa hay tác động nhiều đến người ở dương thế là sai lầm. Thực tế, phong thủy âm trạch gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của gia đình mà còn gây ra những mối nguy hại con cháu trong tương lai. 

Âm trạch là thế giới tâm linh vô hình bởi vậy rất khó để có thể biết được âm trạch có phù hợp phong thủy không. Vì thế, mỗi gia đình cần phải tìm hiểu thật rõ về lĩnh vực phong thủy để việc tiến hành sửa chữa cũng như cải tạo âm trạch của người đã khuất được diễn ra dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Nếu vị trí, thế đất xây dựng mộ phần của người đã khuất có phong thủy tốt sẽ giúp đem lại vận khí, may mắn và nhiều điều an lành cho gia chủ. Tuy nhiên, nếu mộ phần trong gia đạo có phong thủy xấu sẽ tạo ra những họa hại, điềm xấu cho các thành viên trong dòng họ, gia tộc.

Phong thủy vùng núi thường dựa vào nguyên tắc là “Thiên Nhân hợp nhất, Thiên Nhân cảm ứng”, hàm nghĩa trời với người dung hòa làm một và tương thông với nhau.  Phong thủy vùng núi thường yêu cầu sự phối hợp giữa những yếu tố tự nhiên để tạo thành huyết mạch lưu thông. Cụ thể:

  • Dựa vào phương diện lý khí, người ta thường lấy hướng của huyệt làm đích và lý luận ngũ hành sinh khắc để có thể phối hợp với mệnh quẻ của người đã khuất cũng như phương vị của nước với 24 sơn bàn tọa hướng để phân chia kim khiến cho phúc trạch hậu thế được đủ đầy, con cháu sung túc.
  • Phong thủy đồng bằng thường yêu cầu cao về sự phối hợp của lý khí, phải chọn những nơi thoáng đãng và hướng về nơi sung túc. Phong thủy đồng bằng thường dựa theo đuổi cục diện của gió mạnh nước siết để tiên đoán vận mệnh đời sau. Gió càng yếu, nước càng chậm thì gia vận sẽ lâu dài, con trai được đầy đủ nên những vị trí tránh gió lánh mưa thì được xem là tuyệt địa. Tuy nhiên gia chủ cần chú ý đến hướng của tự thân mộ phần và phân kim với cửa sông phối hợp.

Tóm lại, lĩnh vực phong thủy âm trạch thường coi trọng những yếu tố như long mạch, sát sa (đụn cát), điểm huyệt, quan thủy (nước) và phương vị.

Cổ nhân cho rằng, người đã khuất núi nhưng linh khí của họ vẫn còn tồn tại và có thể ảnh hưởng tới gia đình cũng như con cháu đời sau nên phong thủy âm trạch sẽ tác động lớn tới gia vận.
Cổ nhân cho rằng, người đã khuất núi nhưng linh khí của họ vẫn còn tồn tại và có thể ảnh hưởng tới gia đình cũng như con cháu đời sau nên phong thủy âm trạch sẽ tác động lớn tới gia vận.

Phong thủy học rất coi trọng cát có nước bao quanh bởi nước quanh mộ sẽ làm cho sinh khí âm phần được tụ họp. Vì vậy, nếu cát bị tắc lại thì nguồn sinh khí sẽ không bị gió cuốn đi. 

Nếu gia đạo muốn tìm vị trí tốt để đặt mộ phần cho người đã khuất thì hãy lựa chọn nơi núi non uốn lượn để tìm long mạch, thăm dò những vùng có sinh khí rồi lấy ngọn núi ấy làm chính, thường thì tới chỗ núi dừng, sinh khí sẽ ngưng tụ, xung quanh có cát được của mồ mả sẽ không thể kết tụ và đây cũng không phải nơi tốt để tiến hành cải táng mộ.

Tổng hợp các kiến thức về phong thuỷ Âm Trạch

Ông cha ta thường nói “Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự”, hàm nghĩa nói tới việc xây đặt lăng mộ cho người đã khuất vô cùng quan trọng. Việc làm này không chỉ giúp cho con cháu thể hiện lòng hiếu kính, nhớ thương với người đã khuất mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, đường công danh và sự nghiệp của từng người trong dòng họ, huyết thống.

Một số trường phái phong thủy Âm Trạch

Lĩnh vực phong thủy âm trạch rất rộng lớn với nhiều trường phái nhưng chúng được chia thành hai nhóm chính là nhóm hình thế và lý khí.

Nhóm hình thế là nhóm bao gồm phái loan đầu, hình tượng và phái hình pháp. Cụ thể đó là:

Phái loan đầu: Đây là môn phái chú trọng địa thế (hay long huyệt sa thủy ở xung quanh mồ mả). Phái này thường xem xét hình thế tự nhiên của các mạch núi, dòng sông cũng như quan sát long mạch để tìm nơi kết huyệt. Căn cứ vào hình dáng và bố cục của sa, sơn, thuỷ đến thủy để có thể đưa ra lý luận cát hung cho huyệt đạo.

Phái hình tượng: Đây là môn phái chú trọng địa tướng (hay hình tướng của vạt đất xây mồ mả xem giống loại linh thú nào).  Phái hình tượng là một phái cao thâm thượng thừa. Nó thường căn cứ vào hình thế của mạch núi, dòng sông để hình tượng hoá cuộc đất thành các biểu tượng vô cùng đa dạng như con rùa, con sư tử, con rồng hoặc hình tượng mỹ nữ soi gương… Sau đó căn cứ vào các hình tượng này để tìm ra nơi tọa lạc của huyệt đạo và luận đoán phúc họa cho tương lai.

Phái hình pháp: Là môn phái chú trọng nhiều về địa hình (hay kiến trúc quy hoạch lân cận). Phái hình pháp chủ trương ứng dụng các phép tắc nhất định dựa vào phái loan đầu để quan sát thế cục. Người ta thường dùng phái này vào việc luận sự cát hung của huyệt đạo dựa trên những quy tắc của loan đầu. Ví dụ như mồ phần có một đường chạy đâm thẳng vào thi được gọi là thế xuyên tâm.

Ba tiểu phái trên tuy có ranh giới không rõ ràng, chủ yếu là dựa vào thế núi, mạch núi chạy để có thể xem xét sự kết huyệt cũng như sự tốt xấu của huyệt đạo. Nguyên nhân bởi lẽ trong loan đầu, long mạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thẩm định giá trị của mộ phần nên sự biểu hiện của long mạch chính là thông qua thế núi bao bọc bọc xung quanh huyệt.

Lĩnh vực phong thủy âm trạch rất rộng lớn với nhiều trường phái nhưng chúng được chia thành hai nhóm chính là nhóm hình thế và lý khí.
Lĩnh vực phong thủy âm trạch rất rộng lớn với nhiều trường phái nhưng chúng được chia thành hai nhóm chính là nhóm hình thế và lý khí.

Nhóm lý khí gồm có các môn phái đó là phái huyền không, tam hợp, tinh túc và phiên quái. Cụ thể:

Phái huyền không: Là môn phái lấy sao trên trời kết hợp cùng với núi sông dưới đất để có thể tính trạch vận. Huyền Không Phi Tinh chính là một loại trường phái phong thủy chuyên được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình dịch chuyển của các vì sao. 

Bởi vậy, đây cũng là trường phái phong thủy thuộc các quy luật thiên văn học. Người ta thường dựa vào cách bày bố theo thời gian của các vì sao chiếu vào cung vị xung quanh huyệt. 

Ngoài ra còn trường phái này còn có phi tinh của sơn hướng tọa huyệt nên căn cứ vào phi tinh cũng như vận tinh đó để luận giải sự phối hợp tốt xấu từ hình thế núi non và sông nước xung quanh mộ phần hình thành họa phúc.

Phái tam hợp: Trường phía này thường căn cứ theo lý luận sơn thủy chính là chủ, huyệt thì căn cứ vào bản chất của sơn thủy cũng như long để đưa ra lý luận ngũ hành trạch tọa trạch xem có tương hợp hay không. Thủy được phân ra làm 12 cung vị trường sinh. 

Do đó, để lựa chọn thủy đến thủy đi thì người ta thường chọn thủy đến có phương sinh vượng mà bỏ phương suy tử. Thủy đi sẽ chọn phương suy tử mà bỏ phương sinh vượng. Trường phái này được sử dụng phổ biến trong phong thủy âm trạch.

Phái tinh túc và phiên quái: Đây là trường phái lấy sao trời phối cùng núi sông để tìm ra cát địa. Nó chủ yếu dựa vào các phiên quái pháp để hình thành Cửu tinh Bát Quái bao gồm tham lang, văn khúc, liêm trinh, cự môn, lộc tồn, vũ khúc, tả phụ, phá quân, hữu bật được phối hợp với sơn thủy và bày bố xung quanh mộ phần để luận đoán cát hung. Bên cạnh đó, người ta còn dùng 28 vì tinh tú phối chiếu và căn cứ vào ngũ hành của sao, phối hợp cùng phái loan đầu núi sông để có thể luận đoán cát hung.

Các điều đại kỵ trong Phong Thủy Âm Trạch

Các khía cạnh phạm kỵ trong lĩnh vực phong thủy “Âm trạch” vô cùng đa dạng và phong phú. Đời Sống Phong Thủy xin tổng hợp một số điều phạm kỵ tiêu biểu mà các gia chủ cần lưu tâm trong quá trình xây dựng mồ mả cho gia tiên.

Tránh để Mộ phần bị giẫm đạp 

Gia quyến tuyệt đối không đặt mồ mả ở những nơi công cộng, chỗ có nhiều người qua lại vì sẽ bị mọi người vô tình dẫm đạp lên thường xuyên. Điều này làm cho mộ phần bị hủy hoại, tan tác, linh hồn của người đã khuất không được yên ổn và chịu cảnh người đời giày xéo. 

Vong linh không được siêu thoát sẽ khiến cho con cháu đời sau phải chịu thân phận thấp hèn, sống trong đau khổ, bị người đời cười chê, sỉ nhục và khó ngóc đầu lên được. Cả đời luôn nghèo khó, thường bị những người xung quanh sai phái, nạt nộ nên khó lòng để làm thành nghiệp lớn.

Tránh để Mồ mả bị thất lạc hoặc chỉ có xương cốt của người đã khuất mà không có bia mộ

Bởi lẽ theo thời gian, có nhiều nguyên nhân khó né tránh như loạn lạc hay nghèo khổ mà gia quyến phải bỏ xứ tha hương, nhiều ngôi mộ không có bia mộ nên cũng không có gì đánh dấu. 

Qua thời gian dài, những ngôi mộ này sẽ bị thất lạc, con cháu trong nhà không tìm lại được nên cũng không thể hương khói và ngày lễ tết không được cúng tế. Vong linh của người đã khuất bị tiêu tán, loạn lạc và lạnh lẽo. Vì vậy, nếu gia đình thất lạc mộ phần thì gia chủ nên cố gắng tìm lại để tránh trường hợp con cháu đời sau lâm vào cảnh tha hương, sự nghiệp không thuận lợi, tứ cố vô thân và làm gì cũng thất bại.

Tránh để Mộ phần bị dựng cột hoặc đóng cọc

Trong quá trình xây dựng, cải tạo lại mộ phần, công nhân vì tiện lợi mà đem cọc đóng vào mồ mả của người khác để dựng lều bạt với mục đích che mưa che nắng. Việc làm này giống như đang đóng cọc vào linh hồn của người chết, khiến cho họ bị đè áp và tổn thương sâu sắc. 

Con cháu trong nhà nếu không chú ý mà để phần mộ của cha ông bị như vậy thì rất có thể sẽ gặp phải tai nạn bi thương hoặc bị kẻ ác giết hại. Bản thân của những người công nhân tham gia vào quá trình xây dựng mồ mả cũng đừng vì chút tiện lợi mà hại người khác bởi gieo nhân sẽ gặp quả ác.

Tránh để mồ mả bị ngập nước 

Thực tế, có những phần mộ được an táng tại vị thế đất thấp trũng nên mỗi khi trời mưa to gió lớn thì mộ hay bị ngập trong nước. Về mặt khách quan, xung quanh có người xây lại mộ đã vô tình khiến cho hướng nước chảy thay đổi và chảy ngập quanh mộ phần người khác. 

Nhiều phần mộ còn được đặt ở gần ao hồ,  sông suối, những nơi có nhiều nước hoặc theo thói quen cổ xưa của người Việt xưa hay an táng cho người thân ở phần ruộng nhà mình, khi gặp mưa lớn hay lũ lụt là nước sẽ dâng lên và nhấn chìm ngôi mộ xuống biển nước. 

Theo phong thủy âm trạch, mồ mả bị ngập nước sẽ làm cho linh hồn người chết phải chịu cảnh rét mướt nên con cháu đời sau cũng vì vậy mà sức khỏe có phần yếu ớt, rất sợ gió sợ lạnh, dễ bị chứng bệnh liên quan đến xương khớp, phong thấp, cảm mạo và ho hen. Thậm chí, trường hợp nghiêm trọng hơn còn khiến cho gia quyến trong nhà có người bị chết đuối hoặc say rượu mà tử vong.

Mộ phần bị đào trộm

Đây được xem là điều đại Hung. Đối với những gia quyến giàu có, khi an táng người thân thường đặt thêm các món đồ có giá trị như vàng bạc quý giá để làm đồ tùy táng sẽ khiến những kẻ xấu nổi lòng tham mà sinh ý định đào trộm mộ. 

Chúng thường ấy đi các món đồ tùy táng và xương cốt của người đã khuất còn bị dày xéo, phơi bày, dễ bị những loài thú hoang xâm phạm. Linh hồn người đã khuất vì vậy mà khó lòng siêu thoát khiến cho con cháu đời dễ gặp bất trắc trên đường, thậm chí có thể bị sát hại, vứt xác ở những nơi hoang vắng, nghiêm trọng hơn là đứt đoạn huyết mạch sau này.

Tránh để Mộ phần bị chèn ép

Đối với những ngôi mộ đời trước và được xây dựng từ thời ông bà xa xưa đa phần đều không có tường rào bao hay nằm trong một quần thể kiên cố. Sau này, khi những ngôi mộ mới được xây dựng sẽ khiến cho những ngôi mộ cũ bị chèn ép ở giữa, thậm chí còn bị lấn chiếm đất và lấn sát vào mộ. 

Điều này sẽ làm cho người đã khuất khó lòng an nghỉ bởi đến chỗ để thở cũng không có. Do đó mà con cháu đời sau cũng khó lòng an cư lạc nghiệp, hay gặp phải điều không may mắn và rất có thể gặp nhiều hậu họa từ nhà đất.

Tránh để gỗ quan tài của người khác, gạch đá hay vật gì đè lên mồ mả

Nhiều ngôi mộ không được xây dựng trong một quần thể riêng nên khi có người an táng, cải táng bên cạnh thì rất dễ xảy ra khả năng bị gỗ quan tài, gạch đá và bùn đất đè trong quá trình đó đè lên. 

Điều này sẽ linh hồn của người trong mộ sẽ chịu thương tổn, khiến cho con cháu trong nhà có thể bị trúng phong, bị xây xát ở chân tay biến thành người thực vật và nằm liệt trên giường. 

Nếu gạch đá thừa đè lên phần đầu mộ của người đã khuất thì con cháu dễ gặp phải những tai nạn tổn thương đến phần não bộ hay bị bệnh lý thần kinh. Mộ bị gạch đá đè lên xung, con cháu sẽ có sức khỏe yếu, người hay bị đau nhức, mệt mỏi toàn thân.

Tránh để xương cốt của người đã khuất bị thất tán

Những ngôi mộ được an táng ở vị thế đất hoang vắng, không được gia quyết coi sóc thường xuyên rất dễ dẫn đến tình trạng bị thú hoang đào lên xâm phạm và dày xéo. 

Chúng phá quan tài và bới xương cốt bên trong lên tha đi khắp nơi còn những phần xương sót lại bị vứt lung tung trong mộ phần. Đây chính là điều tối kỵ trong lĩnh vực phong thủy âm trạch. Linh hồn người chết bị giày xéo, sinh tranh chấp với linh hồn khác, gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp của đời sau, con cháu trong nhà dễ bị vướng vào những chuyện thị phi,bị người đời gây khó dễ và dùng mưu kế hãm hại.

Phần đất trước mộ phần bị sụt lún hay sạt lở

Theo phong thủy nếu mộ phần của người đã khuất an táng ở nền đất mềm, bên bờ đồi núi, ruộng nương thì rất dễ xảy ra tình trạng bị sụt lún, xói lở, khiến cho mồ mả bị nghiêng. 

Ngôi mộ có âm trạch đặt ở tại những nơi cao, không được che chắn như đỉnh đồi đỉnh núi được xem là không tốt, bởi nó mang lại cảm giác không được vững chắc, rất dễ bị gió mạnh làm cho chao đảo. 

Điều này khiến cho người đã khuất không được Theo phong thủy nếu mộ phần của người đã khuất an táng ở nền đất mềm, bên bờ đồi núi, ruộng nương thì rất dễ xảy ra tình trạng bị sụt lún, xói lở, khiến cho mồ mả bị nghiêng.  an nghỉ, luôn trong tình trạng lo lắng bất an khiến cho con cháu đời sau phải chịu ít nhiều ảnh hưởng như có thể bị ngã cầu thang, bị  trượt chân hoặc gặp phải tai nạn giao thông.

Tránh để gạch đá và vật liệu xây dựng chất đống quanh mộ

Có một vài người công nhân trong quá trình làm việc không chút kiêng kị mà đã đem gạch đá,cát sỏi, xi măng chất đống lên phía trước hay xung quanh mộ phần của người khác. Điều này khiến cho hương hồn bên dưới phải chịu sự đè ép và đau đớn. Con cháu người trong gia quyến thường dễ mắc các bệnh lý liên quan đến nội tạng như bị đau dạ dày, bị đau đại tràng, gan mật bị kết sỏi.

Tránh để các loại côn trùng như kiến, rắn, mối, chuột…làm tổ hay đào hang trong mộ

Bởi nhiều yếu tố khách quan mà trên mộ phần có thể hình thành các lỗ khuyết, khiến cho kiến, các loại mối một hay rắn, chuột chui vào trong để tìm kiếm thức ăn hoặc làm tổ ngay trong mồ mả, phá hoại cốt quách của người chết, gây ra sụt lún mộ phần. 

Vì lẽ này mà linh hồn người đó phải chịu nhiều sợ hãi và bị kinh hoàng hoảng sợ, vong linh không được siêu thoát. Con cháu trong nhà vì thế mà phải chịu cảnh tha phương lưu lạc, sống trong nghèo khổ không chốn dung thân, thường xuyên vướng nạn chém giết, mâu thuẫn dẫn đến thương vong hay rơi vào cảnh tù tội.

Tránh hiện tượng trùng táng, mồ mả bị đè bởi ngôi mộ khác

Ông cha ta ngày xưa lập mộ làm rất đơn giản, hay dùng đất để đắp vun thành mô cao rồi lấy gỗ hay gạch đá khắc thành bia mộ. Thời gian lâu dài sẽ khiến cho mộ bị xói mòn, không có dấu hiệu gì nhận biết và trở thành bãi đất bằng phẳng. Về sau, đất an táng cho người khuất ngày một hiếm hoi, những ngôi mộ được xây dựng đan xen khin khít nên khó lòng để có thể phân biệt. 

Điều này đã xả ra trường hợp xây mộ mới đè lên mộ phần cũ, mộ đè lên mộ. Theo phong thủy âm trạch, mồ mả mà đẻ lên nhau sẽ khiến cho linh hồn người nằm dưới cũng không thể nào an nghỉ. 

Con cháu của những ngôi mộ nằm dưới sẽ có đời sống hèn mọn, luôn bị người đời chèn ép, sai phái. Thế hệ sau của ngôi mộ nằm trên sẽ không được thuận lợi, sự nghiệp luôn trắc trở, gặp đủ chuyện khó khăn nên khó có thể thành công.

Theo phong thủy nếu mộ phần của người đã khuất an táng ở nền đất mềm, bên bờ đồi núi, ruộng nương thì rất dễ xảy ra tình trạng bị sụt lún, xói lở, khiến cho mồ mả bị nghiêng. 
Theo phong thủy nếu mộ phần của người đã khuất an táng ở nền đất mềm, bên bờ đồi núi, ruộng nương thì rất dễ xảy ra tình trạng bị sụt lún, xói lở, khiến cho mồ mả bị nghiêng.

Tránh để cây cối đâm xuyên quan tài hay dây leo mọc trùm lên mộ

Nếu mộ phần được táng gần những loại cây gỗ có rễ phát triển mạnh như cây thông, cây phong hay tùng bách rất dễ dẫn đến tình trạng mộ bị rễ cây đâm xuyên qua quan tài và chèn ép lên xương cốt người đã khuất. 

Ngoài ra, còn có trường hợp dây leo xung quanh mọc quá tốt và trùm kín lên trên mộ phần sẽ khiến cho linh hồn người phía dưới không được an nghỉ thoải mái mà bị gò bó chèn ép dẫn đến mất tự do làm con cháu trong nhà cũng phải chịu nhiều hậu họa. 

Thành viên trong gia tộc có thể bị các bệnh lý về tiêu hóa như bệnh chảy máu dạ dày, bệnh ung thư đại tràng, bị đau ngực đau tim, ảnh hưởng đến trí tuệ dẫn đến các bệnh như thần kinh, đần độn, chậm phát triển và thậm chí có thể phạm tội, chịu cảnh tù ngục triền miên. Vì thế mà gia chủ nên đặc biệt lưu ý tói chuyện trồng cây khu vực xây dựng mồ mả cho gia tiên.

Không nên dựng tường bao quanh kín và không có lối ra vào

Nếu quá trình xây dựng mộ phần bất cẩn làm tường rào bao kín và không chừa chỗ làm lối ra vào cho người đã khuất sẽ khiến cho,con cháu sau này mỗi lần đến nhang khói hoặc làm lễ tại đây phải bước qua tường rào vào bên trong được xem là điều không tốt. 

Theo phong thủy âm trạch, vong linh của người đã khuất bị nhốt bên trong và sẽ không được siêu thoát, khiến thế hệ sau này sống trong đau khổ và dễ gặp phải cảnh ra vào chốn lao tù.

Lỗ thoát nước ở mồ mả quá lớn hay bị tắc

Trong quá trình xây dựng quần thể khu lăng mộ, người ta thường chú trọng đến hệ thống thoát nước. Nếu lỗ thoát nước ở khu vực này quá lớn, tiền tài của gia quyến sẽ theo dòng nước mà trôi mất khiến con cháu đời sau sống nghèo khó, tài vận cực kém và dễ mắc các bệnh lý về tiêu hóa. Nếu lỗ thoát nước tại mộ phần bị tắc bởi gạch đá hoặc cây cỏ chèn vào thì thế hệ đời sau dễ bị các bệnh liên quan về mắt mũi, đường tiết niệu, thậm chí hiếm muộn đường sinh nở, nhà neo đơn.

Các thế đất trong phong thủy Âm Trạch cát hung

Việc xây dựng lăng mộ cho gia tiên tiền tổ và thế hệ đi trước vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hậu vận về sau. Chính vì vậy mà gia chủ cần nắm rõ các thông tin về phong thủy âm trạch để xây dựng mộ của người đã khuất sao cho đúng và hợp phong thủy. Dưới đây, là một số thế đất cát hung trong phong thủy âm trạch cần biết:

  • Xây Âm trạch của người đã khuất trên đất ngang lệch: Đây được xem là thế đất xấu, không có hình thể và xiêu vẹo. Nếu xây dựng mộ phần của người chết trên nền đất này sẽ khiến con cháu đời sau dễ lâm vào tuyệt tự, không con hoặc không có người nối dõi tông đường.
  • Xây Âm trạch của người đã khuất trên đất có bình phong: Nếu mộ phần được xây dựng trên nền đất có tựa lưng lừ một phần đất hoặc núi cao, con cháu trong nhà sẽ được may mắn, dễ dàng thăng tiến và thành công trong sự nghiệp.
  • Xây Âm trạch của người đã khuất trên đất sỏi, cát và phù sa: Đây được xem là thế đất rất xấu và đại diện cho tai họa liên miên. Gia quyến xây dựng mộ phần trên thế đất này khiến cho các thành viên trong nhà gặp nhiều hiểm họa trong cuộc sống, gia tài tiêu tán, bị kẻ xấu hãm hại dẫn để thương vong.
  • Xây Âm trạch của người đã khuất trên đất có thế dài: Đây được xem là thế đất đại diện cho sự chu di bức hại, đại Hung. Mồ mả đặt trên nền đất này sẽ khiến cho gia đạo lao đao, lục đục, dễ dính vào ao lý, kiện tùng, thậm chí dính đến cảnh ra vào tù tội.
  • Xây Âm trạch của người đã khuất trên đất có thế như bị thuyền lật: Thế đất này được xem là đại Hung. Điều này khiến cho gia cảnh bất hòa, náo loạn; nữ chủ trong nhà dễ bị bệnh tật, đau ốm triền miên còn nam chủ dễ dính vào vòng thị phi, tù tội.
  • Xây Âm trạch của người đã khuất trên đất có hình dạng rìu kép: Đây được xem là thế đất đại Cát. Gia đạo xây dựng mồ mả ở những vị trí này sẽ giúp cho con cháu trong nhà được sống trong sự giàu có, tiền của dư giả, công thành danh toại, tình duyên trọn vẹn.
  • Xây Âm trạch của người đã khuất trên đất có thế như hình đao ngửa: Mồ mả xây dựng trên nền đất này rất xấu bởi vì nó sẽ mang đến nhiều hung họa, sự xui rủi cho thế hệ về sau khiến con cháu sống cảnh bần hèn, đau khổ.
  • Xây Âm trạch của người đã khuất trên đất có thế như tổ yến: Nếu vị thị đất có hình tròn, cân đối thì con cháu đời sau sẽ nhân được nhiều phúc lộc, gia sự yên ổn, sung sương và giàu sang.
  • Xây Âm trạch của người đã khuất trên nền đất lởm chởm và không có hình thể: Nền đất đại hung này dùng để xây dựng mồ mả sẽ dẫn đến sự hỗn loạn cho thế hệ về sau. Con cháu trong nhà luôn lao đao, sự nghiệp thất bại và khó có thể thành công.
  • Xây Âm trạch của người đã khuất trên đất như loạn y: Xây dựng mồ mả trên nền đất này sẽ dẫn đến “thê thiếp dâm loạn”. Gia đình luôn lục dục, vợ chồng bất hòa, có người thứ ba khiến ly tán, con cái nheo nhóc.
Việc xây dựng lăng mộ cho gia tiên tiền tổ và thế hệ đi trước vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hậu vận về sau.
Việc xây dựng lăng mộ cho gia tiên tiền tổ và thế hệ đi trước vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hậu vận về sau.

Âm trạch chính là vị thế đất được dùng để an táng cho những người đi trước. Việc lựa chọn nền đất để xây dựng mộ phần cũng được xem là biểu hiện sự hiếu kính của con cháu dành cho cha mẹ, ông bà. Bởi vậy nếu mộ hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất sẽ giúp cho con cháu được an nhàn, sung sướng. 

Phong thủy âm trạch được xem là gốc rễ giúp con cháu của người đã khuất được vinh hoa phú quý. Hy vọng, qua bài viết này của Đời Sống Phong Thủy, các bạn đọc đã nắm rõ hơn các thông tin về phong thủy âm trạch như âm trạch gồm những gì? kiến thức về phong thuỷ âm trạch để có thể áp dụng trong việc xây dựng mộ phần của gia tiên.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sinh năm 1975 mệnh gì? Hợp màu gì? Tuổi Ất Mão hợp tuổi nào?

Sinh năm 1975 mệnh gì? Hợp màu gì? Tuổi Ất Mão hợp tuổi nào? Nếu được giải đáp chi tiết và chính xác thì sẽ...

Sinh năm 1993 mệnh gì? Hợp tuổi nào? Tử vi trọn đời tuổi Quý Dậu

Sinh năm 1993 mệnh gì? Hợp tuổi nào? Luôn là những vấn đề được thắc mắc và quan tâm nhiều. Để giải đáp, cần dựa...

Văn khấn Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp chuẩn nhất

Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng chạp là nhà nhà lại nô nức chuẩn bị cho dịp cúng ông Công ông Táo. Bởi theo...

Cách đặt Cóc ngậm tiền trên bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thuỷ

Cóc ngậm tiền (Thiềm thừ) là vật phẩm phong thuỷ rất được ưa chuộng. Chúng được sử dụng để cầu tài, chiêu lộc, giúp công...