Dương Trạch gồm những gì? Cách xem phong thuỷ dương trạch
Âm trạch và dương trạch là hai mảng lớn trong tổng thể phong thuỷ địa lý học. Trong đó, dương trạch là một mảng thu hút được đông đảo sự quan tâm bởi nó tác động trực tiếp tới cuộc sống mỗi người. Vậy Dương trạch gồm những gì? Cách xem Phong thuỷ dương trạch thế nào?
Dương trạch là gì?
Dương trạch được cho là có tác động trực tiếp đến hoạ phúc, hỷ tài và sức khỏe của mỗi người và gia đình. Thế nhưng, dương trạch bao gồm những gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Trước tiên, chúng ta cũng cần phải biết tới định nghĩa âm trạch. Theo phong thuỷ học, âm trạch và dương trạch là hai mảng lớn và có mối liên quan mật thiết với nhau.
“Trạch” tức là nhà, đất; còn “dương” có nghĩa là dương gian, trên mặt đất. Dương trạch là khái niệm để chỉ những vùng đất cư trú và sinh sống của những người đang còn sống. Đó có thể là nhà cửa, trường học, bệnh viện, đường xá, thị trấn, thành phố,…
Dương trạch là khái niệm để phân biệt và đối nghịch với Dương Trạch. Âm trạch hiểu một cách đơn giản là ngôi nhà, mồ mả của người âm. Đây là mảnh đất phù hợp để phục vụ cho việc an táng hoặc chôn cất người đã mất.
Những người sống tại đây sẽ phải chịu ảnh hưởng của những yếu tố môi trường xung quanh. Dương trạch phải tốt đẹp, hài hoà giữa yếu tố nắng và gió mới làm con người thấy vui vẻ, may mắn và hạnh phúc.
Dương trạch bao gồm những gì?
Xét theo trường phái Bát quái trạch, phong thuỷ dương trạch gồm ba yếu tố chủ chốt và trụ cột. Ba điểm mới này có thể quyết định được cát – hung, phát triển hay suy vong của người và gia đình sống tại nơi đó.
Ba yếu tố chủ điểm đó là: Môn, Chủ và Táo. Những yếu tố này đều có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời với nhau.
- Môn: có nghĩa là cổng chính ( cũng như cửa của các phòng trong căn nhà) để ra vào. Chúng ta có thể nhìn rõ nhất tại các nơi thôn quê đất rộng rãi nhưng người ở lại thưa thớt, đủ diện tích để xây nhà và cổng ngõ tách biệt.
- Chủ: là nơi để chủ nhà ở và ngủ mỗi ngày. Con người luôn dành một lượng thời gian lớn cho việc nghỉ ngơi, do đó phòng ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
- Táo: tức là bếp, là nơi chúng ta nấu nướng những bữa ăn để nuôi dưỡng gia đình. Ông bà ta thường có câu “Bệnh tật từ miệng”, có nghĩa là những gì chúng ta ăn vào sẽ quyết định sinh mệnh và sức khoẻ của con người. Vậy nên, bếp ăn cũng rất quan trọng.
Trong đó, phổ biến nhất là Dương trạch tam yếu và được chia nhà ở thành 4 loại: Tịnh trạch, Động trạch, Biến trạch và Hóa trạch.
- Tịnh trạch: là nhà có có một phòng duy nhất, trong nhà không có vách ngăn tường.
- Động trạch: là nhà xây từ mặt tiền tới mặt hậu được chia làm 2 ngăn cho tới 5 ngăn. Chúng được ngăn cách nhau bởi vách chắn ngang và có chừa cửa ra vào. Ví dụ như nhà trọ, quán cafe, nhà cấp 4,… được xem là động trạch.
- Biến trạch: tương tự như động trạch nhưng được phân chia từ 6 ngăn tới 10 ngăn. Ta thường được thấy trong các hộ chung cư, biệt thự, khách sạn mini,….
- Hoá trạch: Nhà xây từ mặt tiền tới mặt hậu được phân chia làm 11 ngăn tới 15 ngăn. Chúng được ngăn cách bởi những vách chắn ngang và có trừ cửa ra vào. Ví dụ như: bệnh viện, khách sạn lớn, trường học,…
Lưu ý: Tủ, bình phong hay màn giăng không được tính là vách ngăn, phòng ngăn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của văn hoá và đời sống tâm linh, “Dương trạch Tam yếu” đang dần được mở rộng ra làm “ Dương trạch tứ yếu”. Bao gồm 3 yếu tố cũ là Môn – Chủ – Táo và thêm yếu tố “Thờ” ( nơi cúng bái, thờ tự).
Tại sao con người lại coi trọng phong thuỷ dương trạch
Như đã đề cập, cả “dương trạch” và “âm trạch” là hai vấn đề trọng yếu trong phong thuỷ học nói chung. Xét về nguyên lý, cả 2 đều có những tác động lên đời sống của mỗi người và cả gia đình.
“Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự”, vận mệnh một người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó mà còn chịu ảnh hưởng bởi âm trạch và dương trạch. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng và hiệu ứng của chúng sẽ có sự khác biệt nhất định.
Âm trạch được cho là nghiêng về phần tĩnh nên hiệu ứng sẽ chậm, khó nhận hơn và chỉ ảnh hưởng gián tiếp tới con người. Trong khi đó, Dương trạch thiên về phần động nên hiệu ứng sẽ nhanh hơn. Con người cũng dễ dàng nhận ra những ảnh hưởng trực tiếp mà dương trạch mang đến.
Chủ đón nhận sinh khí, đảm bảo sự hài hoà về thể chất tinh thần là những điểm chung của ba yếu tố chủ chốt tạo nên Dương trạch tam yếu mà ta có thể thấy. Do đó, chúng có mối liên hệ chặt chẽ tới tài lộc, gia vận và sự hưng thịnh của gia chủ.
Thực tế bằng khoa học thực nghiệm cũng cho ta thấy rằng: các yếu tố từ môi trường xung quanh như: ánh sáng, nhiệt độ, hướng gió, màu sắc,.. thực sự có ảnh hưởng trực tiếp tới thể chất và tinh thần của con người.
Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng gián tiếp của “âm trạch” khó nhận ra, khiến nhiều người còn hoài nghi. Chính vì vậy, phong thuỷ Dương trạch vẫn được xem trọng hơn là bởi thế.
Cách xem phong thuỷ dương trạch chuẩn nhất
Phong thuỷ dương trạch (hay nhà ở) không phải một sự mê tín mà là một phạm trù khoa học trong văn hoá của người Á Đông. Ngày nay, người ta đã ứng dụng phong thuỷ để căn nhà của mình tràn đầy vượng khí. Giúp mang đến sự an lành, thịnh vượng cho gia chủ và những thành viên trong gia đình.
Xem phong thuỷ Dương Trạch theo Tam Yếu
Dương trạch tam yếu nói chung coi trọng sự phân chia phòng, buồng trong mỗi một công trình để xác định cát, hung. Như đã nói, ba yếu tố quan trọng và trụ cột của phong thuỷ dương trạch là cửa, chủ và bếp.
Yếu ở đây không phải là suy kém, yếu kém mà là trọng yếu, tức là ba thứ quan trọng nhất. Phong thuỷ dương trạch nhấn mạnh tới “3 yêu cầu, 6 nội dung”, với ba yêu cầu là:
- Cửa chính (cũng như cửa của các phòng trong căn nhà) cần phải đặt ở đúng hướng cát để nhằm nạp khí. Do đó, cần phải kết hợp giữa âm dương ngũ hành cùng cửu cung phi tinh để tìm được hướng cửa đẹp nhất.
- Phòng chủ cần cao lớn, dựa vào hướng cửa chính để lựa sao cho phù hợp nhất. Nếu đặt phòng ngủ của chủ nhân ở vị trí sao may mắn trong cửu cung phi tinh thì gia trạch mới hưng thịnh.
- Gian bếp cần phải toạ đúng hướng, thuận về phong thuỷ để tránh các điều phạm kỵ gây hao tài, ảnh hưởng tới sức khoẻ lâu dài. Hướng bếp có thể dựa vào phong thuỷ loan đầu hoặc kết hợp giữa âm dương ngũ hành và cửu cung phi tinh để phân định.
6 nội dung trong Dương trạch được chia thành nội dương trạch và ngoại dương trạch:
- Nội Dương trạch gồm những thứ cần thiết trong ngôi nhà như: Cửa, bếp, giếng trời, nhà vệ sinh, kho, bãi.
- Ngoại Dương trạch chỉ những thứ bên ngoài ngôi nhà gồm: Cầu đường, hồ, cầu, miếu, chiều, toà án.
Trong đó, giếng nước phải được đặt ở nơi có nhiều sinh khí, không nên ở trước phòng làm việc. Cũng tuyệt đối thể ở đối diện cửa nhà, cửa phòng nếu không muốn đau mắt, đau lòng.
Đặc biệt, giếng và bếp không được liên thông với nhau nếu không muốn con cái ngỗ nghịch, bất hiếu với cha mẹ. Vị trí nhà vệ sinh nên đặt tại hướng hung, không được đặt đối diện trực tiếp với cửa và bếp. Nhà kho thì nên đặt tại nơi cát lợi, không đặt bên trong hoặc phía trước nơi phòng ngủ.
Ngoài ra, không để cửa bếp gần các khu vực liên quan tới thuỷ như: giếng trời, ao hồ nếu không muốn gia đình tuyệt tự, mẹ goá con côi.
Phương pháp khảo sát cũng không được tuỳ tiện, mà phải theo một quá trình nhất định:
- Trước tiên là phải xem đại môn (cổng lớn), kế tiếp là chủ phòng, sau đó mới tới bếp.
- Một căn nhà thường sẽ có một cổng chính để ra vào và bếp để nướng nướng.
- Đối với những căn nhà, căn hộ có nhiều phòng ốc, tất yếu phải chọn một nơi để làm chuẩn. Chắc chắn phải chọn căn phòng lớn nhất để làm chủ vị.
Theo thuyết âm dương và ngũ hành, Môn (cửa chính) và Chủ (phòng ngủ) tương sinh là cát lợi, tương khắc là hung. Lại nói về Táo (bếp) là nơi cung cấp bữa ăn nuôi dưỡng con người nên tuyệt đối không thể coi thường.
Do đó, Táo cần được tương sinh với Môn, sau đó mới tương sinh với Chủ. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm tới một yếu tố nào đó mà bỏ qua các các yếu tố còn lại thì lại là một sai lầm đáng tiếc. Vậy nên, ba yếu tố phải được tương sinh theo thể liên hoàn “ Môn sinh Chủ, Chủ sinh Táo, Táo sinh Môn” và không được tương khắc. Thế nhưng, cần phải thêm yếu tố “tỷ hoà”.
Tỷ hoà có nghĩa là trong ba hành, nếu có hai hành hài hoà và có ngũ hành giống nhau thì ba hành đã có thể tương sinh. Ví dụ: Môn thuộc hành Thổ, Chủ lại mang mệnh Kim, ta có Thổ sinh Kim. Bên cạnh đó, Táo và Chủ đều mang hành Kim thì Môn và Táo cũng có mối quan hệ tương sinh do Thổ Kim tương sinh.
Ngoài ra, rất cần hợp với phúc nguyên của mệnh chủ, nếu hội tụ đủ những điều kiện trên thì mới được coi là vẹn toàn, thịnh vượng.
Xem phong thuỷ dương trạch theo ngoại lực
Theo chuyên gia phong thuỷ, những yếu tố ảnh hưởng tới phong thuỷ dương trạch gồm: địa thế và hướng, cổng nhà và cửa nhà, phương vị bếp và giường ngủ, bàn thờ và phòng thờ cúng,…
Những thông tin về cách xem phong thuỷ dương trạch dưới đây sẽ tạo điện kiện cho gia chủ ứng dụng và bố trí phong thuỷ cho ngôi nhà của mình được cát lợi.
Quan sát hướng ở phía trước công trình
Trước tiên, gia chủ nên nên đi ra phía trước công trình sau đó hãy tập trung quan sát xem có chướng ngại vật hay đường đâm thẳng nào vào cổng nhà hay không? Hoặc có công trình nào đang được thi công xây dựng gần đó không?
Chú ý xem ở trước cửa chính có cột điện, cây cối hay chóp nhọn của nhà thờ, đền chùa ở đối diện hay không? Cách quan sát này giúp bạn biết được hướng nhà của mình có đảm bảo cát lợi và tránh được những điềm dữ.
Đặc biệt, trong phong thuỷ, những căn nhà ở ngã ba đường luôn là một điều tối kỵ. Bởi nó mang lại cảm giác như có người đâm thằng vào cửa chính ngôi nhà bạn vậy. Nếu căn nhà gặp phải những vấn đề như trên thì gia chủ có thể treo kính Bát Quái để khắc chế sự bất lợi đó.
Kiểm tra các lối đi vào công trình
Khi xem phong thuỷ dương trạch, bạn cần kiểm tra các lối vào công trình xem có vật cản trở các dòng khí lưu chuyển từ bên ngoài vào trong hay không. Bên cạnh đó, việc xem phong thuỷ ở cửa sau ngôi nhà và các dòng khí bên ngoài có thể tụ họp lại nơi đây cũng là điều không thể thiếu.
Vì vậy, cửa lớn (môn) của một căn nhà, căn hộ phải đạt tiêu chí rộng rãi, thoáng đạt. Ngoài ra, để các trường khí dễ dàng lưu thông vào nhà, gia chủ cần đảm bảo không có bất kỳ vật nào trước cửa lớn.
Sử dụng la bàn để xem hướng dương trạch
Để xem phong thuỷ dương trạch ra sao, gia chủ cần tiến ra trước cửa nhà và dùng la bàn phong thuỷ để kiểm tra hướng của công trình. Sau đó, hãy lưu lại kết quả đã đo được và so sánh với hướng nhà tốt nhất theo cung mệnh của mình.
Nếu kết quả so ra ngôi nhà nằm ở hướng không phù hợp thì sẽ không mang tới may mắn, cát lợi cho gia chủ và các thành viên khi sinh sống tại đây.
Xem phương vị trong bát quái để bố trí đồ đạc trong nhà
Bát quái có tổng cộng tám phương vị, mỗi phương vị lại tượng trưng cho một ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người: Gia đình, tiền tài và danh lợi, hôn nhân, con cái, quý nhân, công việc và tri thức.
Dựa theo các phương vị này, gia chủ có thể tìm thấy ý nghĩa biểu trưng cho các phương hướng ứng với từng phương vị trong bát quái. Tuỳ thuộc vào mong muốn của gia chủ và các thành viên trong gia đình mà sẽ có sự bố trí, sắp xếp đồ đạc sao cho hợp phong thuỷ.
Ví dụ: khi gia chủ muốn đón các vượng khí tài lộc vào nhà thì phương vị đối ứng của nó sẽ là hướng Đông Nam. Tiếp theo, bạn tiến hành kiểm tra bát quái của mình sẽ thấy hành Mộc chính là ngũ hành đối ứng với hướng Đông Nam.
Khi đó, gia chủ chỉ cần đặt những đồ vật liên quan tới hành Mộc như: bàn ghế, tủ kệ bằng gỗ hay cây xanh tại hướng Đông Nam. Chúng sẽ mang tới những điều hay đẹp cho tài lộc cho bạn và cả gia đình.
Tổng kết: Thế nào là một dương trạch hợp phong thuỷ?
Phong thuỷ Dương trạch không phải quá cao siêu hay huyền bí, có những nguyên lý đơn giản mà ai cũng có thể nắm bắt. Để hiểu rõ ràng hơn, ta cần đi sâu vào một số tiêu chí cụ thể để việc xem phong thuỷ Dương trạch được khoa học và tường minh nhất.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp gia chủ có thể nhận định được một nơi cư trú lý tưởng:
Theo phong thuỷ, một Dương trạch đẹp là nơi cần “tàng phong tụ khí”, “sơn thanh, thủy tú” gần núi gần sông. Ngoài ra còn có Thiên – Địa – Nhân hợp nhất, tức con người phải hoà hợp với đất trời.
Do đó, nếu nơi công trình toạ lạc có gió quá mạnh, xung quanh thưa vắng thì được coi là bất lợi với gia chủ. Nếu nhà có gió nhiều thì có thể xem xét thiết kế thêm hàng rào hoặc trồng thêm cây xanh là hợp lý nhất. Tránh gió thổi đi những luồng khí vào nhà, khiến chúng không thể tụ họp nơi dương trạch.
Thế nhưng, sức gió cũng không thể quá chậm, sẽ gây sự tù túng và bí bách, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người ở. Tốt nhất, gia chủ nên chọn địa thế ngôi nhà có gió nhẹ nhàng, man mác, tạo thoải mái và bình an cho con người.
Để sinh khí có thể lưu thông tốt vào nhà ngoài việc cần sắp xếp đồ đạc sao rộng rãi, thoáng mát thì yếu tố ánh sáng cũng rất quan trọng. Ánh sáng yếu tức âm khí nặng nề, ngược lại ánh sáng hài hoà được xem là cát lợi.
Một căn nhà có đầy đủ ánh sáng không chỉ làm giảm sát khí, tà khí mà còn khiến tinh thần của con người được minh mẫn, sức khỏe tốt, tràn đầy sức sống. Đó chính là tiền đề quan trọng cho sự hưng thịnh cho bạn và cả gia quyến.
Xét về địa thế, phong thuỷ học truyền thống nhấn mạnh: đất đai quanh nhà bằng phẳng, có kết cấu rắn chắc tạo cảm giác an ổn là điều kiện lý tưởng để ở. Nếu có điều kiện thì diện tích đất cần vuông vắn, có thể quan sát được nhiều vị trí tốt.
Con người nhờ có khí mà sinh ra, tồn tại và phát triển. Do đó, một Dương trạch đẹp đồng nghĩa với Dương khí thịnh. Khá dễ dàng để nhận ra một nơi có trường khí tốt lành, cát lợi và hanh thông cho gia chủ thông qua một vài dấu hiệu:
- Xung quanh cây cỏ sinh trưởng tốt tươi
- Nhiều loài động vật như: chim, ong, thằn lằn,… về sinh sống hoặc làm tổ.
- Đất đai màu mỡ, có độ ẩm, nhuận sắc
- Khi mới bước vào Dương trạch, dù đã lâu không có người ở cũng cảm nhận được hơi ấm. Một căn nhà bước vào đã cảm thấy nặng nề, lạnh lẽo thì đó là biểu hiện của nơi thiếu sinh khí.
Ngoài ra, Dương trạch không được phạm phải các thế kỵ hay gần các điểm có nhiều âm khí, hung sát:
- Minh đường không được phạm vào các thế kỵ như: Chu Tước khai khẩu sát, Hỏa hình sát, Thiên trảm sát, Lộ xung sát, Phản quang sát,…
- Địa thế xung quanh căn nhà không bị ảnh hưởng bởi những sát khí như góc nhọn của các công trình kiến trúc xung quanh gây ảnh hưởng tới vận trình của gia chủ.
- Ngôi nhà không bị khuyết góc, không phạm phải thế Độc âm sát, khuyết hậu,…
Dương trạch là một phần quan trọng trong phong thuỷ học và có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống của mỗi người. Hy vọng với những thông tin trên đây, quý bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi Dương Trạch gồm những gì? Cách xem phong thuỷ dương trạch. Vận dụng những kiến thức này để sắp xếp phong thuỷ cho Dương trạch của mình được cát lợi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!