Cách tính ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo, giờ Hắc Đạo


Theo tín ngưỡng dân gian xưa, có hai vị thần thiện và Thần ác thay phiên đi theo hộ mệnh trên từng chặng đường đi của ông trời. Đường đi của vị Thần thiện gọi là Hoàng đạo, còn Thần ác gọi là Hắc đạo… Vậy ngày hoàng đạo, hắc đạo là gì? Cách tính ra làm sao?

Nguồn gốc ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo, giờ Hắc Đạo

Vào những sự kiện quan trọng như: cưới xin, ma chay, động thổ, khai trương,… người Việt Nam ta vẫn thường xem ngày, giờ hoàng đạo để tiến hành. Với mong cầu mọi chuyện được tiến hành thuận lợi, vạn sự như ý. 

Đây là nét đẹp từ lâu đời trong văn hoá tâm linh của người Phương Đông và vẫn tiếp được gìn giữ cho tới ngày nay. Vậy nguồn gốc của ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo, ngày hắc đạo, giờ hắc đạo này từ đâu?

giờ hoàng đạo là gì?
Theo tín ngưỡng dân gian xưa, hoàng đạo là quỹ đạo của mặt trời. Hay còn có cách gọi khác là ông trời – người có quyền lực tối cao nhất trong vũ trụ.

Theo tín ngưỡng dân gian xưa, hoàng đạo là quỹ đạo của mặt trời. Hay còn có cách gọi khác là ông trời – người có quyền lực tối cao nhất trong vũ trụ. Người cai quản tất cả sự sống của mọi sinh vật trong đất trời. Kể cả mọi việc từ buồn, vui, đau khổ, hạnh phúc cũng nằm dưới quyền kiểm soát Người. 

Khi ông trời di chuyển sẽ có sự xuất hiện của các vị thần hộ mệnh đi theo hộ mệnh. Mỗi một vị thần tương ứng với một vì tinh tú trên bầu trời và được ông trời giao phó cho những nhiệm vụ quan trọng khác nhau. Trong đó có những vị Thần thiện (Thần tốt) mà cũng có những vị thần Thần ác (Thần xấu). 

Trong mỗi chặng đường đi của ông trời, những vị thần thiện và thần ác sẽ thay phiên nhau làm nhiệm vụ đã được giao. Quỹ đạo đi của vị Thần Thiện còn gọi là hoàng đạo, còn vị Thần Ác sẽ là hắc đạo. Theo đó mà chúng ta sẽ có ngày hoàng đạo (ngày tốt) hay ngày hắc đạo ( ngày xấu). Tương tự 12 giờ trong một ngày cũng có những khung hoàng đạo và hắc đạo như vậy.

Nói một cách đơn giản, hoàng đạo và hắc đạo chỉ sự cai trị của các vị thần thiện và ác trong những ngày, giờ đó. Điều này tạo nên sự cân bằng âm dương và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống tâm linh con người Việt Nam.

Ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo, giờ Hắc Đạo là gì?

Từ khi được sinh ra, chúng ta đã có những suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức rằng: Hoàng đạo là những gì tốt đẹp, may mắn để tiến hành những việc quan trọng. Ngược lại, đối với hắc đạo thì lại liên quan tới những điềm xấu, cần phải tránh xa. 

Vậy ý nghĩa cụ thể và chính xác của Ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo, ngày hắc đạo, giờ hắc đạo là gì? Đời Sống Phong Thuỷ xin được luận giải ngắn gọn như sau.

Ngày hoàng đạo là gì?

Như đã nói ở trên, ngày hoàng đạo là lúc các vị thần Thiện phát huy hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ mà ông trời giao cho. Cái thiện thì luôn hướng tới những năng lượng tích cực.

Người ta tin rằng, nếu làm việc lớn trong ngày hoàng đạo sẽ được phúc tinh chiếu rọi. Vạn sự hanh thông, xua tan muộn phiền và mang lại điều tốt lành. Đây cũng lý do giải thích tại sao vào những ngày cưới hỏi, khai trương, khởi công xây nhà,… mọi người chọn ngày hoàng đạo để tiến hành.

Ngày hắc đạo là gì?

Trái ngược với ngày hoàng đạo là ngày hắc đạo, trong đó “ hắc” biểu trưng cho những điều đen tối, xui xẻo, kém may mắn. Theo quan điểm trên thì những vị thần hung ác trên đường đi của ông trời được gọi là hắc đạo.

Ngày hắc đạo do Thần ác cai trị mang lại những nguồn năng lượng tiêu cực mà không một vị thần bình thường nào có thể ngăn cản. Do vậy, tuyệt đối không nên làm các việc trọng đại trong ngày này để tránh xui xẻo, vạn sự bất thành. 

Giờ hoàng đạo là gì?

Tương tự với ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo là những khung giờ tốt, giờ đại cát đại lợi. Đây là khoảng mà thời gian mà được những ngôi sao tốt chiếm hữu, đem lại sự tốt lành, suôn sẻ và may mắn cho con người. 

Theo phong tục cổ truyền của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt, ta còn phải chọn được giờ hoàng đạo khi tiến hành những việc quan trọng. Sự hoà hợp về yếu tố tâm linh sẽ mang theo nguồn năng lượng tích cực, giúp ta bình tâm trước nhiều bão tố và thử thách ngoài kia. 

Giờ hắc đạo là gì?

Thời gian mà các sao xấu cai trị, chúng ta gọi là giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo được xem là giờ đại cát đại lợi để tiến hành vạn sự, vậy nên đối với giờ hắc đạo, người ta thường nghĩ rằng nó là những giờ xấu, cần tránh xa. 

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng được giờ hoàng đạo. Vẫn có rất nhiều trường hợp giờ hoàng đạo nhưng thời tiết lại xấu vô cùng, không thể tiến hành bất cứ việc gì. Và cũng chưa có bằng chứng cụ thể về việc giờ hắc đạo sẽ mang tới những ảnh hưởng xấu tới công việc. 

Thế nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, để chắc chắn chúng ta nên tránh xa các giờ hắc đạo.

Ý nghĩa của việc xem ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo, giờ Hắc Đạo

Cổ nhân xưa có câu “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, con người luôn cần các yếu tố may mắn, thuận hòa của trời đất để tiến hành những việc trọng đại. 

Chính vì thế, cần căn cứ vào quy mô và tính chất của công việc để tiến hành chọn ngày giờ tốt xấu. Việc lựa chọn ngày đẹp, hợp với tuổi của gia chủ sẽ mang lại trường sinh khí tốt lành, đại cát đại lợi giúp công việc diễn ra trôi chảy, tránh được các xui xẻo không đáng có. 

Ngoài ra, việc chọn ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo còn giúp gia chủ thêm vững tâm, củng cố về mặt tinh thần. Tâm ta bình an, vạn sự theo vậy mà cũng trở nên tốt đẹp.

Tuy nhiên việc chọn ngày, giờ hoàng đạo cũng chỉ mang tính chất tương đối vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có thể ngày đó tốt sẽ cát lợi cho việc này nhưng lại xấu cho việc khác. 

Theo quan niệm Phật giáo, nếu tâm ta suy nghĩ tốt, thì ngày nào cũng có thể trở thành ngày tốt. Vì thế mà gia chủ cũng cần có lập trường riêng và cũng không cần quá lo lắng nếu lỡ công việc phải tiến hành vào ngày hay giờ hắc đạo.

ngay hoang dao tien hanh viec dai su
Chọn ngày hoàng đạo để tiến hành những việc đại sự 

Cách tính giờ Hoàng Đạo, hắc đạo chuẩn xác

Giờ hoàng đạo và hắc đạo được chi phối luân phiên nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm. Vậy dựa trên cơ sở nào để tính được đâu là giờ hoàng đạo, đâu là giờ hắc đạo nhanh chóng mà lại chính xác?

Cách tính giờ hoàng đạo, hắc đạo trong ngày theo 12 con giáp

Muốn biết cách tính giờ hoàng đạo, giờ hắc đạo theo cách này, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ Thiên can và Địa chi là gì trước đã.

Thiên can Địa chi là hệ thống đánh số thành chu kỳ được sử dụng tại các nước có nền văn hóa Á Đông: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,…. Thiên Can Địa Chi áp dụng với tổ hợp chu kỳ 60 trong âm lịch nói chung để xác định thời gian: giờ, ngày, tháng, năm. Theo đó mà lập ra 10 thiên can và 12 địa chi tương ứng.

  • Thiên can (Thập thiên can) lần lượt theo thứ tự: Giáp, Ất, Bính,Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý.
  • Địa chi ( Thập nhị chi) lần lượt theo tuần tự: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.

Người xưa đã sử dụng hệ chi này để chia thời gian trong ngày làm 12 khoảng giờ, hay được gọi là giờ âm lịch. Mỗi giờ âm lịch sẽ tương đương với 2 giờ hiện đại và ứng với 12 con giáp trong cung hoàng đạo: Tý, sửu, dần, mão thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. 

Theo cách tính giờ theo 12 con giáp này: Giờ tý thường được bắt đầu từ 23h đêm hôm trước tới 1h sáng hôm sau. 1h – 3h sáng gọi là giờ Sửu, 3h – 5h gọi là giờ Dần và 5h – 7h sáng là giờ Mão. 

Tiếp sang 7h – 9h là giờ Thìn, 9h – 11h giờ sáng là giờ Tỵ, 11h sáng đến 13h chiều là giờ Ngọ. 13h – 15h chiều gọi là giờ Mùi, 15h – 17h chiều là giờ Thân, 17h – 19h chiều là giờ Dậu. Từ 19h- 21h là giờ Tuất và cuối cùng 21h – 23h là giờ Hợi.

Để tính giờ hoàng đạo cần phải thuộc thơ lục bát và đối chiếu bảng tra. Theo bảng bài thơ lục bát này, mỗi cặp câu lục bát sắp xếp theo một hàng và ứng với 12 giờ trong ngày. 12 giờ đó ứng với 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. 

Bài thơ lục bát có tổng sáu cặp câu ứng với sáu giờ hoàng đạo. 12 giờ địa chi cũng được chia thành 6 cặp như sau: Dần – Thân, Mão – Dậu, Thìn – Tuất , Tỵ – Hợi, Tý – Ngọ, Sửu – Mùi. 

Dưới đây là bảng tính chi tiết giờ hoàng đạo trong ngày, cụ thể như sau:

cach tinh chi tiet gio hoang dao hac dao
Bảng tính chi tiết giờ Hoàng Đạo, Hắc Đạo trong ngày

Dễ thấy trong bảng trên, cứ vần nào trong bài thơ có chữ Đ in đậm chính là giờ Hoàng đạo, giờ đẹp trong ngày. Còn lại thì chính là ngày hắc đạo. 

Ví dụ: Ngày Dần và Thân ta có các giờ Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi và Tuất là các giờ Hoàng đạo. Ngày Tý và Ngọ ta có các giờ Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân và Dậu là các giờ Hoàng đạo.

Ta có thể khái quát một cách dễ hiểu như sau:

  • Ngày Dần, Thân: Giờ hoàng đạo là: Tý, Sửu, Thìn, Tỵ, Mùi và Tuất.
  • Ngày Mão, Dậu: Giờ hoàng đạo là: Tý, Dần, Mão, Ngọ, Mùi và Dậu.
  • Ngày Thìn, Tuất: Giờ hoàng đạo là:  Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Dậu và Hợi.
  • Ngày Tỵ, Hợi: Giờ hoàng đạo là: Sửu, Thìn, Ngọ, Mùi, Tuất và Hợi.
  • Ngày Tý, Ngọ: Giờ hoàng đạo là: Tý, Sửu, Mão, Ngọ, Thân và Dậu.
  • Ngày Sửu, Mùi: Giờ hoàng đạo là: Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất và Hợi.

Lưu ý: Trong ngày Hắc đạo vẫn có giờ Hoàng đạo. Vì vậy, sau khi tính được giờ Hoàng đạo theo bảng trên, ta còn phải trừ đi một số giờ như Thọ tử, Sát chủ, Không vong, Đại sát, Thiên lôi… thì mới thực sự là giờ đẹp.

Công thức tính giờ hoàng đạo để xuất hành, khởi sự

Trong phong thủy, người xưa đã tìm ra một phương thức tính giờ hoàng đạo vô cùng đơn giản và linh nghiệm. Nếu như bạn không thể nhớ nổi đoạn thơ lục bát trên, hay chẳng có nhiều thời gian để tính toán giờ lành để khởi sự. Vậy đây chính là cách tính dành cho bạn.

Đó là công thức để tính giờ hoàng đạo khi xuất hành tốt xấu theo Lý Thuần Phong – bậc thầy phong thuỷ nổi tiếng nhất thời Đường, Trung Quốc. Theo ông, giờ xuất hành được tính theo Lục Nhâm Tướng Pháp. Dựa vào đó, có 3 giờ xuất hành tốt là giờ Đại An, Tốc Hỷ và Tiểu Cát; 3 giờ xấu không nên xuất hành là Xích Khẩu, Tuyệt Lộ và Lưu Niên.

tinh gio hoang dao theo ly thuan phong
Cách tính ngày xuất hành, khởi sự theo Lý Thuần Phong

Công thức cụ thể được viết như sau:

[(Tháng âm + Ngày âm + Khắc muốn xuất hành) – 2]: 6 = (số dư, lấy phần chẵn)

Quy ước bảng tra Khắc mà bạn muốn xuất hành như sau:

  • Khắc 1 là khoảng thời gian từ 11h đêm đến 1h sáng.
  • Khắc 2 bắt đầu từ 1h sáng đến 3h sáng.
  • Khắc 3 tương ứng với thời gian từ 3h sáng cho đến 5h sáng.
  • Khắc 4 thì sẽ từ thời gian 5h sáng tới 7h sáng.
  • Khắc 5 sẽ bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc trước 9h sáng.
  • Khắc 6, là khắc giờ cuối cùng là khoảng thời gian thì 9h sáng cho đến 11h trưa.

Quy ước giờ xuất hành theo số dư như sau: 

  • Số dư 1: Đại an
  • Số dư 2: Tốc hỷ
  • Số dư 3: Lưu niên  
  • Số dư 4: Xích khẩu
  • Số dư 5: Tiểu các
  • Số dư 6 và 0: Tuyệt Lộ

Ví dụ: Ngày 25 /3 (âm), bạn dự kiến xuất hành vào lúc 9h05. Theo bảng tra trên thì 9h05 thuộc khắc số 6 (9h-11h).

Áp dụng công thức ta được: [(27+3+6)-2]:6 =34:6 = 5,666. Vậy ta có số dư chẵn là 6, đối chiếu với bảng trên là giờ Tuyệt Lộ.

Sau khi đã tính ra được giờ xuất hành là Đại An, Tốc Hỷ, Tiểu Các, Xích Khẩu, Tuyệt Lộ hay Lưu Niên. Quý bạn cần xem xét để xuất hành vào giờ tốt và tránh các giờ xấu. Giúp bạn vạn sự hanh thông, làm ăn đại cát đại lợi.

Tính ngày Hoàng Đạo, hắc đạo thế nào?

Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn luôn theo lời căn dặn “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” của ông cha. Vào các dịp lễ lớn hay việc trọng đại của gia đình hay bản thân, ta vẫn thường xem để chọn ngày hoàng đạo, tránh ngày hắc đạo. Vậy làm thế nào để tính toán chính xác đâu là ngày hoàng đạo, đâu là ngày hắc đạo?

Cách tính ngày hoàng đạo

Theo tử vi Lục Diệu, ngày hoàng đạo bao gồm 6 ngày: Minh Đường Hoàng Đạo, Kim Đường Hoàng đạo, Kim quỹ Hoàng đạo, Kim quỹ Hoàng đạo, Thanh long Hoàng đạo, Tư mệnh Hoàng đạo và Ngọc đường Hoàng đạo. 

6 ngày hoàng đạo này biểu trưng cho 6 ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau: 

Minh Đường Hoàng đạo: Là ngày mang tới cho con người ta những năng lượng tích cực và may mắn. Chính tinh thần phấn chấn đã giúp cho trí tuệ luôn được thông suốt, đạt được danh vọng, giàu có và thành công. Ngoài ra, ngày Minh Đường rất có lợi cho việc gặp gỡ cấp trên, đi cầu cạnh nhờ người giúp đỡ.

Kim Đường Hoàng đạo: Ngày mang theo nhiều phúc khí, đặc biệt rất lợi cho các những công việc liên quan tới xây dựng. Theo Ngọc hạp thông thư, thì đây còn là ngôi sao chủ về đường tài lộc, rất tốt trong việc làm ăn kinh doanh hoặc ký kết hợp đồng.

Kim quỹ Hoàng đạo: được hiểu là ngày mà Mặt trời mang theo những ánh sáng vàng lấp lánh đem theo sự vượng khí. Ánh sáng và năng lượng của ngày này sẽ giúp đỡ con người đến với giàu sang, phú quý. 

Trong ngày Kim Quỹ sẽ hạn chế tối đa được các nguy cơ về bệnh tai ương, hao tốn tiền của. Vì vậy, ngày này gia chủ mở cửa khai trương, tổ chức hôn lễ, khởi công thi công,… đều rất tốt. Thế nhưng lại không có lợi cho tranh giành kiện tụng, những việc liên quan tới pháp luật.

Thanh long Hoàng đạo: mang tên gọi của một linh vật trong tứ tượng nên ngày này được cho là ngày tốt nhất trong những ngày tốt, chủ về phú quý, tài lộc. 

Vào ngày này, mọi người làm việc gì cũng thành công như: cưới hỏi, thi cử, khai trương… Cổ nhân xưa thường nói, vạn sự tốt lành đều xảy ra vào ngày Thanh Long Hoàng Đạo. 

Tư mệnh Hoàng đạo: Nếu những sự kiện trọng đại của trong đời được tiến hành ra trong ngày thì chỉ có phước lành, điềm hung hoá giải, vạn sự hanh thông. Tuy nhiên, trong ngày Tư Mệnh mọi việc chỉ đại cát đại lợi khi vào ban ngày, chứ không lợi vào ban đêm. Đặc biệt rất may mắn vào giờ Thân (15-17 giờ).

Ngọc đường Hoàng đạo: biểu tượng của nguồn năng lượng tốt dồi dào, may mắn, nhất là về công danh sự nghiệp và học hành. Ngọc chính là biểu tượng của sự đẹp đẽ, sang trọng, còn Đường ứng với con đường về học vấn. Nếu học tập, thi cử trong những ngày này sẽ mang lại may mắn, sớm đạt kết quả như mong ước.

Tương ứng với 6 cặp tháng trong năm, mỗi tháng âm lịch sẽ có 4 ngày hoàng đạo dưới đây.

Lưu ý: chỉ tính theo âm lịch.

  • Tháng 1 và tháng 7: Ngày hoàng đạo ứng với ngày Tý, sửu, tỵ và mùi
  • Tháng 2 và tháng 8: Ngày hoàng đạo ứng với ngày Dần, mão, mùi và dậu
  • Tháng 3 và tháng 9: Ngày hoàng đạo ứng với ngày Thìn, tỵ, dậu và hợi
  • Tháng 4 và tháng 10: Ngày hoàng đạo ứng với ngày Ngọ, mùi, sửu và dậu
  • Tháng 5 và tháng 11: Ngày hoàng đạo ứng với ngày Thân, dậu, sửu và mão 
  • Tháng 6 và tháng 12: Ngày hoàng đạo ứng với ngày Tuất, hợi, mão và tỵ
ngay hoang dao tien hanh viec trong dai
Chọn ngày hoàng đạo để công việc luôn được thuận buồm xuôi gió

Cách tính ngày hắc đạo

Mỗi một ngày trong tháng hay một một giờ trong ngày, sẽ có các vị thần thiện và ác thay phiên nhau làm nhiệm vụ. Tương ứng với 6 ngày hoàng đạo thì sẽ có 6 ngày hắc đạo như sau:

Thiên lao hắc đạo: mang một nguồn năng lượng tiêu cực từ các vầng thái dương ban phát xuống địa cầu. Nó gây ra những sự khó chịu, ách tắc trong tinh thần và sự trì trệ trong công việc. Con người thường dễ nảy sinh những mâu thuẫn không đáng có hay thị phi do vạ miệng. Do vậy mà ngày này chủ trì những việc liên quan tới những rắc rối, kiện cáo, pháp luật. 

Bạch hổ hắc đạo: Đây là ngày mang sát khí rất cao, mang theo những bất hạnh, tai ương và phi lý. Trong ngày Bạch Hổ vạn sự đều kỵ, nhưng kỵ nhất vẫn là vấn đề mai táng. Theo quan niệm của người xưa, nếu cố tình tổ chức an táng vào ngày này thì con cháu ở lại sẽ gặp tai ương, thậm chí thiệt hại tới tính mạng con người.

Câu trần hắc đạo: Là ngày mang theo những năng lượng hắc ám, biểu trưng cho tai hoạ, bất hoà và thiên tai. Nói chung làm gì cũng không nên thực hiện vào ngày này nếu không muốn chịu cảnh gia đình ly tán, vất vả trên đường công danh.

Thiên hình hắc đạo: Là một ngày xấu, cản trở may mắn của mọi người, để rồi xảy ra những điều đáng tiếc không mong muốn. Thiên hình hắc đạo đặc biệt đại kỵ tới những việc kiện tụng, lao ngục. Nhưng lại rất hợp cho việc xuất hành quân cơ.

Nguyên vũ hắc đạo: Ngày Nguyên Vũ mang theo những năng lượng xấu bí ẩn, xuất hiện nhiều hung tinh nhật thần khiến tâm trí lao đao, làm việc gì cũng chẳng thành. Nếu không sáng suốt thì tai ương sẽ theo nhau mà kéo đến. Ngày Nguyên Vũ Hắc Đạo không tốt cho những việc sau: kiện thưa, giao tiếp, tổ chức hôn lễ, động thổ, xây dựng, an táng…

Chu tước hắc đạo: Mang theo trường khí nóng bỏng, cản trở vận may trong công việc và tài lộc. Nóng vội, chủ quan mà dễ dẫn tới làm hỏng chuyện đại sự, phá hoại tăng quan tiến chức trên con đường thành danh. Vì vậy mà ngày Chu tước hắc đạo vạn sự không nên làm, đặc biệt là tranh cãi kiện tụng, bất hoà.

Việc biết trước các ngày hắc đạo trong năm giúp các bạn có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, để công việc luôn được thuận buồm xuôi gió. Ứng với 6 cặp tháng âm lịch trong năm, sẽ bao gồm các ngày hắc đạo dưới đây:

  • Tháng 1 và tháng 7: Ngày hắc đạo gồm Ngọ, Mão, Hợi, Dậu
  • Tháng 2 và tháng 8: Ngày hắc đạo gồm Thân, Tỵ, Sửu, Hợi
  • Tháng 3 và tháng 9: Ngày hắc đạo gồm Tuất, Mùi, Sửu, Hợi
  • Tháng 4 và tháng 10: Ngày hắc đạo gồm Tý, Dậu, Tỵ, Mão
  • Tháng 5 và tháng 11: Ngày hắc đạo gồm Dần, Hợi, Mùi, Tỵ
  • Tháng 6 và tháng 12: Ngày hắc đạo gồm Thìn, Sửu, Dậu, Mùi

Ngoài ra, còn có một phương pháp tính ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo, giờ Hắc Đạo nữa đó là cách tính ngày tốt xấu trên hai bài tay. Đây là cách tính dựa theo tử vi lục diệu của Khổng Minh. Lục là sáu, diệu là ám chỉ cho các vì tinh tú trong quỹ đạo đất trời. Các ngôi sao này sẽ chuyển động theo một quỹ đạo và tuần hoàn theo chu kỳ. Dựa theo đường đi của chúng mà ta sẽ dễ dàng bấm ra ngày tốt hoặc xấu trong tuần đó hoặc tháng đó. 

Dẫu biết rằng thành công của một việc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng lực, sự chuẩn bị kỹ lưỡng,… nhưng cũng không thể phủ nhận rằng yếu tố may mắn từ phong thủy cũng chiếm một phần vô cùng quan trọng.
Hy vọng với thông tin về cách tính ngày Hoàng Đạo, giờ Hoàng Đạo, ngày Hắc Đạo, giờ Hắc Đạo trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và có những quyết định đúng đắn khi chọn ngày khởi sự mọi việc.

5/5 - (34 bình chọn)

Bình luận (4)

  1. Trần Quốc Toản says: Trả lời

    Áp dụng công thức ta được… ( 27 lấy đâu ra mà + 3 + 6 ) ??? Sai bét nhè

    1. Nguyễn Trường Giang says: Trả lời

      Đúng rồi còn gì, 27 là ngày âm, 3 là tháng âm, 6 là khắc

    2. Nguyễn Sĩ says: Trả lời

      Ông đọc k kĩ lại bảo người ta sai, bó tay

  2. Tùng Khói Lửa says: Trả lời

    Thời đại này ai tính cái này làm gì cho mệt, hỏi cụ google là xong

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ngày Tam Nương Là Ngày Gì? Những Điều Kiêng Kỵ Và Cách Hoá Giải

Ngày Tam Nương là ngày mà bất kỳ người nào nghe tới cũng đều phải “dè chừng”. Bởi ông cha ta quan niệm rằng, nếu...

Giờ Dậu Là Mấy Giờ? Người Sinh Giờ Dậu Có Số Mệnh Thế Nào?

Theo văn hoá Á Đông, cách tính giờ được người xưa gắn liền với những linh vật đặc biệt, đó chính là 12 con giáp....

Có nên mua quần áo trong tháng cô hồn không? Lý giải

Tháng cô hồn là tháng ma quỷ lang thang, đeo bám và quấy rối người trên dương thế. Do đó, trong tháng này người ta...

Ngày Xá Tội Vong Nhân 15/7 là ngày gì? Nguồn gốc ý nghĩa Rằm Tháng Bảy

Rằm tháng bảy hay ngày xá tội vong nhân là ngày rằm lớn nhất trong tín ngưỡng thờ cúng của người dân Việt Nam. Vậy...