Ngày Nguyệt Kỵ Là Gì? Những Điều Nên Và Không Nên Làm Để Tránh Xui Xẻo

Ngày Nguyệt Kỵ là gì? Có thật sự là ngày xấu hay không khi dân gian ta vẫn truyền tai nhau câu nói: “Đi chơi cũng lỗ nói gì đi buôn”? Vào ngày này, chúng ta nên và không nên làm gì để mọi việc diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp hơn?

Ngày Nguyệt Kỵ là gì?

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đây là quan niệm rất được ông cha ta chú trọng khi chuẩn bị làm những việc hệ trọng như: cưới hỏi, động thổ, nhập trạch, cất nóc, xuất hành, khai trương,… Thông thường mọi người sẽ lấy ngày lành, giờ lành để tiến hành. 

Việc tìm hiểu ngày tốt xấu không chỉ trọn vẹn về vấn đề tâm linh. Thông qua đó, chúng ta còn có sự chuẩn bị tốt nhất về tư tưởng để giải quyết công việc một cách tốt nhất. Đó là giá trị về tinh thần, tín ngưỡng giúp chúng ta tự tin hơn. 

Theo quan niệm dân gian, ngày Nguyệt Kỵ được xem là một trong những ngày cần tránh khi làm việc lớn. Mỗi tháng đều có ba ngày được coi là ngày Nguyệt Kỵ: 5, 14, và 23. Cách tính tương đối đơn giản, ta lấy từng chữ số của ngày đó cộng lại cho kết quả bằng 5 và chúng ta sẽ có ngày 5, ngày 14 với (1+4=5), ngày 23 với (2+3=5).

Cách tính ngày Nguyệt Kỵ đơn giản

Nhắc tới Nguyệt Kỵ, người ta nghĩ đây là những ngày nửa đời, nửa đoạn. Do đó, chúng ta làm bất cứ việc gì vào những ngày này cũng sẽ giữa chừng, khó đạt, tốn công, tốn sức mà vẫn không thành công.

Các nguồn gốc khác nhau về ngày Nguyệt Kỵ

Hiện nay, có ba nguồn gốc giải thích cho ngày Nguyệt Kỵ khác nhau như Nguyệt Kỵ theo quan điểm dân gian, Nguyệt Kỵ theo quan điểm khoa học và Nguyệt Kỵ theo phong thuỷ Phi Tinh cụ thể như sau:

Nguyệt Kỵ theo chuyện dân gian

Các nhà vua thời xưa thường có những cuộc xa giá đi kinh lý hoặc tuần tra quanh kinh thành. Mỗi tháng sẽ vi hành 3 lần, mỗi lần cách nhau 9 ngày. Ngôi vua được gọi là Trung cung với số 5 làm biểu tượng. Do đó, nhà vua thường lựa ngày xuất phát đầu tiên là ngày 5, lần 2 cách lần 1 đúng 9 ngày và ngày 14, lần 3 tương tự được tính là ngày 23.

Thời phong kiến còn có tục lệ người dân không được phép thấy mặt vua. Thậm chí, các mệnh quan trong triều đình cũng không được thấy rõ mặt vua bởi mỗi buổi thiết triều, họ phải cúi đầu, phủ phục ngoài sân lớn cách nhà vua mấy mươi mét. Những cận thần, cận vệ mới có thể được nhìn thấy long nhan của nhà vua.

Câu chuyện dân gian về ngày Nguyệt Kỵ

Mỗi lần nhà vua đi kinh lý, tuần tra, người dân đều được lệnh phải đóng cửa ở trong nhà không được phép lảng vảng, dòm ngó ngoài đường. Nếu quan hoặc quân lính bắt được chắc chắn sẽ bị chém đầu. 

Để không gặp tai họa, người ta truyền tai nhau tránh 3 ngày này. Qua nhiều đời, ba ngày này đã in sâu vào ý thức của con người và được gọi là ngày Nguyệt Kỵ mang nghĩa xấu.

Nguyệt Kỵ theo quan điểm Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nền văn minh lâu đời bậc nhất của Phương Đông. Nhiều quan niệm đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nguyệt Kỵ cũng như vậy. Theo sử sách Trung Quốc, ngày Nguyệt Kỵ được hiểu là ngày ở Trung cung. Trung cung có nghĩa là ngôi vua và dùng số 5 để biểu trưng. Đồng thời, số 9 được gọi là cửu cung.

Ngày Trung cung đầu tiên được nhập vào là ngày 5. Tiếp theo, 5 được cộng thêm 9 thành ngày 14 cũng được nhập vào Trung cung. Tương tự cách tính, số 14 thêm 9 ta được ngày 23. Với cách tính này, chúng ta có ba số: 5, 14, 23 được nhập vào Trung cung và được gọi là ngày Nguyệt Kỵ.

Ngoài ra, Nguyệt Kỵ còn được gọi với tên khác là ngày “con nước”. Vào những ngày này, triều cường thường sẽ xuất hiện các dòng hải lưu bất thường. Chúng có thể gây nguy hiểm cho thuyền bè di chuyển. Vì vậy, mọi người thường không đi xa hoặc đi tàu bè vào ngày này để tránh gặp chuyện xui xẻo. Từ đó, người ta thường tránh những việc lớn vào ngày này.

Nguyệt Kỵ theo lý giải khoa học

Dưới góc độ khoa học, các chuyên gia nghiên cứu được vào những ngày này, con người sẽ bị lực tương hỗ với mặt Trăng tác động mạnh nhất. Sức khỏe, thần kinh của con người theo đó có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn tới mất tự chủ trong tính toán và hành động. Nhiều thống kê cho rằng vào trung tuần trăng, các hiện tượng tai nạn, rủi ro có xu hướng gia tăng.

Đáng nhấn mạnh là ngày 5 tháng 5 trùng lặp với Ngũ Hoàng Thổ. Vào ngày này, người xưa thường có câu “Len lét như rắn mùng 5” nghĩa là rắn sẽ không ra khỏi hang. Bởi trong thời gian đó, phương lực ly tâm từ Trái Đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, đồng thời hướng tâm từ Mặt Trời và vũ trụ có những bất thường khiến rắn bị ù tai, run sợ. 

Nguyệt Kỵ theo phong thuỷ Phi Tinh

Chúng ta có thêm một cách lý giải khác về ngày Nguyệt Kỵ từ truyền thống khoa học huyền bí Trung Hoa. Trong khoa học huyền bí, cửu cung phi tinh sẽ gồm: Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử.

Ngũ Hoàng thuộc Trung cung với số 5 là biểu tượng. Vận sao Ngũ Hoàng bay tới đâu mang họa tới  đó nên được cho là xấu nhất trong cửu tinh. Dựa theo phi tinh 9 cung, Ngũ Hoàng sẽ quay trở về nên chúng ta có Nguyệt Kỵ là ngày 5, 14, 23.

Lý giải ngày Nguyệt Kỵ theo phi tinh

Ngày Nguyệt Kỵ không nên làm gì?

Theo quan điểm dân gian xưa, Nguyệt Kỵ mùng 5, 14, 23 âm lịch được xem là ngày xấu. Thực tế, khoa học cũng có những minh chứng đưa ra để thấy những ngày này có ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần con người. Do đó, chúng ta nên tránh làm một số việc trong ngày Nguyệt Kỵ.

Không nên khởi sự những việc lớn: Vào ngày Nguyệt Kỵ, Mặt Trăng di chuyển đến vùng đất mới nên có những tác động không hề nhỏ đối với con người. Bạn cần tránh tiến hành tất cả các công việc trọng đại: cưới hỏi, động thổ, xây dựng, khai trương, làm ăn,… 

Đi ra ngoài cần thận trọng đặc biệt đường thủy: Những người đi lại bằng tàu thuyền trên sông nước phải kiêng kỵ những ngày này tránh mang họa vào thân. Vào ngày Nguyệt Kỵ, triều cường và các dòng hải lưu sự thay đổi bất thường nên người đi biển có thể gặp nguy hiểm. 

Người xuất hành xa hoặc làm các công việc thường xuyên di chuyển như tài xế, lái xe nên thận trọng khi đi lại. Bởi nguồn năng lượng thay đổi và biến động khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, khả năng xử lý tính huống không được tốt.

Không nên cưới hỏi vào ngày Nguyệt Kỵ

Sinh con ngày Nguyệt Kỵ có bị ảnh hưởng hay không?

Sinh con là một việc vô cùng lớn nhưng thường được khuyến khích để thuận theo tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thắc mắc sinh con vào ngày Nguyệt Kỵ có ảnh hưởng gì hay không? 

Câu trả lời là bạn đừng quá lo lắng, bởi mỗi em bé sinh ra sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác để đánh giá như: giờ tốt, sao tốt,… Ngoài ra, sau này, vận mệnh của em bé còn phụ thuộc vào phúc phần của gia đình, tổ tiên để lại; phần tâm đức của chính em bé xây dựng trong cuộc đời của mình.

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người có thể không biết hoặc không còn quá đặt nặng và kiêng kỵ ngày Nguyệt Kỵ nữa. Họ vẫn thực hiện các công việc quan trọng vào ngày mùng 5, 14, 23 giống như những ngày bình thường. 

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn có băn khoăn và tìm kiếm cách hóa giải ngày này thì việc bạn cần làm chính là xem lịch trước. Nếu ngày đó phạm Nguyệt Kỵ, bạn nên tránh hoặc hoãn làm các việc trọng đại.

Trong trường hợp bắt buộc phải tiến hành hoặc không thể rời lịch, bạn có thể xem giờ tốt trong ngày đó rồi tiến hành thực hiện. Ngoài ra, bạn có thể dựa vào tính tương khắc trong thuyết Ngũ hành: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy để lựa chọn giờ. Nếu khởi sự công việc vào ngày Nguyệt Kỵ là ngày Mộc, chúng ta sẽ chọn giờ Kim bởi Kim khắc Mộc giúp giảm độ xấu của ngày này.

Như vậy, ngày Nguyệt Kỵ là gì? Những điều nên và không nên làm để tránh xui xẻo đều được chia sẻ trong bài viết. Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn tránh được những điều xui xẻo không đáng có. Từ đó, đem lại may mắn và thành công hơn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp kinh doanh, học hành, thi cử.

Đánh giá post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ngày Dương Công Kỵ Nhật Là Gì? Cần Kiêng Kỵ Điều Gì Trong Ngày Này

Từ xưa đến nay mọi người thường truyền tai nhau rằng nên tránh xa ngày Dương Công Kỵ Nhật khi khởi sự những việc trọng...

Mùa tính theo lịch âm hay lịch dương? Cách tính 4 mùa trong năm

Chúng ta hẳn đã quen với khái niệm mùa, 4 mùa trong năm như một cách nhận biết sự khác biệt của khí hậu. Trên...

Cách Tính Giờ Theo 12 Con Giáp đơn giản và chính xác nhất

Chắc hẳn nhiều bạn trẻ cho tới nhiều người lớn tuổi hơn đang băn khoăn không biết canh năm, canh ba hay giờ tý, giờ...

Cách tính tháng nhuận năm nhuận âm lịch cực chuẩn, dễ nhớ

Đối với phần đa người Á Đông, lịch âm là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Và năm nhuận hay...