Tượng Tam Đa (Phúc, Lộc, Thọ): nguồn gốc, ý nghĩa và vị trí đặt


Tượng Tam Đa hay còn gọi là tượng Phúc Lộc Thọ, là biểu hiện cho ba thứ hạnh phúc lớn nhất của đời người. Tượng Tam Đa thường được người dân thỉnh về nhằm cầu may mắn, sung túc, ấm no, trường thọ. Ý nghĩa là thế nhưng ở đời có mấy ai đã biết và hiểu rõ về nguồn gốc, ý nghĩa của tượng Tam Đa cũng như cách đặt tượng sao cho đúng và hợp phong thủy nhất. 

Nguồn gốc của tượng Tam Đa – Phúc Lộc Thọ

Tượng Tam Đa vốn từ lâu đã trở thành một vật phẩm phong thủy mà người người, nhà nhà đều thành tâm thờ kính. Không chỉ bởi ý nghĩa của tượng mà còn bởi sự linh nghiệm đã được đối chứng qua bao đời. Vậy bạn đã bao giờ tự thắc mắc về nguồn gốc của tượng chưa?

Vạn sự trên đời từ những thứ nhỏ nhất đều có nguồn gốc xuất xứ của riêng mình. Tượng Tam Đa cũng không ngoại lệ, cho đến nay có rất nhiều dị bản về gốc gác của tượng Phúc Lộc Thọ, tuy nhiên chỉ có hai thuyết là được người đời công nhận và lưu truyền cho tới ngày nay. 

Nguon goc tuong tam da phuc loc tho
Cho đến nay có rất nhiều dị bản về gốc gác của tượng Phúc Lộc Thọ, tuy nhiên chỉ có hai thuyết là được người đời công nhận và lưu truyền cho tới tận ngày nay.

Thuyết thứ nhất xuất phát từ thời của Hoàng đế Nghiêu trị vì. 

Vua Nghiêu là một trong Ngũ Đế nổi tiếng khắp thời Trung Hoa cổ đại bấy giờ. Truyền thuyết lưu danh ông là một vị vua rất mực anh minh, hiền từ, lại có tài tâm đức vẹn toàn, là vị vua kiểu mẫu của biết bao thế hệ Đế Vương đời sau. 

Dưới bàn tay trị vì của Vua Nghiêu, nhân dân được hưởng thái bình, không chiến tranh, không dịch bệnh, không thiên tai tàn phá. Khắp chốn Trung Hoa sống trong cảnh sung túc, ấm no, an yên. 

Bởi thế thời đấy người ta vẫn thường hay truyền tai nhau câu nói rằng ngoài đường không nhặt của rơi mà đêm tối thì chẳng phải lo đóng cửa. Ý chỉ việc nhân dân được sống trong đầy đủ, không phải lo cái ăn, cái mặc nên không cần phải nhặt của rơi ngoài đường. Thiên hạ hưởng “thái bình thịnh trị” nên không cần lo tối có kẻ xấu đột nhập vào nhà cướp bóc. 

Tương truyền rằng vào một dịp tết nọ, Vua Nghiêu cùng các quan đại thần đi tuần tra khắp chốn và cũng là để thăm non cuộc sống hiện tại của trăm họ. Khi vua đi đến mảnh đất Hoa Phong có dừng lại thăm thú, hỏi han nhân dân. Mến mộ trước vị vua tài ba, cảm phục công lao và đóng góp to lớn của Vua Nghiêu nên người dân Hoa Phong có tặng vua ba câu chúc. 

Đầu tiên, chúc Vua Nghiêu đa Phúc, sinh được nhiều quý tử nối dõi dòng tộc. Tuy nhiên vua không nhận mà nói rằng nhiều con trai sẽ sinh nhiều sự đấu đá, lo lắng, phiền não không hay. 

Thứ hai, nhân dân chúc Hoàng đế Nghiêu đa Lộc, sống một sống giàu có, thịnh vượng. Vua cũng không nhận mà nói rằng lắm tiền của thì nhiều kẻ dòm ngó lại khó quản lý. Hơn nữa, dù có nhiều tiền nhiều của đến đâu mà sống không hạnh phúc thì “có cũng như không” mà khi nhắm mắt xuôi tay lại chẳng mang đi được. 

Thứ ba, bằng tất cả sự tôn kính, muôn dân chúc cho Vua Nghiêu trường thọ (đa Thọ) muôn đời để trị vì đất nước thái bình. Vua lại khéo léo từ chối lời chúc vì cho rằng sống lâu cũng chỉ là một dạng tồn tại của thể xác. Đứng đó nhìn người thân, tướng lĩnh, quan lại cận thân lần lượt ra đi. Sau cùng người cùng sống cùng thời với vua chẳng còn lại mấy người, âu cũng là nỗi buồn khó phai. 

Chính bởi những lý do hết sức thực tế của Vua Nghiêu nên ông đã vui vẻ truyền lại lời chúc cho nhân dân trăm họ đa Phúc – đa Lộc – đa Thọ. Cũng từ đó trở đi, nhân dân đất nước Trung Hoa có tập tục thờ tượng của ba vị Phúc – Lộc – Thọ. Truyền thuyết và tín ngưỡng ấy đã ảnh hưởng và lan sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. 

Thuyết thứ hai dựa trên ba nhân vật lịch sử nổi tiếng thời Trung Hoa cổ đại 

Ông Phúc là hiện thân của một vị tướng tài ba có tên là Quách Tử Nghi. Sử sách Trung Hoa lưu truyền lại, Quách Tử Nghi vốn là một viên đại thần trung thành lại có công dẹp loạn An Sử, đồng thời chống lại sự xâm lược của bộ tộc Thổ Phiên. 

Ngoài có tài cầm quân, điều binh ông còn có tài kinh bang tế thế giúp vua hoàn thiện bộ máy chính trị của nước nhà thời bấy giờ. Người xưa có truyền lại, Quách Tử Nghi có gia tài đồ sộ, của cái chất như núi, đất đai rộng lớn nhưng lại có nếp sống vô cùng khiêm tốn, giản dị. 

Thuyet thu hai dua tren ba nhan vat lich su noi tieng thoi trung hoa
Quách Tử Nghi vốn là một viên đại thần trung thành lại có công dẹp loạn An Sử, đồng thời chống lại sự xâm lược của bộ tộc Thổ Phiên.

Ông mất để lại khối tài sản lớn cùng rất nhiều con cháu kế thừa di sản. Cụ thể, ông sinh được 8 người con trai và cả 8 người con đều có danh phận, chức trách trong triều, thậm chí có nhiều người là nhân tài và là trụ cột quốc gia.

Ông Lộc vốn là tế tướng thời nhà Tần có tên là Đậu Từ Quân. Thời còn làm quan trong triều, Đậu Từ Quân đã dùng mọi thủ đoạn, mánh khóe để vơ vét của cải, bòn rút, bóc lột nhân dân. Tuy nhiên, những năm gần đất xa trời ông mắc bệnh phải nằm liệt giường, con cháu không ai hỏi han thăm nom nên dần già chết trong sự đau đớn của bệnh tật cùng nỗi cô đơn thống khổ. 

Ông Thọ hay còn được biết đến là đại thần thời vua Hán Vũ Đế – Đông Phương Sóc. Theo sử sách của Tư Mã Thiên ghi chép có nói rõ, Đông Phương Sóc là một người vô cùng lạc quan và yêu đời, kỳ trí đa mưu, tinh thông văn sử. 

Ông thích nói chuyện bông đùa và có khiếu hài hước vô hạn. Đồng thời ông cũng là người uyên bác, “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” lại kết hợp cùng lối ăn nói khéo léo nên rất được lòng vua. Có lẽ chính vì tâm tính hài hước và luôn sống bằng một tinh thần luôn lạc quan vui vẻ mà ông sống được đến năm 125 tuổi. 

Ý nghĩa của bức tượng Tam Đa – Phúc Lộc Thọ

Đọc xong hai thuyết về sự ra đời, nguồn gốc của tượng Tam Đa chắc hẳn mỗi người trong số độc giả đã đúc kết và phần nào hiểu được tổng quát về ý nghĩa của tượng Tam Đa – Phúc Lộc Thọ. Mỗi bức tượng tượng trưng cho một ông thần sẽ mang tầng ý nghĩa khác nhau. 

Với ông Phúc (đại thần Quách Tử Nghi) được nhân dân đúc tượng trên tay trái bế một đứa bé, tay phải nâng một cục vàng là biểu hiện của sự sung túc, đầy đủ, may mắn, gặp dữ hóa lành, con cái đề huề, giỏi giang, thành đạt. 

Với ông Lộc (tể tướng Đậu Từ Quân) được tạc giống như một vị quan xưa trong triều. Người khoác áo quan, trên đầu đội mũ cánh chuồn, tay ôm Ngọc Như Ý là biểu tượng của sự thăng quan, tiến chức. 

Mặc dù sinh thời ông Lộc không hẳn là người tốt nhưng của cải đầy mình, vì thế nhân dân khắp chốn lập tượng những mong được ông độ trì, ban cho lộc lá, may mắn trong kinh doanh, làm ăn. Đồng thời, ông cũng là lời cảnh tỉnh cho những thương nhân kinh doanh tránh tham lam quá độ mà sống cần biết đến chữ “đủ” để chết đi không phải hối tiếc. 

Với ông Thọ (đại thần Đông Phương Sóc) được các nghệ nhân khắc họa với chùm râu dài, đầu không tóc, trên tay trái cầm quả đào tiên tượng trưng cho sự trường thọ vô biên. Mặt của ông Thọ lúc nào cũng được tạc với một nụ cười hiền hậu, rất tươi. Người dân thờ tượng ông với mong muốn được có sức khỏe dẻo dai, sống thọ để hưởng phúc phần cùng con cháu, gia đình thì ấm no, hòa thuận, an yên.

Như vậy có thể thấy, tượng Tam Đa có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhân dân Trung Hoa và cả người dân Việt Nam. Tương ứng với Tam Đa có Phúc tinh, Lộc tinh và Thọ tinh, mỗi tượng lại thể hiện những tầng ý nghĩa khác nhau mà khi kết hợp lại tạo thành một tổng thể ý nghĩa mà bất cứ ai cũng mong muốn có được.  

Chung quy thì người ta thờ tượng Phúc Lộc Thọ với mong muốn được sống một đời sum vầy, ấm no, có của ăn của để, con cháu đầy đàn, lộc lá và luôn được vui vẻ, trẻ khỏe, sống lâu với con cháu. 

Cách bố trí và vị trí đặt tượng Tam Đa – Phúc Lộc Thọ hợp phong thủy nhất

Hiện nay có nhiều người, nhiều nhà bày biện, thờ tượng thần Tam Đa với mong muốn cầu được bình an, gặp hung hóa cát, lộc lá đầy mình, may mắn, trường thọ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp thỉnh tượng về nhưng lại không biết cách đặt tượng sao cho đúng, cho chuẩn phong thủy nên bị phản tác dụng. Dính nhiều thị phi, tai tiếng, tiền bạc hao hụt, bệnh tật triền miên không cách cứu chữa. 

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể và chi tiết về cách đặt tượng đúng phong thủy nhất, bạn đọc có thể tham khảo và thử nếu thấy hữu ích. 

Thứ tự đặt tượng Tam Đa – Phúc Lộc Thọ

Đầu tiên là về thứ tự của ba tượng Tam Đa – Phúc Lộc Thọ. Do nguồn gốc của tượng Tam Đa có xuất phát từ Trung Hoa nên phải đặt theo Hán tự tương ứng từ trái sang phải. Theo đó, tượng Phúc tinh được đặt bên phải, vị trí trung tâm là Lộc tinh và tiếp đến là tượng Thọ tinh đặt bên trái. 

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người lại sắp đặt theo vị trí từ trái sang phải là Phúc tinh rồi đến Lộc tinh và cuối cùng là Thọ tinh. Cả hai cách sắp đặt này đều không sai và cũng không có một quy chuẩn nào chính xác về cách đặt tượng Tam Đa. Dù là đặt kiểu nào đi chăng nữa thì tượng ba ông Phúc Lộc Thọ phải luôn gắn kết và tụ lại với nhau thì mới phát huy được hết tác dụng của tượng. 

Ve thu tu dat tuong tam da phuc loc tho
Hiện nay có nhiều người lại sắp đặt theo vị trí từ trái sang phải là Phúc tinh rồi đến Lộc tinh và cuối cùng là Thọ tinh.

Vị trí đặt tượng Tam Đa – Phúc Lộc thọ

Vấn đề tiếp theo mà bản mệnh cần quan tâm là vị trí đặt tượng trong nhà hay nơi làm việc sao cho đúng và hợp phong thủy. Mỗi vị trí đặt tượng sẽ đem đến cho gia chủ những ý nghĩa khác nhau. Người ta thường thỉnh tượng Tam Đa về và đặt ở những vị trí may mắn, thuận lợi trong nhà. Điển hình như phòng khách, phòng làm việc, cửa chính, trên ô tô,…

Đặt tượng tại cửa chính: Đặt tượng Tam Đa hai bên cửa chính của căn nhà giống như một vật trấn yểm ngăn không cho hung khí vào nhà, đông thời đón tài, đón lộc cho gia chủ. Tuy vậy, nhưng lại chẳng mấy ai biết đến cách đặt tượng tại vị trí này. Một số gia đình đặt tượng đối diện của chính hoặc cửa sổ mà không đặt ngay tại cửa chính và điều này khiến gia chủ gặp nhiều chuyện không may, lộc lá cứ thế theo hướng cửa mà thất thoát hết. 

Đặt tượng tại phòng khách trong nhà: Phòng khách được coi là nơi dòng khí chính luân lưu ban phát đi khắp nhà. Gia chủ đặt tượng tại vị trí này sẽ được độ nhiều về cuộc sống sung túc, giàu sang, phú quý, hạnh phúc đủ đầy. 

Đặt tượng tại phòng làm việc của gia chủ: Tượng Tam Đa đặt tại phòng làm việc, hướng về phía bàn làm việc của mình. Điều này sẽ giúp thu hút được nhiều sinh khí, giúp gia chủ minh mẫn, sáng suốt để đưa ra những quyết định đúng đắn. 

Đặt tượng tại vị trí hướng vào trong phòng: Cách đặt tượng này rất ít người quan tâm và thực hiện theo. Chỉ có số ít am hiểu về phong thủy mới dám đặt theo cách này. Việc đặt tượng hướng vào trong phòng giúp cho việc phát huy được hầu hết tác dụng và năng lượng tích cực của tượng. Tuy vậy gia chủ cần lưu ý tránh đặt tượng hướng vào phòng ngủ, nhà vệ sinh,… sẽ không những làm mất mà còn làm phản tác dụng của tượng Tam Đa. 

Đặt tượng tại vị trí hợp mệnh với gia chủ: Mỗi người ứng với mỗi năm mệnh có các hướng hợp, khắc khác nhau. Việc đặt tượng theo hướng hợp mệnh gia chủ sẽ giúp vượng khí, mọi việc hanh thông, thuận lợi, gặp nhiều may mắn, sức khỏe và tài lộc. 

Những lưu ý gia chủ nên nhớ kỹ khi thỉnh tượng Tam Đa về nhà

Sau khi đã nắm rõ nguồn gốc, ý nghĩa cũng như cách đặt tượng Tam Đa chuẩn phong thủy thì bạn cũng cần phải nhớ kỹ một số lưu ý quan trọng khi thỉnh tượng Tam Đa về nhà. Việc này nhằm tránh những tác động tiêu cực không đáng có khiến cho gia đình bạn chẳng những không nhận được sinh khí, năng lượng tích cực mà còn bị đè nén, phản tác dụng. 

Đầu tiên cần phải nhớ là gia chủ không nên mua tượng tại những nơi sản xuất kém chất lượng, không rõ nguồn gốc của nguyên vật liệu. Theo đó, bạn có thể tham khảo một số cửa hàng uy tín tại nơi sinh sống, qua lời kể bạn bè, người thân để mua được bức tượng uy tín. 

Thứ hai, gia chủ không nên đặt tượng Tam Đa tại những nơi riêng tư như phòng ngủ sẽ khiến cho bản mệnh sinh sự ốm đau, không tốt, làm giảm công dụng của tượng. Ngoài ra, bạn cũng không nên để tượng gần nguồn nước như bể cá hay phòng tắm. Bởi trong phong thủy bất kể đặt vật phẩm nào cũng rất kỵ thần Hạ Thủy. Nếu đặt gần những chỗ này sẽ khiến cho tài lộc, may mắn, phước đức của bạn bị cuốn trôi theo dòng nước. 

Thứ ba, sau khi thỉnh tượng về gia chủ nên thường xuyên lau chùi kỹ càng tượng. Tránh để tượng bị bám bụi, che khuất mắt của các bức tượng sẽ làm giảm sinh khí của tượng Tam Đa. 

Thứ tư, theo các chuyên gia phong thủy thì gia chủ không nên để tượng ở vị trí quá thấp mà nên để tượng ngang tầm ngực trở lên. 

Nhung luu y khi thinh tuong tam da ve nha
Theo các chuyên gia phong thủy thì gia chủ không nên để tượng ở vị trí quá thấp mà nên để tượng ngang tầm ngực trở lên.

Thứ năm, không nên để tượng Tam Đa trên bàn thờ tổ tiên. Bởi lẽ, tượng Tam Đa là đại diện của Tam Tiên bao gồm Phúc tinh, Lộc tinh, Thọ tinh tượng trưng cho 3 điều may mắn. Do đó, gia chủ chỉ nên coi tượng như là vật phẩm phong thủy trong nhà, chớ có thờ cùng ông bà tổ tiên, nếu có thờ cũng nên đặt một bàn thờ riêng để tỏ lòng thành kính. 

Thứ sáu, gia chủ nên trưng tượng với đầy đủ sự xuất hiện của ba ông Phúc, Lộc, Thọ. Có như thế mới phát huy được hết công dụng của tượng. Hơn thế, tượng Tam Đa còn là biểu hiện của ba thứ hạnh phúc trên đời, nếu tách ra thì chẳng khác nào là hạnh phúc không trọn vẹn. 

Thứ bảy, đối với một số vật phẩm phong thủy như Quan Công, tượng Hổ,… thì nên đặt hướng ra cửa chính để trấn giữ ngôi nhà. Còn với các tượng dùng để chiêu tài lộc như tượng Tam Đa hay Thiềm Thừ,… thì không nên đặt hướng ra cửa chính vì như thế sẽ làm lộc lá trôi chảy ra ngoài. 

Thứ tám, bạn nên lưu ý vấn đề có nên khai quang, điểm nhãn cho tượng không. Nếu có thì sau khi thỉnh tượng về cần thờ cúng đầy đủ, cẩn thận. Còn nếu không thì lúc này tượng chỉ như vật phẩm phong thủy trang trí, vẫn có tác dụng nhưng không nhiều. 

Thứ chín, một mẹo nhỏ cho gia chủ khi không muốn thờ cúng thì nên lấy bút gạch chữ thập (tức hình dấu “+”) dưới đáy tượng. Khi không muốn để trong nhà nữa thì mang lên chùa gửi, tránh vứt tượng vào nơi ô uế, tạp nham. 

Hi vọng qua bài viết “Tượng Tam Đa (Phúc Lộc Thọ): nguồn gốc, ý nghĩa và vị trí đặt” đã giúp cho độc giả phần nào hiểu được ý nghĩa, nguồn gốc cũng như cách đặt, bố trí tượng sao cho hợp phong thủy và phát huy được hết tác dụng của vật phẩm phẩm phong thủy vô giá này. Xét cho cùng ngoài ý nghĩa về mặt phong thủy ra thì tượng Tam Đa còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần, giúp gia chủ có thêm niềm tin vào cuộc sống, công việc để hoàn thành mọi sự một cách trôi chảy, thuận lợi nhất. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

12 Quả cầu phong thuỷ hợp tuổi Tỵ chuẩn phong thuỷ nhất

Người tuổi Tỵ vốn thông minh, nhanh trí lại có bản tính rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, họ lại có nhược điểm là không kiên...

15 Loại đá phong thuỷ hợp với người tuổi Mão mang đại cát đại lợi

Người tuổi Mão sử dụng loại đá phong thuỷ nào sẽ tốt nhất là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi chỉ có...

10 vật phẩm đá phong thuỷ để bàn làm việc giúp công việc thuận lợi

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của bàn làm việc trong cuộc đời của mỗi người. Mọi hợp đồng làm ăn, quyết định...

Đồng Điếu Là Gì? Tác Dụng Phong Thuỷ Và 5 Loại Phổ Biến Nhất

Trong phong thuỷ cải vận, đồng điếu chính là một vật phẩm phong thuỷ cầu tài, cầu an vô cùng nổi tiếng. Không chỉ những...