Cách Tính Giờ Theo 12 Con Giáp đơn giản và chính xác nhất
Chắc hẳn nhiều bạn trẻ cho tới nhiều người lớn tuổi hơn đang băn khoăn không biết canh năm, canh ba hay giờ tý, giờ sửu theo theo các cụ nói là mấy giờ? Cách tính giờ theo 12 con giáp sẽ giúp bạn biết cách xem giờ theo canh, khắc đúng chuẩn của ông bà ta ngày xưa…
Cách tính giờ theo 12 con giáp trong ngày
Theo chiêm tinh học phương Đông, 12 con giáp được chia tương ứng với thập nhị chi (12 chi). Lần lượt là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Dựa theo một số tiêu chí, ông bà ta đã chia 12 con giáp thành sáu chi âm và sáu chi dương. Trong đó, các chi thể hiện sự đối lập nhưng luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
- 6 chi dương gồm có Thân, Dần, Thìn, Tý, Ngọ, Tuất ( thường có tính động và cường tráng)
- 6 chi âm là Tỵ, Mão, Sửu, Hợi, Dậu, Mùi ( thường có tính mềm dẻo và tĩnh)
Người xưa đã dựa vào 12 hệ chi này để chia thời gian trong ngày làm 12 khoảng giờ trong ngày. Chúng ta vẫn thường hay gọi đó là giờ âm lịch và mỗi con giáp tương ứng với 2 tiếng đồng hồ. Vì vậy, mỗi giờ âm lịch được tính bằng 2 giờ dương lịch.
Chi tiết cách tính giờ theo 12 con giáp
Việc quy ước thời gian ứng với từng con giáp được giải thích dựa trên tập tính của các con vật đó do người xưa tỉ mỉ quan sát và đúc kết được từ đời sống thường ngày. Cụ thể như sau:
Giờ Tý (23h-1h): Đây là thời điểm lúc nửa đêm (được gọi là trung dạ). Là thời gian mọi người chìm sâu vào giấc ngủ, chuột lặng lẽ di chuyển ra khỏi hang để hoạt động. Chính vì vậy, đây cũng là lúc loài chuột lộng hành và hoạt động mạnh mẽ nhất. Chúng hoạt động trong mọi ngóc ngách để tìm kiếm nguồn thức ăn.
Giờ Sửu (1h-3h): Nếu ở nông thôn bạn sẽ chẳng còn xa lại gì với tiếng gà gáy vào thời điểm này, người ta hay gọi là hoang kê. Trâu thức dậy gặm cỏ và nhai lại thức ăn để chuẩn bị đi cày.
Giờ Dần (3h-5h): Là thời điểm trời bắt đầu sáng, hổ bắt đầu rời hang đi săn mồi sau một đêm dài. Đây là lúc chúng thể hiện bản tính hung hãn nhất nên mọi người cần phải chú ý cẩn thận.
Giờ Mão (5h-7h): Là thời điểm bình minh, mặt trời bắt đầu ló rạng, gọi là tảng sáng. Khoảng thời gian mèo bắt đầu nghỉ ngơi sau một đêm dài mệt mỏi bắt chuột. Ở một số nước châu Á khác ( Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,..) con giáp này được thay thế bằng Thỏ.
Có nhiều cách giải thích khác nhau cho điều này, nhưng có quan niệm cho rằng: từ 5 giờ đến 7 giờ buổi sáng là lúc thỏ rất thích được ra ngoài hang ăn cỏ còn đọng sương sớm.
Giờ Thìn (7h-9h): Đây là khi mọi người chuẩn bị thức dậy sau một đêm ngủ say, cũng là lúc trời có nhiều sương mù, mọi thứ mờ ảo giống như rồng đang quây mưa ( Quần long hành vũ).
Còn hiểu theo cách chân thực hơn thì đây là thời gian con người cảm thấy thoải mái nhất khi chuẩn bị làm việc. Nguồn năng lượng cũng tràn trề và mạnh mẽ nhất nên ông cha ta lấy rồng làm hình ảnh tượng trưng. Rồng vốn là linh vật do dân gian sáng tạo ra nên cách hiểu về chúng cũng đã được hình tượng hoá.
Giờ Tỵ (9h-11h): Sau thời gian làm việc mệt mỏi của buổi sáng, thì là thời điểm gần trưa (gọi là ngung trung). Đây là thời gian rắn không còn hoạt động ngoài trời nữa. Nó ẩn mình nghỉ ngơi trong hang, không tấn công và cũng không làm tổn hại đến con người và sinh vật khác.
Giờ Ngọ (11h-13h): Là thời điểm giữa trưa, chính giữa của một ngày. Theo quan niệm tâm linh của cha ông ta, lúc này mặt trời lên cực đỉnh vì vậy có nhiều dương khí nhất. Âm khí xung quanh dần gia tăng nên âm dương hoán đổi mạnh mẽ nhất.
Thường vào khung giờ này, tất cả sinh vật đều không ra đường mà nằm nghỉ ngơi giữ sức để tránh gây hại cho sức khỏe. Duy chỉ có ngựa là đứng đứng nhai cỏ. Vì vậy, chúng được coi là động vật có dương tính mạnh nhất.
Giờ Mùi (13h-15h): Là lúc bắt đầu sang buổi chiều, mặt trời ngả về hướng phía Tây. Thời điểm cho người nông dân cho dê đi kiếm cỏ, bởi đây lúc thích hợp để dê ăn khoẻ và có sức khoẻ tốt nhất.
Giờ Thân (15h-17h): Đây thời điểm chiều tà. Mọi sinh vật đều cảm thấy thoải mái, dễ chịu đặc biệt là bầy khỉ lúc này đã no nê sau một ngày leo trèo vất vả trong rừng. Chúng hú lên thoả mãn và tiếng kêu rất lớn để gọi bầy đàn về hang nghỉ ngơi.
Giờ Dậu (17h-19h): Là khi mặt trời lặn hẳn, kết thúc một ngày tàn. Đây cũng là lúc gà được ăn no, lên chuồng kiếm chỗ ngủ sau ngày dài kiếm ăn.
Giờ Tuất (19h-21h): Ngày đi đêm đến, mặt trời xuống núi nhường cho mặt trăng lên. Bầy chó phải cảnh giác vào thời điểm này và hoạt động mạnh mẽ nhất để canh giữ nhà cho chủ.
Giờ Hợi (21h-23h): Thời điểm bóng tối bao trùm hết không không gian, vạn vật đều chìm sâu vào giấc ngủ. Đặc biệt, lợn là loài động vật ngủ say nhất.
Một số lưu ý khi sử dụng cách tính giờ theo 12 con giáp
Mỗi một Can chi được chia ra làm đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ. Tuy nhiên, khi gọi thời gian theo giờ Can chi thì người xưa thường lấy giờ giữa vì nó phù hợp và dễ nhớ nhất. Ví dụ, giờ Tý sẽ là 0h, giờ Tuất là 20h và tương tự với các giờ khác.
Bạn có biết một điều thú vị rằng, người xưa còn dùng chính 12 con giáp này để tính tháng và năm âm lịch nữa đó. Mười hai con giáp ứng với 12 giờ trong ngày, 12 tháng trong năm và 12 năm trong một giáp.
Theo đó: Tháng giêng ( Dần), tháng hai ( Mão), Tháng ba ( Thìn), Tháng tư ( Tỵ), Tháng năm ( Ngọ), Tháng sáu ( Mùi), Tháng bảy ( Thân), Tháng tám ( Dậu), Tháng chín ( Tuất), Tháng mười ( Hợi), Tháng mười một ( Tý), Tháng mười hai ( Sửu).
Tại sao giờ Tý lại bắt đầu từ 23h mà không phải là 0h?
Can chi ( Thiên can địa chi) được cho là xuất hiện từ nhà Thương của Trung Hoa xưa. Sau này được đổi mới đều áp dụng theo múi giờ chuẩn quốc tế GMT(Greenwich Mean Time). Vì vậy, mỗi một quốc gia sẽ có một múi giờ riêng.
Theo cách áp dụng múi giờ mới, múi giờ tại Trung Quốc là UTC + 8:00, tức là nhanh hơn so với múi giờ quốc tế là 8 tiếng đồng hồ. Trong khi đó, múi giờ chuẩn tại Việt Nam lại là UTC + 7:00. Vì thế giờ của nước ta sẽ chậm hơn so với giờ bên Trung Quốc là 1 giờ đồng hồ.
Mà khi tính giờ Âm lịch lại áp dụng theo múi giờ âm lịch của Trung Quốc. Vì thế giờ tý thường bắt đầu từ 23h đêm hôm trước đến 1h sáng hôm sau là vậy.
Cách tính giờ theo 12 con giáp vào ban đêm theo canh
Bên cạnh việc phân chia thời gian theo 12 con giáp, còn có 1 cách tính thời gian trong ngày khác đó là cách tính giờ theo đơn vị canh.
Trở về thời xa xưa, quân lính trên thành sẽ đánh trống vào ban đêm theo năm canh. Tới khoảng 19h đánh một hồi trống báo hiệu bắt đầu canh một, canh hai thì đánh hai dùi, canh ba thì đánh ba dùi,…
Và cứ thế cho đến canh năm thì đánh đủ năm tiếng trống thật dài ( trống tàn canh) là xong nhiệm vụ của lính gác đêm. Khoảng thời gian sau 5 canh, từ 5 giờ trở đi là thời gian tự do gáy của gà báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Canh được sử dụng để chỉ thời gian về ban đêm. Khi đó, một đêm sẽ gồm 5 canh, mỗi canh dài 2 tiếng, tính từ 19h tối hôm trước tới 5h sáng ngày hôm sau. Cụ thể:
- Canh 1: Bắt đầu từ 19h đến 21h tối, tức giờ Tuất
- Canh 2: Bắt đầu từ 21h đến 23h đêm, tức giờ Hợi
- Canh 3: Bắt đầu từ 23h đêm ngày hôm trước đến 1h ngày hôm sau, tức giờ Tý
- Canh 4: Bắt đầu từ 1h đến 3h sáng, giờ Sửu
- Canh 5: Bắt đầu từ 3h đến 5h sáng, tức giờ Dần
Cách tính giờ theo 12 con giáp vào ban ngày theo khắc
Đôi khi chúng ta vẫn được nghe câu “ Đêm năm canh, ngày sáu khắc”. Vậy “ khắc” ở đây là gì?
Nếu canh là đơn vị tính giờ vào ban đêm, thì khắc được hiểu là cách gọi tên thời gian ᴠào ban ngàу.
5 canh tương ứng với 10 giờ, vậy thì 6 khắc sẽ tương ứng với 14 giờ còn lại trong ngày. Khắc được tính bắt đầu từ 5 giờ ѕáng ᴠà kết thúc ᴠào 19 giờ tối cùng ngày, một khắc bằng 2 giờ 20 phút đồng hồ. Cụ thể như sau:
- Khắc 1 là từ 5h đến 7h20 phút sáng
- Khắc 2 là từ 7h20 phút đến 9h40 sáng
- Khắc 3 là từ từ 9h40 phút đến 12h trưa
- Khắc 4 là từ từ 12h đến 14h20 phút xế trưa
- Khắc 5 là từ 14h20 phút đến 16h40 chiều
- Khắc 6 là từ 16h40 phút đến 19h tối.
Ý nghĩa của cách tính giờ theo 12 con giáp là gì?
Cách tính giờ theo 12 con giáp là một nét văn hoá đẹp và độc đáo của người Việt Nam cần duy trì, tiếp nối đối với thế hệ sau. Khi đồng hồ còn chưa xuất hiện thì cách này là một phương pháp vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ. Đặc biệt đối với nhiều người, việc xác định ngày giờ âm lịch tốt lành có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Xem giờ âm lịch để tiến hành các việc trọng đại
Từ lâu, việc xem ngày giờ tốt để tiến hành các việc trọng đại đã là một việc không thể thiếu. Mỗi một việc đều được chọn ngày giờ kỹ lưỡng để mang lại nhiều may mắn, vạn sự thành công. Đặc biệt là những việc liên quan tới đời người lại càng được coi trọng như: cưới xin, ma chay, động thổ, xây dựng, xuất hành,…
Đối với gia đình Việt Nam, việc cưới xin chọn đúng giờ tốt để đưa dâu, rước rể vô cùng quan trọng. Người ta quan niệm rằng, việc chọn đúng ngày giờ tốt sẽ giúp đám cưới diễn ra thuận lợi, mang lại hạnh phúc lâu bền cho lứa đôi. Gia đình vợ chồng sau này ấm êm, ít lục đục, cãi vã…
Còn với việc xây nhà dựng cửa trước giờ vẫn là việc hệ trọng cần xem xét và bàn bạc kỹ lưỡng. Bởi việc xem ngày giờ tốt để tiến hành khởi công, động thổ là việc quan trọng ảnh hưởng tới công việc, vận mệnh của gia chủ. Nếu chọn được giờ tốt sẽ giúp công trình xây dựng tiến hành thuận lợi, mang lợi vượng khí cho căn nhà và gia quyến.
Xem vận số dựa theo giờ sinh
Có thể chúng ta đã từng bắt gặp người sinh cùng ngày cùng năm, nhưng mỗi người lại có số phận không giống nhau. Điều này là bởi chúng ta đã có giờ sinh khác nhau. Cũng như các yếu tố khác trong tứ trụ ( Năm sinh – Tháng sinh – Ngày sinh – Giờ sinh), giờ sinh có liên quan trực tiếp đến vận số của mỗi người.
Việc xem vận số dựa theo giờ sinh có thể cho chúng ta thấy trước được đường công danh, sự nghiệp và tình duyên của một người. Qua đó biết được cần làm gì để tránh gặp tai ương và mang lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Ngoài ra, chúng ta còn thể ứng dụng xem giờ sinh vàng cho mỗi con giáp. Qua đó mang lại nhiều may mắn, vận khí tốt cho con trẻ trong cuộc sống.
Hi vọng với những nội dung chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn đọc biết cách tính giờ theo 12 con giáp đơn giản và chính xác nhất. Đây cũng là một nét đẹp tâm linh trong văn hoá Việt Nam mà hậu thế nên vận dụng và duy trì nó để xác định ngày giờ tốt lành khi làm những việc đại sự để mang lại may mắn cho bản thân và gia quyến.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!