Thế đất đặt mộ đẹp và những điều kiêng kỵ cần biết khi chọn


Phong thuỷ âm trạch có ảnh hưởng lớn tới sự yên bình, hưng thịnh của con cháu đời sau. Do đó, việc chọn đất chôn cất luôn là vấn đề canh cánh của mỗi gia đình. Trước khi bắt tay vào xây dựng mộ phần, gia chủ cần hết sức lưu ý về hướng và thế đất đặt mộ đẹp sao cho hợp phong thuỷ. 

Cách chọn thế đất đặt mộ đẹp 

Từ xưa tới nay, Phong thuỷ Âm trạch được cho là có sự huyền bí và có vai trò vô cùng quan trọng. Giữa những người đã khuất với những người còn sống đều có sự liên kết giống như 1 sợi dây vô hình. Vì vậy, nếu mộ phần được “mồ yên mả đẹp”, vị trí an táng tốt thì con cháu đời sau cũng được bình an, vinh hiển. 

Ngược lại, nếu mồ mả được đặt tại vị trí xấu không những khiến người mất không yên mà người dương cũng long đong, vất vưởng. Do đó, việc chọn đất làm mồ mả phải được coi trọng, cần phải được xem xét kỹ càng. 

Cach dat the dat mo dep
Mồ mả được đặt tại vị trí xấu không những khiến người mất không yên mà người dương cũng long đong, vất vưởng

Chọn thế đất đặt mộ đẹp chuẩn phong thủy 

“Thế” tức là nhìn từ xa, là cảnh nhìn từ xa giữa đất và địa thế địa lý. Nói một cách dễ hiểu, thế đất là cảnh quan bên ngoài huyệt mộ. Khi xem xét các vị trí đất đặt mộ đẹp thường sử dụng nguyên tắc “vàng là núi và nước”, cụ thể như sau: 

Đối với thế nước

Thứ nhất, đất đặt mộ cần được “thuỷ bọc”, tức là đất có các vị trí nước chảy xung quanh như: ao hồ, sông suối, biển cả. Nước được cho là biểu trưng của tiền tài, là ngoại khí của sinh khí. Bởi vậy, sông càng lớn, càng uốn khúc quanh co thì khí tốt lành tụ lại càng nhiều. 

Xét theo vị thế, nếu bên tả có nước chảy thì được gọi là Thanh Long, bên hữu có đường thì có Bạch Hổ. Phía trước đất đặt mộ có ao, hồ, đầm thì được Chu tước. Phía sau huyệt mộ có gò thì được Huyền Vũ. Nếu có thể hội tụ lại tất cả thì thế đất mộ đẹp, rất tốt. 

Đối với thế núi

Thứ hai, đất đặt mộ nên có “sa bao”, tức là nên tìm được nơi có núi bao quanh hoặc phía sau sau có núi đỡ đầu. Nếu thế đất được núi bao bọc thì sẽ sinh ra khí tụ, dĩ nhiên sẽ tụ lại được sinh khí và không làm tản mất đi. Bên cạnh đó, đất cao có đồi núi ôm lấy thì không bị khuyết, được coi là thế đất đặt mộ lành.

  • Núi đằng sau nhà được gọi là núi dựa (Huyền vũ), lấy con rùa làm tượng trưng. Đây là biểu tượng của quý nhân che chở, giúp đỡ và sự trường thọ. 
  • Nếu Huyền vũ đầy đặn, to lớn hùng vĩ thì gia chủ sẽ công thành danh toại, mang tới tiền tài và sự hạnh phúc. Nếu núi có hình nhọn (hình núi chim phượng) thì cực vượng với gia chủ là nữ nhân. Gia chủ sẽ có sự nghiệp chói sáng nếu núi có hình mâm xôi (hay cái chuông vàng).
  • Bên trái có núi được gọi là Thanh Long, bên phải có núi được được gọi là Bạch Hổ. Hai ngọn núi này bao quanh huyệt mộ giống như vòng tay rộng lớn che chắn những luồng khí độc, gió độc xâm phạm. Bảo vệ sinh khí tụ lại, không bị gió thổi tiêu tan. 
  • Hòn núi nhỏ ở phía trước huyệt mộ gọi là Án Sơn ( hay còn gọi là Chu tước). Ngọn núi này giống như người đang đứng khoanh tay, cúi lạy huyệt mộ. 

Khi quan sát thấy có đủ hình thế tứ linh Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ ( Tứ tượng) thì huyệt mộ đó có đủ điều kiện để tích tụ sinh khí, tức là có long mạch. 

the nui trong the dat dat mo
có đủ Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ ( Tứ tượng) thì huyệt mộ có đủ điều kiện để tích tụ sinh khí

Theo Kinh táng: “Phép trong phong thủy, được thủy là thứ nhất, tàng phong là thứ hai”. Nếu một huyệt mộ có vị trí tọa lạc nơi đồi núi, lại được các dòng nước chảy bao quanh thì được xem là huyệt quý. Đó là hai nguyên tắc vàng để chọn thế đất đặt mộ đẹp được các thầy phong thuỷ sử dụng rộng rãi.

Ngoài hai yếu tố thế núi và thế nước, ta còn có thể tiếp tục xét tới hai yếu tố: thế gió và thế đất.

Đối với thế gió

Cổ nhân xưa quan niệm rằng: “khí thăng phong tắc tán”, nếu khí bị gió thổi đi, không thể tụ lại thì khí vượng cũng không còn. Do đó, cần phải tụ khí để xuất hiện mộ kết. 

Mộ kết tức là ngôi mộ được đặt vào nơi có trường khí tốt lành, đã quán khí, thu nhận năng lượng của địa huyệt. Gia tộc có mộ kết đa phần làm ăn rất vượng, phúc lộc song toàn. Tuy nhiên, gia chủ cần phải lưu ý khí tụ phải là khí Dương ( khí cát), chứ không phải là khí Âm ( khí tử). 

Muốn khí tốt tụ lại thì phải chọn thế đất mộ có địa hình tốt, hướng tốt mới đón được gió Dương nhẹ nhàng, khoan thai mà không oi nồng. Đối với thế đất mộ lộng gió như mũi tên bắn thẳng là loại gió Âm, cần phải tránh xa.

Đối với thế đất

Theo phong thuỷ, thế đất mộ đẹp là thế đất có địa thế bằng phẳng, vững chắc. Còn nếu thế đất huyệt mộ bị nghiêng và dốc thì đa phần con cháu trên trần hay gặp tai nạn, xe cộ. 

Cổ nhân xưa từng dạy: “Ở đồng bằng lấy thuỷ trọng hơn mạch, ở sơn cốc lấy mạch trọng hơn thuỷ”. Tại nơi đất đồng bằng, chỉ cần xem chỗ nào cao hơn chung quanh một chút, lại có nước uốn quanh thì đó là chân long ( mạch thật). 

Một số điều cần lưu ý khi chọn thế đất đặt mộ

Đất mộ đẹp là phải có “sa bao” nhưng cũng không được đặt quá gần núi bởi không lợi. Bởi nếu núi quá gần thì con cháu thường mất ý chí phấn đấu vươn lên, thích nhàn hạ và an phận thủ thường. 

Còn nếu đặt mộ nơi đất sườn núi thì phạm phải điện hung, hay bị lở đất. Bên cạnh đó, việc đặt ở nơi sườn núi cheo leo thì gia quyến thường bất an, dễ gây hao tổn về tâm lý. 

Nếu thế núi đơn điệu, bằng phẳng đôi khi gọi là tử long, tức long mạch chết. Nếu đất lâm vào thế này chẳng những không thấy sinh khí đâu mà còn mang tới những điều xui rủi cho hậu thế.

Nếu Thanh Long, Bạch Hổ không đều, bên thấp bên cao, Huyền vũ nhô cao hứng gió thì gia đạo gặp tai hoạ triền miên. Không cẩn thận có thể dẫn tới gia đình ly tán, lụi bại. Nói chung, từ trước cửa mộ nhìn ra bị núi hay vật cản che khuất tầm nhìn thì gia chủ không yên. 

Cổ nhân có câu “Chôn cạn thì hay bị Cầy, Cáo bới xác; chôn sâu thì chạm mạnh nước”, nhấn mạnh chọn nơi an táng phải nên khô ráo. Gia chủ nên nơi có địa thế gò cao, cây cỏ xung quanh luôn tốt tươi. 

Khi chọn thế đất xây mộ nên chọn những nơi đất có địa thế đẹp, có diện tích quy hoạch rộng rãi. Đất huyệt mộ cần được vuông vắn, cũng được đắp đất quá cao. Nếu trong trường hợp bất khả kháng phải đắp cao thì cũng chỉ duy trì mức tối đa là 30cm.

luu y khi chon dat dat mo
Một số điều cần lưu ý khi chọn thế đất đặt mộ

Không gian đất mộ thoáng đãng, không nên có đường điện cao thế ngang qua. Nếu nơi đó vương lại xi măng, đất đá, sỏi trộn lẫn thì gia chủ cần thu dọn sạch sẽ trước khi bắt đầu xây mộ.

Đất mộ phần nên chọn nơi mà ánh sáng có thể chiếu tới, nhất là khoảng thời gian từ sáng sớm tới 1 giờ chiều. Do mộ phần mang theo âm khí nặng nề, nơi có ánh sáng mặt trời sẽ tạo cảm giác ấm áp, bớt âm u và tăng cường sự thịnh vượng cho vận thế của gia đình.

Tiếp đến, phải chú ý tới màu sắc và độ màu mỡ của đất đai. Sẽ rất tốt nếu được vị trí mộ phần có thớ đất mịn màng như lòng đỏ trứng gà nhưng vẫn giữ được độ rắn chắc, không trũng. 

Thêm một điều nữa, nếu màu sắc đất hội tụ đủ ngũ sắc thì được đánh giá là có khí chất tốt. Ví dụ như màu hồng vàng, nâu đậm, vàng nhạt, màu hồng có vân… rất cát lành cho huyệt mộ.

Dù là tuổi gì thì khi chọn đất an táng cũng phải đặt hình địa bàn có chia Đông, Tây, Nam, Bắc. Tốt nhất, gia chủ nên chọn hướng có sinh khí để quay đầu. Nên chọn những thế đất đặt mộ ở nơi yên tĩnh. Không nên đặt gần các vị trí đường đi để nhỡ động mồ mả sẽ mang tới nhiều biến cố cho gia quyến và dòng tộc. 

Ngoài ra, mảnh đất xây mộ với người đã khuất cũng phải tương thích với nhau, thời điểm chôn cất với người qua đời cũng phải phù hợp, đó chính là nói về tác dụng sinh khí. 

Nhiều khu vực đã có đất nghĩa trang từ trước nhưng không tụ đủ khí phải thực hiện việc dẫn Long về tại khu đất đã chọn. Đây là một số điều cần lưu ý để góp phần chọn những mảnh đất “mồ yên mả đẹp” cho người âm.

Những điều kiêng kỵ khi chọn thế đất đặt mộ

Khi gia đình có tang sự, ngoài việc nén lại đau thương để tổ chức tang lễ sao cho chu toàn thì việc chọn thế đất mộ đẹp cho người đã khuất cũng quan trọng không kém. Sẽ luôn tồn tại những điều kiêng kỵ mà gia chủ nên biết để tránh những hậu quả nặng nề về sau. 

Dưới đây là 7 điều kiêng kỵ khi chọn thế đất đặt mộ:

Kiêng kỵ đặt gần dương trạch

Đất đặt mộ là nhà của người mất, gọi là âm trạch, âm khí nặng nề. Do đó, không nên chọn đất đặt mộ ở quá gần dương trạch, nhà ở cho người còn sống, dễ bị dương khí lấn át. 

Bên cạnh đó, những ngôi nhà ở gần huyệt mộ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và vận trình tài lộc. Do bị nhiễm phải tà khí, độc khí, nhất là những ngôi nhà ở đối diện nghĩa trang, nghĩa địa.

kieng ky chon dat dat mo
Không nên chọn đất đặt mộ ở quá gần dương trạch, nhà ở cho người còn sống, dễ bị dương khí lấn át.

Không chọn đất đặt mộ gần nơi công cộng

Không nên đặt huyệt mộ gần các nơi công cộng, đông vui nhộn nhịp như: khu vui chơi, bến xe, khu công nghiệp,… Nếu vô ý đặt tại đây sẽ khiến âm trạch bị nhiễu loạn, hồng phúc của gia tộc trên trần suy kiệt. 

Con cháu trên trần hư hỏng, dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội. Học hành cũng không tới nơi tới chốn, công danh khó thành. Mộ phần phải chọn nơi yên tĩnh, tránh những nơi phố xá đông vui thì người âm mới được an nghỉ. 

Không chọn đất đặt mộ đá ở trên cao

Những nơi đặt mộ đá thường là những nơi có âm khí mạnh mẽ. Do đó, tuyệt đối không được chọn thế đất đặt mộ ở những vị trí trơ trọi trên cao. Theo phong thuỷ, đây được coi là phạm phải thế “cô phong sát”, con cháu gặp nhiều điều kém may mắn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, nếu thấy đường hay mạch nước đâm thẳng vào giữa hoặc rẽ sang hai bên thì tuyệt đối không được xây mộ đá. 

Kiêng kỵ chôn đất huyệt cũ

Một trong những điều quan trọng đầu tiên khi chọn đất đặt mộ là cần tìm hiểu kỹ xem chỗ đó đã có người chôn hay chưa. Dù việc chôn cất gối lên nhau, nhưng tuyệt đối không xây lăng mộ nếu chỗ trước đã có người chôn hoặc có xương thú ở dưới. 

Có hai lý do để giải thích cho điều này, một là xây mộ tại đây sẽ khiến đất bị sụt, quan tài không kín. Thứ hai là có thể mang tới những điều xui xẻo cho con cháu trong 3 năm liền, dễ dẫn tới trùng tang hay trùng huyệt rất đáng sợ. Đây là một trong những điều kiêng kỵ cần tránh nhất mà ai cũng nên biết.

Kiêng chọn đất đặt mộ gần cây lớn

Phong thuỷ quan niệm, không nên có các cây cổ thụ to lớn trước mộ, hoặc chôn gần các gốc cây lớn. Bởi phần rễ có thể sẽ đâm xuyên tới phần mộ khiến con cháu bị động. Nếu đã gặp trường hợp này thì gia chủ cần phải làm lễ thổ thần để tu sửa lại. Tuỳ thuộc vào tình hình cũng như điều kiện gia chủ mà lễ lạt cũng khác nhau. 

Nếu cây có tán rộng lớn, che mất phần mộ thì cần phải chặt bỏ. Bên cạnh đó, cỏ dại mọc quanh lên tới tận đỉnh mộ thì cần tìm cách dọn dẹp sạch sẽ. 

Loài cây duy nhất được phép trồng trước mộ là cây xương rồng, bởi chúng có khả năng chống xung sát. Nếu có điều kiện, gia chủ có thể trồng trước huyệt mộ hai cây xương rồng là thích hợp nhất. 

Kiêng kỵ chọn đất đặt mộ có nước đọng

Nếu nơi chôn cất có nước đọng lại thì tức là long mạch bị đứt gãy, ngưng trệ. Như đã nói, đất đặt mộ nên chọn những nơi “thuỷ bọc”, có dòng nước bao quanh nhưng long mạch phải chảy. Những nơi thế này được gọi là thế đất mộ hung, gia chủ và con cháu thường gặp những điều kém may mắn trong cả công danh và tài vận. 

Không chọn đất đặt mộ ở những nơi ô uế

Ngoài ra, cũng đại kỵ đất mộ ở gần các nơi ô uế, bốc mùi như bãi rác hay khi thải nước sinh hoạt. Khi đào huyệt mộ nếu thấy nước tại đó không có mùi hôi thối, mạch nước ngầm tại huyệt trong xanh được xem là hợp nhất. Gia chủ, con chúng cùng dòng họ sẽ được phú quý, phát đạt.

kieng ky dat xay mo
Khi đào huyệt mộ nếu thấy nước tại đó không có mùi hôi thối, mạch nước ngầm tại huyệt trong xanh được xem là hợp nhất

Cách xem hướng của đất đặt mộ (âm trạch) theo Bát cẩm trạch

Bên cạnh việc xem thế đất đặt mộ lý tưởng, gia chủ cũng cần lưu ý cách chọn hướng âm trạch thì gia quyến mới thực sự được may mắn. Nhắc tới Bát cẩm trạch là nhắc tới cách xem hướng của phong thuỷ âm trạch (hay mồ mả của người mất) sau khi đã điểm huyệt và Dương trạch ( nơi ở của người còn sống), cát hay hung? 

Sự ảnh hưởng của âm trạch tuy có phần chậm chạp, gián tiếp nhưng vẫn vô cùng quan trọng với con cháu còn sống. Do đó, khi xem đất huyệt mộ, cần xử lý thỏa đáng: tiếp nhận sinh khí, loại bỏ sát khí, dung nạp và khống chế biện giải thần tính là đạt được mục đích của tướng địa. 

Tuỳ vào địa thế huyệt mộ tại những nơi khác nhau, mà đất tại đó cũng sẽ có bức xạ khác nhau dưới sự rung chuyển trên bề mặt Trái đất. Những nơi có công suất bức xạ lớn, thường gọi là miền “địa chấn”.

Một ngôi mộ có sự thịnh (mộ kết) hay suy (động mộ) là do sự lưu hành của sinh khí tại vị trí và hướng đất đặt mộ. Trên thực tế, nhiều ngôi mộ đặt tại vị trí xấu, hướng không thuận, không thể “tụ khí” khiến gia chủ sa sút về nhiều mặt. Người xưa gọi đó chính là “Thiên thời – Địa lợi”.

Suy cho cùng, việc chọn đất huyệt mộ cũng chủ yếu vì người còn sống. Nếu người mất không được an táng yên ổn, “mồ yên mả đẹp” thì người còn sống cũng không yên. Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi: Thế đất đặt mộ đẹp và những điều kiêng kỵ cần biết khi chọn. Hy vọng với những thông tin này, quý bạn có thể lựa chọn đất huyệt mộ đẹp để gia quyến được bình an và thịnh vượng. 

4.6/5 - (10 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải thích ý nghĩa các cung trong Thước Lỗ Ban và cách sử dụng

 Cổ nhân thường có câu “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Việc thiết kế nhà ở có kích thước phù hợp với...

Âm Trạch gồm những gì? Kiến thức về phong thuỷ Âm Trạch

 Âm trạch và dương trạch là hai khía cạnh lớn nhất trong phong thủy thủy học. Người ta thường dựa vào âm phần để...

Những nguyên tắc bố trí mộ phần trong nghĩa trang gia đình cần biết

 Nghĩa trang được xem là thế giới tâm linh thu nhỏ và cũng là nơi an nghỉ của người đã khuất. Vì thế, mà...

Mộ phần là gì? Thế nào là phong thuỷ mộ phần đẹp

 Người xưa có câu “Mồ yên mả đẹp”, hàm nghĩa đó là muốn gia đình có một cuộc sống hạnh phúc, ấm no thì...