Về nhà mới có phải bốc lại bát hương không? Cần lưu ý điều gì

Khi chuyển nhà, gia chủ có thể dễ dàng vận chuyển mọi món đồ nội thất, vật dụng cũ sang nơi ở mới. Tuy nhiên, những món đồ liên quan tới tâm linh luôn là vấn đề khiến ta phải đau đầu. Đặc biệt là bát hương, bởi đây được coi là sợi dây vô hình kết nối giữa hai thế giới âm – dương. Trong đó, về nhà mới có phải bốc lại bát hương không vẫn luôn là thắc mắc của rất nhiều gia đình. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận, giúp bạn giải tỏa mối lo này. 

Về nhà mới có phải bốc lại bát hương không?

Tại những nơi trang nghiêm nhất trong nhà, ta thường bắt gặp hình ảnh chiếc bàn thờ  trong mọi gia đình tại Việt Nam. Đây được coi là một nét đẹp trong văn hoá tâm linh, thể hiện lòng biết ơn của mình đối với thần Phật, tổ tiên. Người Việt nam thường rất coi trọng những đồ vật mang theo yếu tố tâm linh, trong đó có bát hương trên bàn thờ. 

ve nha moi co can boc lai bat huong khong
Người Việt nam thường rất coi trọng những đồ vật mang theo yếu tố tâm linh, trong đó có bát hương trên bàn thờ

Mặc dù chỉ là món đồ vô tri, nhưng lại là nơi gửi gắm tấm lòng thành kính, biết ơn của con cháu trên trần. Dù bàn thờ của gia đình có đơn sơ đến mấy thì bát hương vẫn là món đồ luôn phải có. Ông bà ta vẫn thường quan niệm giữ “hương hoả”, tức giữ gìn cho bát hương của dòng tộc luôn có người nhang khói, đời đời nghi ngút. 

Mỗi một nén hương được thắp lên là một sợi dây kết nối giữa người dương với người âm. Bát hương là một món đồ linh thiêng, đặc biệt quan trọng với mỗi gia đình. Không những thế, việc thắp hương trên các ban thờ còn mang ý nghĩa sâu sắc, hướng con người tới cái thiện. Bởi khi thắp hương cũng là lúc mà lòng ta thanh tịnh và bình yên nhất. Mùi hương lan toả mang đến sự an nhiên, giúp ta được thanh thản trong tâm hồn. 

Chính vì thế, mọi vấn đề liên quan tới món đồ này đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất cả mọi người. Trong đó, việc bốc bát hương khi về nhà mới là việc hết sức quan trọng. Nguyên nhân bởi là một đồ phong thuỷ gắn bó với gia đình quá lâu nên gia chủ không “nỡ” thay mới. 

Mỗi khi gia đình về nhà mới, có phải bốc lại bát hương hay nên giữ lại bát hương cũ trở thành nỗi băn khoăn của không ít người. Nhất là với người lớn tuổi trong nhà thì họ lại càng lưu tâm. Để bàn luận về vấn đề này, Đời Sống Phong Thuỷ đã tham khảo ý kiến từ rất nhiều chuyên gia phong thuỷ uy tín. Cuối cùng, xin được giải đáp như sau: 

Theo chuyên gia phong thuỷ, việc có nên giữ bát hương cũ hay bốc lại bát hương khi chuyển về nhà mới còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện và niềm tin của mỗi gia đình. 

Khi nào gia đình nên sử dụng bát hương cũ

Bát hương kỵ nhất là bị dịch chuyển, trong quá trình thờ cúng luôn được đặt ở một chỗ. Không đơn giản chỉ là nơi cắm hương, đồ vật này còn được như “nhà”, nơi trú ngụ của gia tiên, thần Phật. Do đó, nếu chuyển đi quá đột ngột mà không thông báo, xin phép thì có thể làm phật ý “bề trên”. Vận khí gia đình theo đó mà dần suy yếu, khó khởi sắc tại nơi ở mới. 

Trong những trường hợp sau, gia chủ nên cân nhắc tiếp tục sử dụng bát hương cũ nếu không có tình huống bất đắc dĩ nào xảy đến. Trường hợp thứ nhất là khi bàn thờ còn mới, chất lượng còn tốt, không bị mối mọt. Thứ hai là khi bát hương cũ đó không kèm theo địa chỉ của ngôi nhà cũ trên tờ hiệu. Với hai trường hợp này, nếu không xảy ra vấn đề ngoài dự tính nào thì tốt nhất vẫn ưu tiên sử dụng bát hương cũ. 

Đây cũng là “ngôi nhà” quen thuộc với thần linh, tránh sử dụng bát hương mới không cần thiết, lại gây lãng phí và tốn kém. 

khi nao nen su dung bat huong cu
Không đơn giản chỉ là nơi cắm hương, đồ vật này còn được như “nhà”, nơi trú ngụ của gia tiên, thần Phật

Trường hợp cần bốc bát hương mới khi chuyển nhà

Với mỗi gia đình, mỗi tôn giáo lại mang những khái niệm khác nhau về vấn đề về nhà mới có phải bốc lại bát hương không. Một vài người quan niệm rằng, cứ phải đổi nhà mới thì cần phải bốc một bát hương mới. Nhưng theo chuyên gia phong thuỷ, điều này lại không hẳn đúng. Gia chủ chỉ nên bốc bát hương mới nếu rơi vào một trong những trường hợp sau đây mà thôi. 

Nếu tại căn nhà cũ có phong thuỷ không tốt, gây nhiều ảnh hưởng xấu tới công việc, cuộc sống và sức khoẻ của gia chủ. Tốt nhất gia chủ nên thay đổi toàn bộ bàn thờ khi chuyển sang nhà mới để đón những điều tốt lành, trong đó có cả bát hương. Ngoài ra, bát hương có đính kèm tờ hiệu đã ghi rõ địa chỉ ngôi nhà cũ sẽ không còn phù hợp với ngôi nhà mới. 

Gia chủ bắt buộc phải bốc lại bát hương mới trong trường hợp này nếu không muốn “mang họa vào thân”. Cuối cùng, ngôi nhà mới ở cách xa ngôi nhà cũ và không thuận tiện cho việc di chuyển. Ví dụ như nằm ở hai tỉnh thành cách nhau hàng trăm cây số, thì có thể bốc bát hương mới trong tình huống này. 

Thủ tục bốc bát hương khi về nhà mới

Sau khi đã nắm bắt được rõ ràng trường hợp nào nên giữ bát hương cũ và khi nào cần bốc lại bát hương khi về nhà mới. Tuỳ theo nguyện vọng và tính toán của mình mà gia chủ sẽ có những chuẩn bị khác nhau. Để tránh việc phạm kỵ, làm phật ý thần linh hay gia tiên, gia chủ nên tuân theo một vài nguyên tắc quan trọng khi hạ bát hương cũ hay bốc bát hương mới.

Đối tượng được phép bốc bát hương trong gia đình

Trước khi tiến hành bốc bát hương, nhiều gia đình không biết nên ai để tiến hành thủ tục này. Theo quan điểm của của Phật giáo, bất kỳ ai cũng có thể bốc bát hương chứ không nhất thiết phải nhờ thầy. Miễn sao có lòng thành tâm, tỉ mỉ và tuân thủ nghiêm ngặt đúng các bước bốc bát hương là hoàn toàn có thể an tâm. 

Thông thường, một thành viên nam hoặc chính người chủ trong nhà sẽ tiến hành thủ tục này. Có thể khẳng định một điều rằng, về nhà mới bốc bát hương nên để người có vai vế cao nhất thực hiện. Đó có thể là ông nội, ông ngoại nếu còn tại dương, còn không sẽ chọn người ở bậc kế vị tiếp theo. Tuyệt đối không được để phụ nữ đang mang thai bốc bát hương, sẽ phạm phải điều đại kỵ.

doi tuong boc bat huong
Về nhà mới bốc bát hương nên để người có vai vế cao nhất thực hiện, đó có thể là ông nội, ông ngoại

Một vài cặp vợ chồng dọn ra ở riêng thì nên nhờ sự giúp sức của cha mẹ hai bên. Bởi theo quan niệm xưa, đôi vợ chồng trẻ thường chưa hiểu được những thủ tục quan trọng trong cuộc sống. Do đó, cần có người lớn tuổi hoặc bậc trưởng bối đứng ra làm hộ. 

Còn người xưa thường mời những người lớn tuổi, đoan trang phúc hậu, gia cảnh yên ấm, con cháu đuề huề về bốc bát hương hộ, gọi là “xin lộc của cụ”. Điểm mấu chốt là người đó phải có tâm hướng thiện, ăn mặc chỉnh tề, không luộm thuộm, xuề xoà. Đồng thời, thông tường cặn kẽ về quy trình và những vật dụng cần thiết trong bát hương. Có như vậy thì thủ tục mới diễn ra thuận lợi, bát hương mới linh. 

Nhờ sư thầy bốc bát hương tại chùa

Đây là giải pháp hữu dụng nhất với những gia đình chưa có kinh nghiệm bốc lại bát hương khi về nhà mới. Đặc biệt là với những người chưa tự tin vào kiến thức tâm linh cũng như bản thân của mình. Bởi nếu chỉ xảy ra chút sai sót, phạm vào đại kỵ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới bản thân và các thành viên trong gia đình. 

Chùa chiền là chốn linh thiêng, được che chở bởi Đức Phật và Bồ Tát từ bi hỷ xả. Do đó, rất nhiều gia đình mong muốn được gửi bát hương của gia đình nương nhờ cửa Phật. Với mong muốn rằng sẽ được “ăn mày nhà Phật” để được hưởng phước lành và những điều tốt đẹp. 

Nếu may mắn được các sư thầy cầu nguyện và bốc bát hương thì ông bà sớm về cõi an lạc, cũng như phù hộ độ trì cho con cháu trên trời tốt hơn. Không những thế, các sư thầy là người đã có kinh nghiệm nên việc bốc bát hương sẽ linh nghiệm và chu đáo nhất có thể. 

Thủ tục bốc bát hương tại chùa cũng khá đơn giản, gia chủ chỉ việc mang bát hương gửi lên chùa. Sau đó, ghi rõ tên tuổi của gia chủ, tên người cần thờ cúng và địa chỉ nhà mới, nhà chùa sẽ gửi một cái hẹn để thỉnh về. Thông thường thời gian đợi dao động trong khoảng từ 10 ngày cho tới 2 tuần.

Thủ tục tự bốc bát hương tại nhà

Trình tự bốc bát hương khi về nhà mới được tiến hành theo những bước sau: 

Tiến hành dọn dẹp bàn thờ cũ

Như đã đề cập, bàn thờ là nơi trú ngụ của đấng bề trên, gia tiên tiền tổ, cần thật cẩn thận khi di chuyển bát hương. Bởi nếu vô tình phạm phải điều kỵ sẽ khiến thành linh tức giận, không tránh khỏi ảnh hưởng xấu tới gia đình. Trước khi tiến hành bốc bát khi về nhà mới, gia chủ cần dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ cũ theo những bước sau: 

don dep ban tho cu
Bàn thờ là nơi trú ngụ của đấng bề trên, gia tiên tiền tổ, cần thật cẩn thận khi di chuyển bát hương

Bước 1: Xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn ngày giờ cát lợi để lau dọn ban thờ 

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ lễ vật, đồ cúng bao gồm: trái cây, hoa tươi, một ít vàng mã, hương đèn,… Nếu chu đáo, có thể bày biện thêm ít món chay để xin phép được bốc bát hương mới

Bước 3: Bày biện mâm cúng lên bàn thờ, thắp nhang và bắt đầu đọc khấn. Khi đọc, gia chủ xưng rõ tên tuổi, địa chỉ và lý do phải bốc bát hương để thần linh, ông bà tổ tiên hiểu và cảm thông

Bước 4: Đọc xong thì cúi đầu ba lạy, đợi hương cháy hết thì mang hoá đồ cúng đi. Đồng thời, tiến hành hạ bát hương và đồ thờ xuống để chuẩn bị các bước tiếp theo. 

Xử lý bát hương trên bàn thờ cũ

Bát hương là món đồ linh thiêng, tuyệt đối không được tuỳ tiện mà vứt bừa bãi. Điều này cũng tương đồng với hành động “phá nhà”, báng bổ thần linh. Nếu chẳng may bị khiển trách, sẽ khiến công việc kinh doanh trở nên bất lợi, buôn bán thế nào cũng không khá lên nổi, bệnh tật đau ốm quanh năm. 

Dưới đây một vài cách xử lý bát hương cũ tốt nhất mà gia chủ có thể tham khảo thực hiện theo:

Nếu bát hương được từ gỗ, gia chủ nên cưa nhỏ và mang hoá từng mẩu thành tro. Sau đó đem rải xuống vườn, hoặc đem chôn xuống những những góc vườn sạch sẽ. Nếu gia đình không có sân vườn thì trực tiếp rải tro xuống sông, hồ quanh đó.

xu ly bat huong cu
Nếu bát hương được từ gỗ, gia chủ nên cưa nhỏ và mang hoá từng mẩu thành tro, đem rải xuống vườn

Trong trường hợp bát hương được điêu khắc từ kim loại, gia chủ có thể gửi lên chùa tái chế đúc chuông làm công đức. Không được vứt tuỳ tiện ở những nơi ô uế, thiếu sạch sẽ như: công trường, bãi rác,… Còn nếu bát hương làm từ chất liệu gốm sứ thông dụng nhất, gia chủ nghiên nhỏ và chôn xuống ở góc vườn. 

Tất cả cách xử lý này đều tuân theo quy luật “vạn vật sinh ra ở đâu, thì khi mất sẽ trở về chốn ấy”. Việc hóa bát hương thành tro, hay chôn dưới đất như một cách trả lại cho trời đất những thứ vốn có của nó. 

Theo phong tục cổ trước kia, nhiều gia đình thường mang thả trôi sông với ý nghĩ thần linh, ông bà sẽ được “mát mẻ”. Tuy nhiên, cách làm này đã không còn phù hợp trong ngày nay. Nhiều trường hợp ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan sông hồ không đẹp do cách làm này. 

Chuẩn bị đồ vật khi bốc bát hương mới

Tuỳ thuộc vào đó là loại bàn thờ Phật, thần linh hay gia tiên mà ta sẽ có các bốc khác nhau. Nhưng nhìn chung, một bộ bát hương đầy đủ bao gồm: bộ thất bảo, tro bếp và tờ hiệu. Bộ thất bảo nên dùng chất liệu thật, nếu là đồ giả thì không tốt. Chúng gồm có 7 loại nguyên liệu quý giá: san hô đỏ, ngọc, thạch anh, mã não, xà cừ, thiết bạc và thiết vàng. 

Nếu gia đình không có điều kiện thì có thể đặt thất bảo là tờ tiền có mệnh giá từ 500đ -10000đ. Tất cả đều được bọc lại trong một tờ giấy trang kim và đặt dưới đáy bát hương.

Bên cạnh thất bảo, tờ dị hiệu (tờ hiệu) là một thành phần có ý nghĩa tâm linh quan trọng không thể thiếu trong bát hương. Việc đặt tờ hiệu sẽ thể hiện được tấm lòng thành và chữ “tâm” của tiến chủ với bề trên, giúp tăng cường hiệu quả thờ cúng. 

to di hieu khi boc bat huong
Tờ dị hiệu (tờ hiệu) là một thành phần có ý nghĩa tâm linh quan trọng không thể thiếu trong bát hương

Tờ hiệu được dùng để biết tên của gia chủ và những người được thờ hoặc tổ tiên trong gia đình được thờ. Gia chủ có thể ghi tên của tất cả mọi người chỉ trong một tờ hiệu mà không cần thêm bất kỳ tờ nào khác nữa. Đồ vật này in bằng giấy vàng, chữ đỏ và thường được bán kèm chung với bát hương. 

Về nhà mới có phải bốc lại bát hương, gia chủ lưu ý rằng ghi rõ ràng địa chỉ nhà, nơi bạn đang sinh sống lên tờ hiệu này. 

Đối với tro rơm nếp, nếu gia đình tại nông thôn có sẵn vật liệu tự làm thì càng tốt. Tuy nhiên nếu cảm thấy quá mất thời gian thì nên ra cửa hàng đồ thờ cúng mua tro rơm nếp nguyên chất có sẵn. Trên thị trường thứ này được bán với khá mềm, chỉ khoảng 100.000 đồng/ kg là đã có thể dùng cho 3-4 bát hương rất tiện lợi. 

Thủ tục bốc bát hương mới

Người được chọn bốc hương khi về nhà mới ăn mặc lịch sự, chỉnh tề. Sau đó, thì tiến hành nghi thức theo những bước cụ thể như sau: 

Bước 1: Tẩy uế cho bát hương mới

Bát hương khi ngoài cửa hàng về chưa thể sử dụng được ngay mà cần tinh hoá, gột rửa đi những năng lượng xấu tích tụ. Một trong những phương pháp thanh tẩy đơn giản nhất là sử dụng nước rượu gừng. 

Việc cần làm của bạn là chuẩn bị ít gừng giã nhỏ, ngâm với rượu trắng hoặc đun qua với nước sôi. Sau đó, sử dụng miếng khăn sạch nhúng vào dung dịch này rồi lau sạch bát hương. Để cẩn thận hơn, gia chủ có thể lau lại với khăn khô hoặc tự để cho chúng khô ráo tự nhiên. 

Bước 2: Thực hiện nghi thức bốc bát hương

Khi bốc bát hương tại nhà mới, gia chủ cần chuẩn một số đồ lễ để tiến hành nghi thức. Cụ thể: một mâm ngũ quả, 12 chén xôi chè, 3 bát cơm và các món chay tịnh khác. Sau khi bài trí mâm cơm hoàn tất, tiến chủ đọc bài khấn nhập trạch nhà mới để xin phép ông bà tổ tiên, thổ công và thần linh cho gia đình được bốc bát nhang mới.

Để kích hoạt năng lượng cho bát hương, gia chủ thực hiện đốt giấy vàng hóa hơ lửa xung quanh, theo chiều từ trong ra ngoài của bát hương mới. Làm xong thì lấy một tờ giấy vàng, chà sát cả mặt trong lẫn mặt ngoài của vật phẩm. 

do le boc bat huong tai nha moi
Đồ lễ khi bốc bát hương tại nhà mới: mâm ngũ quả, 12 chén xôi chè, 3 bát cơm, các món chay tịnh khác

Bước 3: Cho cốt thất bảo vào bát hương mới

Khi đã hoàn tất công đoạn chuẩn bị phía trên, gia chủ tiến hành cho cốt (thất bảo, tro rơm nếp hoặc cát) vào bát hương là xong. Ban đầu, cho tờ hiệu cùng bộ thất bảo vào bát hương rồi bốc tro nếp rải đều lên phía trên. Lưu ý, nên bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát hương. Tuyệt đối không được đổ trực tiếp hoặc cho tất cả trong một lần. 

Trong quá trình bốc, nếu sợ có nhầm lẫn thì hãy viết giấy dán bên ngoài. Tuy nhiên, đến khi đưa bát hương mới lên bàn thờ thì nhớ phải bỏ ra. Khi đã bốc xong thì đặt tại những nơi sạch sẽ, cao ráo nếu chưa đặt lên bàn thờ ngay.  

Bước 4: Dâng bát hương mới bốc lên thờ

Khi đã hoàn tất việc bốc bát hương, một người đại diện trong dòng họ cung kính dâng mới nhang mới lên bàn thờ. Tiếp theo, người dâng hương đọc bài sớ để cầu khẩn thần linh, các vị gia tiên tiền tổ về để thờ cúng tại gia. Cuối cùng, thắp  một nén nhang đầu tiên, thể hiện lòng thành kính là bát hương đã có thể dùng như bình thường. 

Trong lần bốc bát hương đầu, gia chủ nên dùng hương vòng (nhang cuốn) được cắm trên giá chữ Thọ bằng đồng để thắp. Sau đó, cắm thêm 3 cây vào bát hương thờ Phật hay các tầng khác. 

Văn khấn bốc bát hương mới

Nếu không biết phải đọc văn khấn thế nào trong lúc bốc bát hương mới, gia chủ có thể tham khảo mẫu văn sau đây:

van khan boc bat huong
Bài văn khấn khi bốc lại bát hương mới

Sau khi thắp hương lần thứ hai, gia chủ tiến hành hoá tiền vàng và cả văn khấn. Sau đó, lần lượt rải gạo, muối ra phía trước cổng nhà hay cửa ngõ. Đợi hương tàn hẳn thì bắt đầu hạ lễ trên bàn thờ xuống. 

Cần lưu ý điều gì khi bốc bát hương

Nếu bạn nghĩ rằng đã hết nhiệm vụ sau khi bốc bát hương mới xong thì quả là một sai lầm. Để việc thờ cúng sau đó diễn ra thuận lợi, gia chủ cần phải lưu ý một số quan trọng sau đây: 

Cách thắp hương chuẩn phong thuỷ

Khi về nhà mới, bát hương vừa mới bốc xong mà đặt lên bàn thờ thì cần thắp hương ngay. Nên thắp hương liên tục trong 21 ngày đầu tiên vào sáng sớm. Mỗi lần lần thắp nhang nhớ đốt đèn dầu (hoặc một ngọn nến), thay một chén nước sạch và cầu khấn bề trên phù hộ độ trì cho.

Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, cũng nên thắp một nén hương mới lên bàn thờ Phật, gia tiên để cầu bình an. Nhưng điều đó không có nghĩa là gia chủ cần thắp hương liên tục trong suốt ngày đêm. Nếu theo ý nguyện muốn thắp nhang liên tục thì cần thay nước hai lần mỗi ngày (sáng và tối), thắp một nén nhang và cầu khấn một lần. 

Gia chủ lưu ý, chỉ được thắp hương theo số lẻ như: 1 nén, 3 nén hoặc 5 nén. Không nên thắp nhiều quá nếu không muốn mở đường cho thập loại chúng sinh cùng đến. Như vậy sẽ tạo nên sự lộn xộn làm phiền nhiễu tới thần và ông bà tổ tiên của mình. 

Không được làm xê dịch bát hương mới

Bát hương sau khi đã định vị thì tuyệt đối không được làm xê dịch làm kinh động tới thần linh. Tốt nhất gia chủ nên mua loại băng keo tốt và dán cố định chúng lại. Bởi thực tế trong quá trình vệ sinh bàn thờ, không ít gia đình đã “lỡ” làm xoay chuyển bát hương khỏi vị trí ban đầu. Khi vệ sinh, gia chủ vẫn sử dụng nước rượu gừng giã nhuyễn để lau dọn ban thờ. 

nhung luu y khi boc bat huong
Bát hương sau khi đã định vị thì tuyệt đối không được làm xê dịch làm kinh động tới thần linh

Vị trí đặt bát hương mới bốc khi về nhà mới 

Sau khi bốc lại bát hương, gia chủ cần đặt vật phẩm trên vị trí đúng của nó. Vị trí đặt phải tuân thủ theo nguyên tắc sau: Bát hương thờ Phật, bát hương Thần Linh, Thổ công được đặt ở vị trí cao nhất. Sau đó mới đến bát hương gia tiên, rồi đến bát hương Bà Cô – Ông Mãnh. Bên cạnh đó, gia chủ nhớ chú ý đặt đúng hướng của bát hương mới bốc. 

Đồ lễ thờ cúng không quan trọng ít nhiều, “lễ mỏng lòng thành ” thành tâm khẩn cầu là được. 

Lưu ý khi tỉa chân nhang cho bát hương mới 

Một khi chân nhang mới đã quá nhiều, không còn chỗ cắm thì nên tiến hành rút bớt chân hương. Gia chủ không nên rút sạch toàn bộ mà nên giữ lại 5 chân nhang, còn lại thì đem đi hoá tro. 

Một vài những lưu ý khác khi bốc bát hương mới 

Loại bát hương bằng đồng tuy sang trọng, cổ điển, tạo khí thế trang nghiêm cho không gian thờ. Tuy nhiên, do được làm bằng kim loại nên rất dễ bị nóng khi đốt nhang. Để khắc phục điều này, gia chủ sử dụng 5 loại đậu với kích hạt lớn bé khác nhau. Sau đó, đem rang riêng từng loại một và chia đều chúng vào 5 hoặc 3 bát, gọi là để cho mát mẻ. 

Tuyệt đối không được đặt giấy tráng gương, tráng bạc hoặc giấy tráng kim vào trong bát hương. Nhất là những loại bùa chú, nếu muốn có phải chắc chắn rằng chúng được thỉnh bởi những thầy uy tín. Bởi gia chủ sẽ không thể nào biết rõ trong bùa đó có gì, nếu thỉnh phải bùa độc hại sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường tới cả gia đình. 

Vàng là một kim loại quý giá, sang trọng và có tính phong thuỷ rất cao. Chúng có thể mang lại nguồn vượng khí tốt lành cho gia chủ, đồng thờ còn có tác dụng trừ yêu ma tà đạo. Do đó, gia chủ có thể tham khảo bỏ vào bát hương để mang tới những điều tốt lành. Bởi chúng không hề có ảnh hưởng tới phong thuỷ, trái lại còn rất tốt là đằng khác. 

Bài viết trên đã giúp bạn giải quyết câu hỏi Về nhà mới có phải bốc lại bát hương không, Cần lưu ý điều gì. Đồng thời, còn cung cấp chi tiết các thủ tục thực hiện một cách chu toàn nhất. Bốc lại bát hương là một vấn đề tâm linh quan trọng và không thể làm một sách sơ sài, đối phó. Gia chủ cần tiến hành thực hiện dựa theo cái tâm của mình thì mới mong cuộc sống ổn định, yên ấm trong căn nhà mới sau này. 

5/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bàn thờ Thần Tài không dùng nữa thì phải làm sao? Giải đáp

Người kinh doanh, thương gia thờ Thần Tài với ước mong được ban phát tài lộc, phù trợ để có một năm buôn bán phát...

Văn khấn chuyển bàn thờ Thần Tài và an vị bàn thờ Thần Tài cần biết

Bàn thờ Thần Tài là một đồ vật linh thiêng và mang ý nghĩa tâm linh to lớn, đặc biệt là người với kinh doanh,...

Cúng tất niên gồm những gì? Cách chuẩn bị mâm cúng chu toàn

Tất niên là dịp để các thành viên trong quây quần , đoàn tụ chuẩn bị đón chào một năm mới. Cũng là nghi thức...

Văn khấn Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng chạp chuẩn nhất

Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng chạp là nhà nhà lại nô nức chuẩn bị cho dịp cúng ông Công ông Táo. Bởi theo...