Địa Chi là gì? Quan hệ Xung – Hợp của 12 địa chi cần biết
Trong phong thủy, Địa Chi có ý nghĩa cực kì quan trọng khi phản ánh được số mệnh của từng cá nhân, giúp mỗi người có thể hiểu rõ hơn về chính mình và đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống, nhất là khi kết hôn hoặc hợp tác làm ăn kinh doanh. Vậy Địa Chi là gì?.
Địa Chi là gì?
Địa Chi là một trong những thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong phong thủy, chỉ những chi tượng trưng cho các con giáp như Tý, Ngọ, Hợi, Sửu, Thìn, Thân, Mão, Tuất, Tỵ, Mùi, Dần và Dậu. Các con giáp thuộc Địa Chi dương là Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất; còn lại thuộc Địa Chi âm.
Cùng với Thiên Can, Địa Chi kết hợp cùng âm dương dựa theo nguyên tắc là Thiên Can dương kết hợp cùng Địa Chi dương và Thiên Can âm kết hợp cùng Địa Chi âm.
Trong Địa Chi được chia ra làm hai bộ tuổi hợp nhau là nhị hợp và tam hợp:
- Nhị hợp: Sửu – Tý, Tuất – Mão, Tỵ – Thân, Dần – Hợi, Dậu – Thìn, Ngọ – Mùi.
- Tam hợp: Thân – Tý – Thìn, Hợi – Mão – Mùi, Dần – Ngọ – Thân, Tỵ – Dậu – Sửu.
Ngoài ra, trong phong thủy còn có 3 bộ là tứ hành xung, tránh kết hợp cùng nhau:
- Tỵ – Hợi, Dần – Thân
- Sửu – Mùi, Thìn – Tuất
- Mão – Dậu, Tý – Ngọ
Ý nghĩa của Địa Chi
Địa Chi là tượng trưng cho các con giáp, là chu kì tuần hoàn cơ bản của mặt trăng và có liên quan tới sự sinh diệt của mọi vật. Bên cạnh ý nghĩa chung thì mỗi Địa Chi đều mang một hoặc nhiều ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:
Địa Chi (Con Giáp) | Ý Nghĩa |
Tý (Chuột) | Mầm mống của mọi vật, dùng dương khí để nuôi dưỡng. |
Ngọ (Ngựa) | Chỉ mọi vật đang vươn lên tươi tốt với những cành lá bắt đầu dần mọc ra. |
Hợi (Heo) | Chỉ hạt, mang ý nghĩa là mọi vật bắt đầu thu tàng lại và nuôi dưỡng những hạt mầm mới. |
Sửu (Trâu) | Sự kết lại và gìn giữ để mầm sinh trưởng. |
Thìn (Rồng) | Chỉ sấm, mọi vật chờ sấm để có thể chuyển mình và lớn lên. |
Thân (Khỉ) | Chỉ thân thể, mọi vật đến đây đều đã trưởng thành. |
Mão (Mèo) | Mọi vật vươn khỏi mặt đất và sinh trưởng. |
Tuất (Chó) | Nghĩa là diệt, mọi vật trở nên chín muồi. |
Tỵ (Rắn) | Mọi vật đều bắt đầu từ đây. |
Mùi (Dê) | Dùng để chỉ sự ám muội, mang ý nghĩa là âm khí khi xuất hiện thì vạn vật bắt đầu có dấu hiệu bị suy thoái và chững lại. |
Dần (Hổ) | Vạn vật duy trì tới đây để phát triển và thay đổi |
Dậu (Gà) | Nghĩa là già, thường dùng để chỉ vạn vật khi đã đạt đến cực lão sẽ trở nên thành thục. |
Địa Chi tương ứng với giờ và tiết khí
Địa Chi | Giờ | Tháng | Dương Lịch | Tiết Khí | Ý Nghĩa |
Tý | 23h – 1h | 11 | 7/12 – 4/1 | Đại Tuyết – Tiểu Hàn | Là lúc loài chuột bắt đầu hoạt động kiếm ăn. |
Ngọ | 11h – 13h | 5 | 5/6 – 6/7 | Mang Chủng – Tiểu Thử | Là thời điểm ngựa sẽ nghỉ ngơi. |
Hợi | 21h – 23h | 10 | 7/11 – 6/12 | Lập Đông – Đại Tuyết | Là thời gian lợn đi ngủ. |
Sửu | 1h – 3h | 12 | 5/1 – 3/2 | Tiểu Hàn – Lập Xuân | Là thời điểm trâu ợ thức ăn lên và nhai lại. |
Thìn | 7h – 9h | 3 | 5/4 – 4/5 | Thanh Minh – Lập Hạ | Là lúc con rồng cảm thấy thư giãn, thoải mái nhất. |
Thân | 15h – 17h | 7 | 7/8 – 6/9 | Lập Thu – Bạch Lộ | Là thời điểm khi trở về hàng sau 1 ngày đi tìm kiếm thức ăn. |
Mão | 5h – 7h | 2 | 5/3 – 4/4 | Kinh Trập – Thanh Minh | Là lúc mèo trở về nghỉ ngơi sau khi đã săn bắt đủ chuột. |
Tuất | 19h – 21h | 9 | 8/10 – 6/11 | Hàn Lộ – Lập Đông | Là thời gian chó trông nhà, hoạt động nhiều nhất. |
Tỵ | 9h – 11h | 4 | 5/5 – 4/6 | Lập Hạ – Mang Chủng | Là thời gian rắn nằm ẩn mình ở trong hàng nghỉ ngơi. |
Mùi | 13h – 15h | 6 | 7/7 – 6/8 | Tiêu Thử – Lập Thu | Là thời gian dê ăn cỏ. |
Dần | 3h – 5h | 1 | 4/2 – 4/3 | Lập Xuân – Kinh Trập | Là thời gian hổ về hàng để nghỉ ngơi sau khi đi săn. |
Dậu | 17h – 19h | 8 | 7/9 – 7/10 | Bạch Lộ – Hàn Lộ | Là thời điểm gà trở về chuồng. |
Quy luật âm dương trong Địa Chi
Trong phong thủy, luôn tồn tại quy luật âm dương và Địa Chi ở trong tử vi cũng chỉ có thể luận giải khi có quy luật âm dương. Nữ có dương nữ và âm nữ, nam có dương nam và âm nam.
- Địa Chi âm: Sửu, Dậu, Tỵ, Hợi, Mùi và Mão. Tính chất của những địa chi âm thường là mềm dẻo nên khi gặp cát hoặc hung đều sẽ ứng nghiệm khá chậm.
- Địa Chi dương: Tý, Thìn, Thân, Dần, Ngọ và Tuất. Các địa chi dương thường là động và cường tráng bên cát và hung đều có sự ứng nghiệm tương đối nhanh, nhưng nếu gặp suy thì tai ương sẽ xảy ra nhanh hơn bình thường.
Những Địa Chi tương ứng trong ngũ hành
Trong lá số của tử vi, ngũ hành đóng vai trò rất quan trọng. Bởi thể hiện được tính cách của chủ nhân lá số, làm cơ sở để cải vận giúp cuộc sống được tốt đẹp hơn.
12 Địa Chi được sắp xếp trong ngũ hành như sau:
- Thân, Dậu: Thuộc hành Kim.
- Dần, Mão: Thuộc hành Mộc.
- Hợi, Tý: Thuộc hành Thủy.
- Tỵ, Ngọ: Thuộc hành Hỏa.
- Mùi, Sửu, Tuất, Thìn: Thuộc hành Thổ.
Hướng tương ứng của 12 Địa Chi
Mỗi Địa Chi sẽ tương ứng với 1 hướng khác nhau, có thể trùng lập hoặc không với Địa Chi khác. Cụ thể:
- Mão và Dần tương ứng với hướng Đông.
- Dậu và Thân tương ứng với hướng Tây.
- Mùi – Sửu – Tuất – Thìn tương ứng với vị trí trung tâm và trung hòa 4 phương.
- Ngọ và Tỵ tương ứng hướng Nam.
- Tý và Hợi tương ứng hướng Bắc.
Quan hệ tương hợp xung khắc của 12 Địa Chi
Trong phong thủy, sự xung khắc – tương hợp luôn tồn tại một cách song song, không thể tách rời và Địa Chi cũng không khác nhiều. Được phân thành những bộ tam hợp, lục hợp, tam hội, bán hợp sinh, tương hình, tứ hành xung, lục xung, lục hại, bán hợp mộ và lục phá.
Bộ tam hợp: Gồm 4 bộ, chỉ những con giáp có những tương đồng trong tính cách và quan điểm, cùng dương hoặc âm – Hợi, Mão, Mùi; Tỵ, Dậu, Sửu; Dậu, Ngọ, Tuất; Thìn – Tý – Thân. Khi kết hợp cùng nhau sẽ giúp công việc buôn bán, làm ăn kinh doanh ngày càng thuận lợi, suôn sẻ.
Bộ lục hợp: Trong phong thủy, 2 con giáp nếu hợp nhau sẽ được gọi là nhị hợp. Do đó, trong 12 con giáp thì Địa Chi sẽ chia ra 6 cặp hợp nhau, được gọi là lục hợp – Tý hợp Sửu, Mão hợp Tuất, Tỵ hợp Thân, Dần hợp Hợi, Thìn hợp Dậu, Ngọ hợp Mùi.
Tam hội: Sửu, Tý và Hợi hội Thủy tại phía Bắc. Tuất, Dậu và Thân hội Kim tại phía Tây. Thìn, Mão và Dần hội Mộc tại phía Đông. Mùi, Ngọ và Tỵ hội Hỏa tại phía Nam.
Bán hợp sinh: Được xem xét dựa trên mối quan hệ của những Địa Chi trong ngũ hành – Dậu và Tỵ bán hợp sinh Kim; Mùi, Mão và Hợi bán hợp sinh Mộc; Tý và Thân bán hợp sinh Thủy; Ngọ và Dần bán hợp sinh Hỏa.
Tương hình: Thân hình Dần, Tỵ hình Thân, Dần hình Tỵ là hình vô ân. Mão hình Tý, Tý hình Mão là hình vô lễ. Tuất hình Mùi, Sửu hình Tất, Mùi hình Sửu là hình thường xuyên dựa dẫm và ỷ lại. Hợi Hợi, Ngọ Ngọ, Thìn Thìn, Dậu Dậu là tự hình.
Bộ tứ hành xung: Tổng cộng 3 bộ với mỗi bộ có 4 con giáp và được chia ra 2 cặp xung nhau – Tỵ xung Hợi, Dần xung Thân; Sửu xung Mùi, Thìn xung Tuất; Mão xung Dậu, Tý xung Ngọ.
Bộ lục xung: Trong Địa Chi có 6 cặp xung khắc, luôn ganh đua nhau, bất đồng trong quan điểm và không thể hòa hợp.
- Tý xung Ngọ: Thường xuyên xảy ra cãi cọ, gần như cả đời không thể yên bề.
- Dần xung Thân: Đa tình nhưng lại thích quảng giáo những chuyện nhỏ nhặt và tham gia vào những chuyện của người khác.
- Thìn xung Tuất: Thích giúp đỡ người xung quanh nhưng lại gây ra thêm nhiều chuyện.
- Sửu xung Mùi: Luôn xui xẻo, gặp nhiều trở ngại.
- Mão xung Dậu: Nhiều ưu sầu và hay gặp phải những phiền phức trong chuyện tình cảm, thường xuyên nuốt lời và không giữ chữ tín.
- Tỵ xung Hợi: Thích giúp đỡ những người xung quanh nhưng lại hay làm những việc không cần thiết.
Bộ lục hại: Tý – Mùi (anh chị em ở trong nhà sẽ dễ gây lộn, xích mích hoặc đánh nhau); Dần – Tỵ, Thân – Hợi (hay bị bệnh tật hoặc ốm đau); Sửu – Ngọ, Mão – Thìn (tính tình nóng nảy và thiếu tính nhẫn nại nên dễ xích mích và gây gổ với người ngoài gây ra những tai tiêng không hay); Dậu – Tuất (đố kỵ nên dễ đánh nhau và gây ra những vết thương lớn ở trên mặt).
Bán hợp mộ: Tương tự như bán hợp sinh, bán hợp mộ cũng được phân chia dựa trên Địa Chi ngũ hành – Sửu và Dậu bán hợp mộ Kim, Mùi và Mão bán hợp mộ Mộc, Thìn và Tý bán hợp mộ Thủy, Tuất và Mậu bán hợp mộ Hỏa.
Bộ lục phá: Tý – Dậu, Thân – Tỵ, Thìn – Sửu, Ngọ – Mão, Dần – Hợi, Tuất – Mùi, giữa các cặp không thể tương thích với nhau, nếu cố ý kết hợp thì chắc chắn sẽ có bên phá hoại. Chẳng hạn như trong hôn nhân, vợ chăm lo và vun vén gia đình thì chồng sẽ tiêu xài rất hoang phí.
Cách tính Địa Chi dựa theo năm sinh
Cách tính khá đơn giản, chỉ cần lấy năm sinh đem đi chia cho 12 để được số dư. Sau đó, lấy số dư để đối chiếu với bảng sau:
Thân | Dậu | Tuất | Hợi | Tý | Sửu | Dần | Mão | Thìn | Tỵ | Ngọ | Mùi |
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
Ví dụ: Sinh năm 1997 chia 12 dư 5 nên có Địa Chi là Sửu, kết hợp thêm Thiên Can là Đinh nên có thể xác định chính xác người này tuổi Đinh Sửu.
Thông qua bài viết, Đời Sống Phong Thủy không chỉ giải đáp Địa Chi là gì và quan hệ xung hợp của 12 Địa Chi cần biết mà còn cung cấp đến bạn nhiều thông tin liên quan hữu ích khác. Từ đó, có thể xem tử vi, phân tích được tính cách của một người, tìm được cách hóa giải – hòa hợp và lí giải được nhiều vấn đề thú vị trong cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!